Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2045. Theo đó, huyện đảo Lý Sơn sẽ là thành phố biển, có sân bay hơn 150 ha và cảng biển, để phát triển du lịch và dịch vụ, theo quy hoạch đến năm 2045.
Nội dung được đề cập trong quyết định duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2045 do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký hôm 28/2, theo đề nghị của tỉnh.
Lý Sơn là đảo tiền tiêu của Quảng Ngãi với lịch sử cắm mốc chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, và là địa điểm du lịch nổi tiếng. Theo quy hoạch mới, 1.000 ha đảo nổi ở Lý Sơn cùng 500 ha không gian phát triển mới và diện tích mặt nước sẽ thuộc Khu Kinh tế Dung Quất mở rộng.
Trên đảo Lý Sơn cũng sẽ xây dựng sân bay 153 ha. Trước đó, kế hoạch này đã được Cục Hàng không và tỉnh Quảng Ngãi nhiều lần đề xuất để phát triển hạ tầng, khai phá tiềm năng du lịch vì hiện chỉ có thể đi đường biển đến đảo.
Đảo Lý Sơn rộng 1.000 ha, cách đất liền 15 hải lý. Ảnh: Alex Cao
Huyện đảo Lý Sơn đang là đô thị loại 5 và được quy hoạch thành đô thị loại 4, giai đoạn 2026-2035. Định hướng, đảo sẽ là thành phố, cùng với huyện Bình Sơn, trở thành vùng đô thị động lực phát triển phía bắc tỉnh Quảng Ngãi vào năm 2045.
Bên cạnh đó, quyết định phê duyệt Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) đến năm 2045.
Cụ thể, ranh giới Khu kinh tế Dung Quất có quy mô diện tích khoảng 45.332 ha, trong đó phần diện tích đất liền khoảng 33.581 ha, đảo Lý Sơn 1.492ha (gồm hiện trạng phần đảo nổi hơn 1.039ha và không gian phát triển mới) và diện tích mặt nước (vùng biển) hơn 10.711ha.
Theo quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất được xây dựng, phát triển thành một trong những trung tâm kinh tế biển năng động, với nền kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực quan trọng của quốc gia; lấy cảnh quan đô thị biển làm sức hấp dẫn, lấy nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển để đẩy mạnh kinh tế biển, hướng đến sự thịnh vượng.
Đây được xác định là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm ngư nghiệp. Trong đó, trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng với các ngành chủ đạo: Luyện cán thép, đóng tàu biển và các ngành công nghiệp khác gắn với việc khai thác cảng nước sâu.
Đồng thời cũng là khu vực phát triển đô thị; trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia; trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; một trong các đầu mối giao thông vận tải, trao đổi hàng hóa và giao lưu quốc tế quan trọng của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Đến năm 2030, dân số Khu kinh tế Dung Quất khoảng 347.000 người, trong đó dân số đô thị là 295.000 người, nông thôn khoảng 52.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 85%.
Tầm nhìn đến năm 2045, dân số Khu kinh tế Dung Quất khoảng 575.000 người, trong đó dân số đô thị là 546.000 người, nông thôn khoảng 29.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 95%.
Đến năm 2030, đất xây dựng các khu, cụm công nghiệp khoảng 4.403ha; đất xây dựng các khu dân dụng khoảng 7.183ha; đất xây dựng các khu du lịch, dịch vụ tập trung khoảng 1.433ha.
Đến năm 2045, đất xây dựng các khu, cụm công nghiệp khoảng 8.040ha; đất xây dựng các khu dân dụng khoảng 9.365ha; đất xây dựng các khu du lịch, dịch vụ tập trung khoảng 2.901ha.
Không gian phát triển mới của các khu chức năng trong Khu kinh tế Dung Quất được điều chỉnh, sắp xếp lại như sau: Trung tâm điện lực Dung Quất, bổ sung Trung tâm điện khí, diện tích khoảng 103ha thuộc địa bàn xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn.
Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ có tổng diện tích khoảng 8.040 ha, với 7 khu vực phát triển công nghiệp tập trung, trong đó các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được điều chỉnh có tổng diện tích khoảng 4.215ha.
