Bất động sản Biz

Lãi suất ngân hàng liên tục giảm sâu, vì sao thị trường bất động sản vẫn trầm lắng?

Thứ năm, 21/09/2023 | 11:50 Theo dõi BĐS Biz trên

Ngoài việc giảm lãi suất cho vay, hiện nay nhiều ngân hàng còn tung ra gói vay ưu đãi tiêu dùng, mua nhà, thậm chí vay để trả nợ cho các ngân hàng khác để hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường bất động sản. Mặc dù vậy, sau những nỗ lực của ngành ngân hàng, thị trường bất động sản gần như không có nhiều chuyển biến.

Từ đầu năm đến nay, trước tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, Ngân hàng Nhà nước đã giảm mạnh lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và trần lãi suất ngắn hạn. Tính đến cuối tháng 7/2023, vốn tín dụng cho nền kinh tế mới đạt khoảng 12,4 triệu tỷ đồng, tăng 4,56% so với đầu năm. Trước đó, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đến cuối tháng 4, tháng 5, tháng 6 đạt lần lượt 3,03%, 3,27% và 4,73%.

Đáng chú ý, sau 4 đợt giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã nhiều lần điều chỉnh giảm sâu lãi suất huy động và cho vay. Ngoài ra, nhiều ngân hàng còn tung ra gói vay ưu đãi tiêu dùng, mua nhà, thậm chí vay để trả nợ cho các ngân hàng khác để hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường bất động sản. Mặc dù vậy, sau những nỗ lực của ngành ngân hàng, thị trường bất động sản gần như không có nhiều chuyển biến.

Báo cáo mới nhất của Batdongsan.com.vn cho thấy, mặc dù trong tháng 8 vừa qua, nhu cầu tìm mua bất động sản toàn quốc tăng trung bình 5% so với tháng 7, lượng tin đăng bán bất động sản cũng tăng 2%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp nhu cầu tìm kiếm và lượng tin đăng bán bất động sản đều tăng. Tuy nhiên, nếu so sánh với cùng kỳ năm 2022, nhu cầu tìm kiếm bất động sản toàn quốc trong 8 tháng qua vẫn giảm tới 33% và lượng tin đăng bất động sản giảm 48%.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
 

Lý giải về việc trầm lắng của thị trường bất động sản hiện nay, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc Bộ phận tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam cho rằng, thị trường hiện nay đối diện với rất nhiều thách thức. Nền kinh tế Việt Nam đang trải qua nhiều áp lực và ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường bất động sản. Hiện thị trường bất động sản đang phải đối mặt với những thách thức chính:

Thứ nhất là sự sụt giảm rất nhiều về nguồn cung. Đây là bối cảnh khác với khủng hoảng trước đây.

Thứ hai là sự mất cân đối về cung cầu. Thời gian qua thị trường bất động sản tăng giá liên tục, các sản phẩm tầm trung và bình dân gần như không còn. Trong khi nhu cầu phần lớn lại tập trung ở nguồn phân khúc này.

Thứ ba, áp lực tăng lãi suất có giai đoạn hơn 15% ảnh hưởng đến tâm lý của người mua.

Yếu tố thứ 4 là các vướng mắc pháp lý khiến 70% các dự án không thể triển khai được trong khoảng 3 năm gần đây. Điều này khiến vòng đời triển khai của một dự án kéo dài, do đó đẩy chi phí đầu tư tăng dẫn đến giá bán tăng cao. Đây cũng là yếu tố tác động rất lớn đến thị trường hiện tại.

Cuối cùng là niềm tin của nhà đầu tư. Thị trường Việt Nam phát triển rất nhanh trong giai đoạn 2015 – 2019, số lượng nhà đầu tư rất nhiều. Đặc biệt, nhà đầu tư Việt Nam rất nhạy cảm.

Với những yếu tố tác động trên thị trường thì tâm lý nhà đầu tư thay đổi rất nhiều. Trong khi nhu cầu thực tế thì nguồn sản phẩm lại đang rất hạn chế. Do đó, tâm lý của nhà đầu tư hiện nay là đâu là tiềm năng để đầu tư, thậm chí là có nên tiếp tục đầu tư vào thị trường lúc này hay không?

“Nhìn chung hiện nay nguồn cung phần nào đó đã quay trở lại. Thời gian qua nhiều dự án đã công bố việc có giấy phép xây dựng, nhiều dự án đã giải tỏa được áp lực tài chính, khó khăn vướng mắc pháp lý được tháo gỡ…

Hiện bất động sản vẫn là một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nên Chính phủ ưu tiên gỡ khó. Trong khi đó, mạng lưới cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh đầu tư. Do đó, thị trường bất động sản nhìn chung vẫn có nhiều biến động nhưng còn nhiều tiềm năng. Trong thời gian tới, thị trường sẽ phát triển theo hướng phát triển bền vững hơn”, ông Tuấn Kiệt nhận định.

