Trong năm 2023, ước tính giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sẽ đạt khoảng 272.853 tỷ đồng (+76,6% svck). Tỷ lệ TPDN đáo hạn của ngành Bất động sản, Tài chính - Ngân hàng, Khác lần lượt là 37,6%, 37,0% và 25,5%. Đáng chú ý, áp lực đáo hạn sẽ tăng mạnh trong quý 2 và quý 3/2023.
Vndirect vừa phát hành Báo cáo thị trường trái phiếu năm 2022. Tại báo cáo trên, công ty chứng khoán này cho biết, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) Việt Nam bùng nổ mạnh trong giai đoạn 2020-2021, tuy nhiên những rủi ro đầu tư đã bộc lộ qua một số sai phạm xảy ra đầu năm 2022. Điều này khiến nhà đầu tư suy giảm niềm tin vào kênh dẫn vốn quan trọng này.
Theo thống kê, trong năm 2022 với tổng giá trị phát hành chỉ đạt 269.733 tỷ đồng, giảm 64%; trong đó, trái phiếu phát hành riêng lẻ chiếm 97% (đạt 261.934 tỷ đồng), phát hành ra công chúng đạt 7.799 tỷ đồng.
Tài chính – Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm 56% tổng giá trị phát hành (GTPH) năm 2022 đạt 151.141 tỷ đồng, giảm 45% so với cùng kỳ (svck). Nhóm BĐS ghi nhận mức sụt giảm 79%, chỉ đạt 62.310 tỷ đồng, chiếm 23% tổng GTPH. Nhóm tập đoàn đa ngành và các nhóm ngành khác chiếm lần lượt 6,5% và 14,3% tổng GTPH trong 2022.
Theo báo cáo, trong năm 2023, ước tính giá trị đáo hạn TPDN sẽ đạt khoảng 272.853 tỷ đồng (+76,6% svck). Tỷ lệ TPDN đáo hạn của ngành Bất động sản, Tài chính – Ngân hàng, Khác lần lượt là 37,6%, 37,0% và 25,5%.
Cụ thể, tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn quý 1/2023 ước tính giảm 40,3% so với quý 4/2022, đạt 30.655 tỷ đồng (+246,7% svck). Tuy nhiên, áp lực đáo hạn sẽ tăng mạnh trong quý 2 và quý 3/2023 với giá trị lần lượt đạt 93.139 tỷ đồng (+203,8% so với quý trước; +169,0% svck) và 89.488 tỷ đồng (+49,9% svck).
Sau giai đoạn thách thức này, giá trị đáo hạn trong quý 4/2023 sẽ hạ nhiệt xuống còn 33,4% so với quý trước về mức 59.571 tỷ đồng (+16,0% svck).
Việc phát hành trái phiếu sẽ phục hồi vào nửa cuối 2023
Theo Vndirect, thị trường TPDN đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn vốn dài hạn vào nền kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, chi phí tài chính gia tăng và thắt chặt phát hành trái phiếu, một số tổ chức phát hành có ít cơ hội tiếp cận nguồn vốn nhằm tái cơ cấu tài chính và đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Rủi ro về khả năng thanh toán tập trung ở một số lĩnh vực có tỷ lệ đòn bẩy cao và hay biến động theo chu kỳ như lĩnh vực bất động sản.
Thêm vào đó, những lo ngại về năng lực thanh toán ngày càng tăng khi một số vụ bắt giữ liên quan đến các vi phạm trong phát hành TPDN và sử dụng vốn không đúng mục đích của một số nhà phát triển BĐS lớn như Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát. Niềm tin của nhà đầu tư cá nhân vào TPDN đã suy giảm xuống mức rất thấp, thể hiện thông qua việc nhiều nhà đầu tư đã vội vàng bán trái phiếu của bất kỳ tổ chức phát hành nào bằng mọi giá để thu về tiền mặt.
“Trong bối cảnh chi phí tài chính gia tăng, lực cầu nội địa yếu đi, thị trường BĐS trầm lắng, các doanh nghiệp đang có xu hướng hoãn, hoặc hủy kế hoạch mở rộng kinh doanh, dẫn đến giảm nhu cầu vốn. Vì vậy, chúng tôi cho rằng thị trường TPDN sẽ tiếp tục trầm lắng trong nửa đầu năm 2023.
Khối lượng phát hành sẽ phục hồi đáng kể trong nửa cuối năm 2023 từ mức nền thấp của 2022, nhờ lợi nhuận của doanh nghiệp khởi sắc hơn, lãi suất ổn định và cơ chế thị trường tốt hơn”, Vndirect nhận định.
Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt, đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình, tiến gần đến mục tiêu hoạt động an toàn và phát triển bền vững.
Với vai trò tiên phong dẫn dắt ngành Ngân hàng trong hành trình chuyển đổi số, đóng góp tích cực vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đại diện Techcombank - Tổng Giám đốc Jens Lottner – đã tham gia và chia sẻ những sáng kiến giá trị trong Hội nghị Xây dựng Trung tâm tài chính tại Việt Nam...
Liên tục tăng vốn lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực tài chính cho mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Được biết, năm 2025, NCB sẽ tiếp tục tăng vốn lên hơn 19.200 tỷ đồng theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên thông qua.
Chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank; Eximbank đạt lợi nhuận kỷ lục trong 35 năm hoạt động; Bac A Bank sắp phát hành hơn 62 triệu cổ phiếu trả cổ tức; TPBank đạt lợi nhuận gần 7.600 tỷ đồng trong năm 2024…
Năm 2024, với sự chủ động, quyết tâm, nỗ lực phát huy tối đa mọi nguồn lực... hoạt động kinh doanh của BIDV diễn ra an toàn, thông suốt, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh...
Loạt doanh nghiệp địa ốc như Công ty CP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO (TCO), Công ty CP DK ENC Việt Nam, Công ty TNHH Allgreen - Vượng Thành - Trùng Dương (TDG Group)... vừa huy động thành công hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu với lãi suất cao trên 10%/năm.