Bất động sản Biz

Loạt doanh nghiệp niêm yết có dư nợ USD lớn

Thứ hai, 19/06/2023 | 14:44 Theo dõi BĐS Biz trên

Những doanh nghiệp có dư nợ nghìn tỷ đồng bằng USD

Mới đây, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam có báo cáo phân tích diễn biến tỷ giá từ đầu năm đến nay, đồng thời công bố danh sách doanh nghiệp niêm yết có dư nợ USD lớn.

Theo báo cáo, tỷ giá từ đầu năm 2023 biến động quanh mức 23,240 – 23,630 VNĐ/USD, biên độ +/- 1,9%, ổn định hơn nhiều so với năm 2022 có lúc đỉnh điểm lên tới 24,692 VNĐ/USD, + 4,2% so với tỷ giá trung tâm.

Tính tới đầu tháng 6/2023 tỷ giá USD/VND đã giảm khoảng 0,52% so với đầu năm 2023 nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ thặng dư cán cân thương mại, dòng vốn FDI giải ngân, du lịch quốc tế hồi phục và một phần nhờ đồng USD yếu đi.

Loạt doanh nghiệp niêm yết có dư nợ USD lớn

Thống kê từ Yuanta Việt Nam cho thấy, tới cuối năm 2022 có khoảng 25 doanh nghiệp có dư nợ vay USD lớn. Trong đó có nhiều doanh nghiệp ghi nhận lỗ nặng chênh lệch tỷ giá.

Điển hình tại 'vua thép' Tập đoàn Hòa Phát (HPG) tính đến cuối năm 2022 vay nợ 721 triệu USD, nợ vay bằng USD chiếm 29% tổng số nợ, lỗ tỷ giá tới 334 tỷ đồng.

Thực tế, khi tỷ giá tăng, các doanh nghiệp này phải chịu thêm tiền lãi. Mức vay càng lớn, tiền lãi càng nhiều. Theo tìm hiểu, thời gian trước đây Hòa Phát vay lượng lớn bằng ngoại tệ do lãi suất thấp hơn so với khi vay bằng USD. Tuy nhiên trong năm 2022, VND mất giá mạnh, đồng thời lãi suất vay USD tăng nhanh hơn so với lãi suất vay VND, mức chênh lệch giữa lãi suất vay USD và vay VND không còn đủ lớn để bù đắp rủi ro tỷ giá nên tập đoàn đã trả bớt nợ bằng ngoại tệ.

Trong 6 tháng cuối năm 2022, Hòa Phát đã hạ dư nợ vay nước ngoài từ 1,3 tỷ USD xuống còn hơn 700 triệu USD. Tỷ trọng vay USD trong tổng nợ vay theo đó cũng giảm từ 44% xuống còn 29%.

Thị trường ngoại hối biến động thất thường là một trong những rủi ro lớn với Hòa Phát. Tỷ giá USD/VND duy trì ở mức khá ổn định trong năm 2021 nhưng tăng mạnh kể từ tháng 3/2022. Tỷ giá lập đỉnh lịch sử gần 24.900 đồng/USD vào tháng 11, như biểu đồ dưới đây cho thấy. Đến tháng 12, tỷ giá giảm sâu về khoảng 23.500 đồng/USD.

Một doanh nghiệp ngành thép nữa cũng có tên trong danh sách này là CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) với vay nợ bằng USD gần 63 triệu USD, chiếm 54% tổng số nợ.

Danh sách doanh nghiệp niêm yết có dư nợ USD lớn còn có tên của "ông lớn" bán lẻ Tập đoàn Masan (MSN). Tính đến cuối năm 2022, Masan ghi nhận nợ vay bằng USD hơn 727 triệu USD, nợ vay bằng USD chiếm 24% tổng số nợ.

Một ông lớn bất động sản cũng được chỉ đích danh trong báo cáo của Yuanta Việt Nam là CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NVL). Dư nợ vay đến cuối năm 2022 gần 145 triệu USD, vay nợ bằng USD chiếm 5% tổng số nợ của NVL, lỗ tỷ giá lên tới 492 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính năm 2022, tính tới ngày 31/12/2022, tổng nợ vay của Novaland đạt mức 64.869 tỷ đồng, các chủ nợ lớn nhất của Novaland phải kể đến gồm nhiều ngân hàng trong nước và các tổ chức tín dụng nước ngoài.

Novaland vay một số ngân hàng nước ngoài như: Credit Suisse AG chi nhánh Singapore hơn 1.905 tỷ đồng ngắn hạn; Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade Filiale Deutschland 474,6 tỷ đồng dài hạn; Maybank International Labuan Branch 474,6 tỷ đồng dài hạn; Deutsche lnvestitions-und Entwicklungsgesellschaft mbH hơn 237,3 tỷ đồng dài hạn và 67,8 tỷ đồng ngắn hạn; The Hongkong and Sanghai Bankong gần 190 tỷ đồng ngắn hạn…

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp khác cũng ghi nhận vay nợ USD nhiều, chênh lệch dẫn đến lỗ tỷ giá trong năm 2022 gồm PC1 lỗ tỷ giá 131 tỷ đồng; PVD lỗ 54 tỷ đồng; GAS lỗ 73 tỷ đồng, hầu hết các doanh nghiệp gồm POW, BWE, REE, HND, SBT, IDI, VCS đều ghi nhận lỗ tỷ giá trong năm 2022.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Yuanta, các doanh nghiệp có dư nợ ngoại tệ lớn có thể sẽ hoàn nhập dự phòng một phần khoản lỗ tỷ giá dù tỷ giá USD/VND đã tạo mặt bằng mới cao hơn so với bình quân năm 2022.