Cảng, sân bay và các trung tâm dịch vụ hậu cần, logistic, có diện tích khoảng 608ha; trong đó: Khu bến Dung Quất, Sa Kỳ, Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ, Lý Sơn với diện tích khoảng 300 ha; trung tâm dịch vụ hầu cần cảng, logistics, diện tích khoảng 155ha.
Các đô thị, khu đô thị có tổng diện tích khoảng 14.000ha gồm: Đô thị Lý Sơn (huyện Lý Sơn), đô thị Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh) và 4 khu đô thị hạt nhân của đô thị Bình Sơn (Dốc Sỏi, Châu Ổ - Bình Long, Vạn Tường, Đông Nam Dung Quất), Khu đô thị Tịnh Hòa -Tịnh Kỳ (thành phố Quảng Ngãi); trong đó đất xây dựng dân dụng khoảng 9.365ha (bao gồm đất đơn vị ở, đất công cộng, cây xanh, giao thông đô thị, và các thiết chế công đoàn lao động).
Trung tâm nghiên cứu, đào tạo tiếp tục được nâng cấp, mở rộng tại khu đô thị Vạn Tường; quy hoạch bổ sung mới tại khu đô thị Châu Ổ - Bình Long và đô thị Tịnh Phong. Diện tích quy hoạch mới khoảng 89ha.
Khu du lịch, khu dịch vụ tập trung, với diện tích khoảng 713ha, quy hoạch 6 khu vực, gồm: Khu vực Thiên Đàng - Khe Hai thuộc xã Bình Thạnh; đầm Thuận Phước thuộc xã Bình Thuận; biển Lệ Thủy, Gành Yến thuộc xã Bình Trị và Bình Hải; biển Bình Châu thuộc xã Bình Châu và huyện đảo Lý Sơn.
Các khu dân cư, làng xóm đô thị hóa có diện tích khoảng 4.275ha gồm các khu dân cư, làng xóm đô thị hóa được cải tạo, nâng cấp theo lộ trình phát triển đô thị, gắn với phát triển du lịch, nông nghiệp sinh thái ứng dụng công nghệ cao.
Khu nông nghiệp, nông thôn bao gồm các khu dân cư gắn với sản xuất nông nghiệp, các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản có diện tích khoảng 9.781ha.
Về định hướng phát triển đô thị, phấn đấu giai đoạn 2026 - 2035 đưa Huyện Lý Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV; đô thị Bình Sơn cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III; nâng cấp xã Tịnh Phong đạt đô thị loại V, thành lập thị trấn Tịnh Phong thuộc huyện Sơn Tịnh.
Giai đoạn 2036 - 2045 tập trung đầu tư hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng nâng cao cho các đô thị. Đồng thời, hướng tới thành lập thành phố Bình Sơn (huyện Lý Sơn) trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
VEC đề xuất tiến hành mở rộng cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đoạn Đại Xuyên - Liêm Tuyền từ làn xe lên 6 làn xe hoàn chỉnh với tư cách là môt dự án độc lập và có chiều dài gần 20km, tổng vốn đầu tư 512,4 tỷ đồng.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 252 QĐ-TTg (ngày 17 3 2023) phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến năm 2045.
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Quảng Ninh tổ chức đầu tháng 7 vừa qua đã thông qua Nghị quyết Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đầu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương có 7 đơn vị hành chính cấp quận vào năm 2030.
Mới đây, Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (Sở Giao thông Vận tải TP HCM) đề nghị chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh sớm sửa chữa và hoàn thiện thủ tục để bàn giao ba tuyến đường Tố Hữu, Nguyễn Thiện Thành, Bùi Thiện Ngộ (ký hiệu R2, R3, R4) trong Khu đô thị Thủ Thiêm cho cơ quan quản lý.
Sáng 11 3, tại thành phố Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức công bố quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 72 QĐ-TTg ngày 10 2 2023.
TP Hà Nội dự kiến hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ đề án đưa huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào cuối năm 2023; các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì trong năm 2025.
Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2045. Theo đó, huyện đảo Lý Sơn sẽ là thành phố biển, có sân bay hơn 150 ha và cảng biển, để phát triển du lịch và dịch vụ, theo quy hoạch đến năm 2045.
Ngày 27/2/2023, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 153/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.