Bất động sản Biz

Loạt doanh nghiệp mất cân đối tài chính phải khất nợ trái phiếu

Thứ tư, 15/02/2023 | 09:43 Theo dõi BĐS Biz trên

Ngay đầu năm 2023, hàng loạt doanh nghiệp thông báo chậm thanh toán tiền lãi và gốc trái phiếu cho trái chủ do áp lực dòng tiền.

cham-thanh-toan-trai-phie
Ảnh minh hoạ

Doanh nghiệp đua "khất nợ" trái phiếu

Mới đây nhất, ngày 13/2, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đăng tải thông tin công bố về việc chậm thanh toán lãi và gốc trái phiếu của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Nice Star. Số tiền phải thanh toán là hơn 51 tỷ đồng, có hạn thanh toán ngày 13/1/2023. Lý do chậm thanh toán là do công ty chưa thu xếp được nguồn thanh toán.

Bất động sản Nice Star tiền thân là Nova Furniture được thành lập vào tháng 10/2017 do NovaGroup sở hữu 98% vốn.

Trước đó, ngày 8/2, CTCP Lavida Invest (Lavida) có văn bản gửi HNX về việc chậm thanh toán tiền gốc trái phiếu trị giá 62 tỷ đồng, có thời hạn thanh toán vào 8/2023. Lý do là chưa sắp xếp được nguồn thanh toán. Công ty có kế hoạch đến ngày 15/3 sẽ thanh toán 10 tỷ đồng, ngày 15/4 thanh toán 30 tỷ đồng và ngày 30/5 thanh toán 22 tỷ đồng.

Ngày 8/2/2021, Lavida Invest phát hành 70 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm theo chứng quyền và có đảm bảo bằng tài sản với lãi suất cố định là 11%/năm.

Đơn vị này hoạt động chính là tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý đầu tư và cung cấp các dịch vụ tài chính như tái cấu trúc, thu xếp nguồn vốn, mua bán/sáp nhập trong lĩnh vực bất động sản, hạ tầng giao thông, hạ tầng phục vụ nông nghiệp và năng lượng.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra với CTCP Đầu tư và Xây dựng Vina2 (VC2) vừa qua cũng công bố nghị quyết lùi thời gian đáo hạn lô trái phiếu 118,7 tỷ đồng đã đến hạn thanh toán vào ngày 27/10/2022 lại một năm, dự kiến thanh toán vào 27/10. Ngoài nợ gốc, doanh nghiệp cam kết chi trả phần lãi phát sinh, được tính bằng 150% lãi suất công bố (11,5%/năm).

cham-thanh-toan-trai-phieu-1
Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Vina2 - Ảnh minh họa.

Mới đây, thông tin từ Công ty CP BCG Energy viết tắt là BCGE, một công ty con của Bamboo Capital cho biết, ngày 4/9/2019, BCGE phát hành trái phiếu chuyển đổi, mã trái phiếu BONDBE/2019.01 cho Hanwha Energy Corporation Singapore Pte Ltd. Theo giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu, trái phiếu sẽ đáo hạn sau 3 năm kể từ ngày phát hành tức ngày 4/9/2022. Vì ngày 4/9/2022 không phải là ngày làm việc nên ngày đáo hạn được xác định vào ngày làm việc tiếp theo tức 5/9/2022.

Tuy nhiên, hiện nay BCGE và nhà đầu tư đã đạt được thỏa thuận liên quan tới việc thanh toán gốc trái phiếu. Theo thỏa thuận này, nhà đầu tư đã đồng ý phần gốc của trái phiếu sẽ được thanh toán từng đợt và thời hạn thanh toán khoản nợ gốc trái phiếu cuối cùng của BCGE sẽ chuyển đến ngày 30/6/2023.

Lô trái phiếu này của BCGE trị giá 115,7 tỷ đồng với lãi suất 7%. Số tiền được BCGE dùng để đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo mới của BCG Energy.

Cùng hoàn cảnh, giữa tháng 1/2022, CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG) vừa công bố thông tin về tinh hình thanh toán gốc và lãi cho lô trái phiếu mã 30122017-01.

Lô trái phiếu của DLG được phát hành ngày 30/12/2017, có kỳ hạn 5 năm, gồm 134 trái phiếu mệnh giá 1 tỷ đồng, tổng huy động 134 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm, kỳ hạn thanh toán lãi 6 tháng/lần.

Lô trái phiếu đã đáo hạn vào ngày 30/12/2022 - là kỳ hạn thanh toán cả gốc và lãi. Tuy nhiên, theo văn bản công bố, DLG còn phải thanh toán tiền gốc hơn 117 tỷ đồng, lãi hơn 64 tỷ đồng, tổng cộng hơn 181 tỷ đồng.

DLG cho biết đang đàm phán và thỏa thuận với trái chủ để gia hạn, kéo dài thời gian trả nợ gốc và lãi theo quy định của pháp luật. Lý do chậm thanh toán là “bởi thiên tai dịch bệnh kéo dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đồng thời lãi suất tăng cao, tín dụng siết chặt… dẫn đến dòng tiền còn hạn chế, chưa đáp ứng theo kế hoạch thanh toán cho trái chủ” .

cham-thanh-toan-trai-phieu

Ngoài ra, Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang - Angimex mã chứng khoán AGM đã tổ chức Hội nghị Chủ sở hữu trái phiếu tại tỉnh An Hiang để xin ý kiến trái chủ về kế hoạch xử lý hai gói trái phiếu với hai mã AGMH2123001 và AGMH2223001.