Tỷ giá hạ nhiệt trong 6 tháng cuối năm 2023

Yuanta Việt Nam cho biết, có một số yếu tố hỗ trợ tích cực cho tỷ giá trong nửa cuối năm nay.

Thứ nhất, dự trữ ngoại hối tăng trưởng trở lại. Trong 5 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã mua thêm khoảng 6 tỷ USD bổ sung vào dự trữ ngoại hối.

Theo Yuanta Việt Nam dự báo dự trữ ngoại hối Việt Nam cuối năm 2023 ở mức 95 tỷ USD, là hoàn toàn khả thi, thậm chí có thể cao hơn khi tình hình xuất nhập khẩu và FDI cải thiện hơn nữa.

Loạt doanh nghiệp niêm yết có dư nợ USD lớn

Thứ hai, cán cân thương mại xuất siêu trong 5 tháng đầu năm. Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2023 vẫn ở mức thấp, tuy nhiên cán cân thương mại duy trì xuất siêu 9,8 tỷ USD, tăng mạnh so với mức -0,47 tỷ USD năm 2021 và 0,24 tỷ USD năm 2022. Tình hình xuất nhập khẩu được kỳ vọng sẽ khả quan hơn từ quý III/2023 khi nhu cầu hồi phục tại Mỹ, EU, việc Trung Quốc mở cửa cũng như việc các doanh nghiệp mở rộng các thị trường xuất khẩu mới thay thế.

Thứ ba, ngành du lịch đã phục hồi đáng kể. Sau 3 năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lượng khách du lịch tới Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023 đã có sự cải thiện hơn rất nhiều so với cùng kỳ 2022 (gấp 13 lần cùng kỳ năm 2022) và đã tương đương 63% so với trước dịch vào 2019. Khách du lịch quốc tế sẽ hồi phục nhanh hơn trong thời gian tới, đặc biệt từ Trung Quốc vào dịp hè và đầu quý IV. Đây cũng sẽ là nguồn cung ngoại tệ đáng kể.

Thứ tư, FDI đã có những tín hiệu tích cực hơn. Mặc dù, lũy kế 5 tháng đầu năm 2023 vốn FDI giảm nhẹ so với cùng kỳ, nhưng số liệu tháng 4 và tháng 5 cho thấy tín hiệu khả quan hơn nhờ các yếu tố vĩ mô đang dần cải thiện. Dù cần quan sát thêm, nhưng Yuanta Việt Nam giữ quan điểm tích cực về dòng vốn FDI trong trung và dài hạn, và đây cũng là yếu tố hỗ trợ đáng kể cho đồng USD chảy vào Việt Nam.

Thứ năm, FED có thể sớm dừng tăng lãi suất. Theo trang CME Group, 94% nhà đầu tư nhận định Fed sẽ không tăng lãi suất vào kỳ họp giữa tháng 6 tới đây. Mặc dù có khả năng Fed sẽ còn tăng lãi suất ít nhất một lần nữa trong năm nay, tuy nhiên, việc siết chặt lãi suất đã ngày càng nới lỏng, giai đoạn đồng USD neo ở mức cao như cuối năm 2022 đã đi qua.

Thứ sáu, kiều hối kỳ vọng duy trì tăng. Ngoài lượng kiều hối gửi về cho người thân vẫn duy trì ổn định. Kỳ vọng lượng kiều hối chuyển tiền về đầu tư tại Việt Nam gia tăng hơn khi kinh tế trong nước hồi phục, lãi suất tiền gửi vẫn ở mức hấp dẫn, bất động sản ở vùng giá thấp, trong khi nền kinh tế tại châu Âu, Mỹ đang hồi phục chậm hơn trong nước.

Loạt doanh nghiệp niêm yết có dư nợ USD lớn

Với những yếu tố đề cập trên, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định tỷ giá trong 6 tháng cuối năm 2023 sẽ tiếp tục ổn định, biến động trong biên độ +/- 3%, dưới mức biên độ theo NHNN quy định +/- 5%.

Tỷ giá ổn định trở lại sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước ưu tiên ổn định lãi suất, xem xét mua ngoại tệ tăng cung tiền ra nền kinh tế; các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các doanh nghiệp có nợ ngoại tệ lớn giảm thiểu rủi ro tỷ giá, các doanh nghiệp có dư nợ ngoại tệ lớn có thể sẽ hoàn nhập dự phòng một phần khoản lỗ tỷ giá dù tỷ giá USD/VND đã tạo mặt bằng mới cao hơn so với bình quân năm 2022.

Tuy nhiên, một số yếu tố có thể tạo áp lực lên tỷ giá cần theo dõi như lạm phát các nước phát triển vẫn đang ở mức cao và việc Trung Quốc mở cửa trở lại; Fed có thể kéo dài việc tăng lãi suất hơn.

Hà Phương - Huy Tùng

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
Bất động sản Biz