Trước đó, trong tháng 1/2023, Công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons thông bố về việc chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu HTNBH2122002 đáo hạn vào ngày 31/12/2022. Lô trái phiếu này có giá trị phát hành 300 tỷ đồng, Công ty mới thanh toán được tiền lãi và 90 tỷ đồng tiền gốc, hiện vẫn còn nợ nhà đầu tư 210 tỷ đồng nợ gốc.

Thay vì thanh toán đúng hạn vào ngày 3/1/2023, Hưng Thịnh INCONS đã “khất” nhà đầu tư trả một nửa tiền gốc đầu tháng 3/2023 và nửa còn lại cuối tháng 3. Nguyên nhân được Công ty đưa ra là tín dụng bị thắt chặt, các thị trường vốn khác (chứng khoán, trái phiếu) không tích cực, các chủ đầu tư không thu xếp kịp nguồn để thanh toán cho Công ty khiến nguồn tiền bị ảnh hưởng.

Hầu hết những doanh nghiệp xin khất nợ trái phiếu đều ghi nhận tình hình kinh doanh kém sắc, thua lỗ trong năm tài chính 2022 vừa qua.

Hóa giải sức ép điểm rơi đáo hạn trái phiếu 2023?

Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có hàng loạt doanh nghiệp thông báo mất khả năng thanh toán các lô trái phiếu và đề nghị được hoãn, giãn nợ. Dự thảo Nghị định 65 sửa đổi vừa được công bố và dự kiến trình Chính phủ trong thời gian tới có nhiều điểm mới kỳ vọng mang lại tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp đang gặp khó khăn trả nợ trái phiếu...

Những khó khăn khiến doanh nghiệp không xoay kịp tiền để trả nợ bên cạnh kinh doanh thua lỗ thiếu hụt dòng tiền có một phần nguyên nhân đến từ kẹt huy động trái phiếu do thắt chặt từ Nghị định 65 được ban hành cuối năm 2022.

Số liệu mới nhất từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), đến ngày 31/1/2023, chưa có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào trong năm 2023.

Tuy nhiên, Nghị định 65 sửa đổi, Bộ Tài chính vừa công bố và dự kiến trình Chính phủ trong thời gian tới có nhiều điểm mới kỳ vọng mang lại tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp đang gặp khó khăn trả nợ trái phiếu.

Theo đó, Nội dung sửa đổi chính trong dự thảo Nghị định 65 mới nhất là điều khoản về hoãn thanh toán gốc trái phiếu và chuyển đổi thanh toán trái phiếu (gốc và lãi), nhằm giảm bớt rủi ro tái cấp vốn cho trái phiếu. Tổ chức phát hành sẽ được phép gia hạn thanh toán gốc trái phiếu thêm tối đa hai năm hoặc sửa đổi các điều khoản trái phiếu điểm mới được bổ sung, sẽ được sử dụng để hoãn thanh toán lãi trái phiếu khi có 65% trái chủ bỏ phiếu chấp thuận.

Trong khi đó, các trái chủ có quyền nhận được toàn bộ khoản thanh toán nếu họ chọn không thông qua các điều kiện hoãn lại.

Trong báo cáo nhận định triển vọng thị trường trái phiếu 2023, VNDirect cho biết, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong quý 1/2023 ước tính giảm 40,3% so với quý 4/2022, đạt 30.655 tỷ đồng. Tuy nhiên, áp lực đáo hạn sẽ tăng mạnh trong quý 2 và quý 3 với giá trị lần lượt đạt 93.139 tỷ đồng (tăng 204% so với quý trước; tăng 169% so với cùng kỳ 2021) và 89.488 tỷ đồng (tăng 50% so với cùng kỳ).

Sau giai đoạn thách thức này, giá trị đáo hạn trong quý 4/2023 sẽ hạ nhiệt 33,4% so với quý trước về mức 59.571 tỷ đồng (tăng 16% so với cùng kỳ).

Cả năm 2023, VNDirect ước tính giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp sẽ đạt khoảng 272.853 tỷ đồng (tăng 77% so với cùng kỳ). Tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn của ngành bất động sản, tài chính - ngân hàng, khác lần lượt là 38%, 37% và 25%.

Theo thống kê từ Công ty Chứng khoán BSC, tổng giá trị phát hành trái phiếu trong năm 2020 và năm 2021 lần lượt là 458.700 tỷ đồng và 775.800 tỷ đồng, trong đó nhóm ngành bất động sản chiếm khoảng 40 - 45% tổng giá trị phát hành.

Tổng quy mô trái phiếu đáo hạn năm 2023 - 2024 ước tính lần lượt khoảng 317.500 tỷ đồng và 363.400 tỷ đồng, cao hơn mức 220 nghìn tỷ đồng năm 2022.

Do đó, BSC cho rằng, đây là áp lực tương đối lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp bất động sản. Chưa kể, một loạt yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến thanh khoản của các doanh nghiệp bất động sản như khả năng lãi suất tăng; một số ngân hàng thương mại kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng đổ vào bất động sản...

Hoàng Long (t/h)

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Taseco Land: 'Rộng cửa' làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Taseco Land: "Rộng cửa" làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tài sản và dư nợ cho vay tại loạt ngân hàng biến động ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

Tài sản và dư nợ cho vay tại loạt ngân hàng biến động ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

Tính đến 30/9/2024, giá trị tổng tài sản tại BIDV cao nhất hệ thống nhưng không phải là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng tại loạt ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao.
Nam A Bank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?

Nam A Bank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?

9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế tại Nam A Bank tăng 62% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.640 tỷ đồng. Đồng thời, lãi dự thu cũng tăng tới 69% so với đầu năm, lên hơn 3.516 tỷ đồng.
Bất động sản Biz