Nút thắt lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay nằm ở vấn đề pháp lý

Đồng quan điểm, Ts. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, nhìn lại bối cảnh nền kinh tế giai đoạn năm 2008-2009, khủng hoảng kinh tế từ Mỹ lan rộng đến các nước, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thời điểm đó, tín dụng đổ vào bất động sản chiếm đến 36%, lãi suất thì nhảy vọt từ 13-14% lên đến trên 20%.

Đặc thù của BĐS thời điểm đó các nhà đầu tư bất động sản và cả doanh nghiệp đều sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, do đó thị trường bất động sản xuất hiện bong bóng. Thời điểm đó, một dự án ở quận 2 chỉ cần có phiếu đặt cọc là có thể bán sang tay kiếm lời.

Tuy nhiên hiện tại thị trường đã khác, thị trường bị vướng ở nguồn cung. Nếu như năm 2008-2009 thanh khoản thấp vì khủng hoảng thừa thì hiện nay thị trường lại thiếu cung. Thị trường BĐS vẫn đang rất khó khăn, thanh khoản cao cấp gặp khó trong khi nguồn cung nhà ở vừa túi tiền với đại đa số người dân không nhiều. Trong khi đó, kinh tế khó khăn đã tác động đến thu nhập của đại bộ phận người dân nên họ đắn đo trong việc quyết định mua nhà.

Theo ông Khương, nút thắt lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay nằm ở vấn đề pháp lý vẫn chưa được tháo gỡ triệt để. Điều này làm cho các nhà đầu tư nước ngoài rất e ngại vấn đề pháp lý khi đầu tư vào bất động sản Việt Nam, chỉ có các nhà đầu tư lâu đời đã quen thuộc với thị trường sẵn sàng rót vốn, còn để thu hút các nhà đầu tư mới vẫn rất khó khăn.

“Nhìn ở góc độ tích cực, thị trường đang được điều tiết tốt hơn về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Trong thời gian tới, với sự phục hồi của nền kinh tế, sự phát triển của cơ sở hạ tầng thì các nền kinh tế địa phương ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng như các khu vực tiếp nối với phía đông thành phố TP.HCM sẽ góp phần cải thiện thu nhập của người dân, từ đó tác động tích cực lên thị trường bất động sản”, ông Khương nhận định.

Minh Quân

Theo vnmedia.vn Copy
BCG Land chốt ngày lên sàn UpCoM, giá chào sàn 12.000 đồng/cổ phiếu

BCG Land chốt ngày lên sàn UpCoM, giá chào sàn 12.000 đồng/cổ phiếu

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày 8/12. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 12.000 đồng, biên độ dao động +/- 40%. Ở mức giá tham chiếu này, giá trị vốn hóa BCG Land đạt 5.520 tỷ đồng.
TP HCM: Loạt doanh nghiệp bất động sản bị “gọi tên” vì nợ thuế

TP HCM: Loạt doanh nghiệp bất động sản bị “gọi tên” vì nợ thuế

Cục Thuế TP HCM vừa công bố sách nợ thuế đợt 2/2023 trên địa bàn thành phố, có 198 doanh nghiệp nợ thuế, với tổng số tiền 8.080 tỷ đồng. Trong đó có sự xuất hiện của loạt doanh nghiệp bất động sản…
Áp lực đáo hạn trái phiếu tiếp tục bủa vây doanh nghiệp bất động sản

Áp lực đáo hạn trái phiếu tiếp tục bủa vây doanh nghiệp bất động sản

Theo nhóm chuyên gia CTCK Yuanta Việt Nam, áp lực đáo hạn trái phiếu trong năm 2024 đang đè nặng với tổng giá trị 297.006 tỷ đồng và chủ yếu đến từ nhóm bất động sản là 126.637 tỷ đồng chiếm 42% giá trị trái phiếu đến hạn.
Chưa đầy tuần lễ, loạt ngân hàng OCB, VIB, MBBank… phát hành cả nghìn tỷ trái phiếu

Chưa đầy tuần lễ, loạt ngân hàng OCB, VIB, MBBank… phát hành cả nghìn tỷ trái phiếu

Theo báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, chỉ trong thời gian chưa đầy một tuần lễ, nhiều ngân hàng đã phát hành khối lượng trái phiếu lớn lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Hàng loạt doanh nghiệp chậm, hoãn thanh toán trái phiếu

Hàng loạt doanh nghiệp chậm, hoãn thanh toán trái phiếu

Theo Công ty chứng khoán MB (MBS), đã có khoảng 100 doanh nghiệp thông báo chậm, hoãn thanh toán gốc, lãi trái phiếu trong 11 tháng năm 2023, trong đó nhiều doanh nghiệp bất động sản.
Doanh nghiệp có 4 lao động tiếp tục phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Doanh nghiệp có 4 lao động tiếp tục phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Như vậy, từ cuối tháng 9 đến ngày 8/11/2023, doanh nghiệp này đã liên tiếp phát hành thành công 3 lô trái phiếu với tổng mệnh giá 3.000 tỷ đồng, lãi suất lên tới 12,5%/năm.
Cho vay mua nhà nhiều, nợ xấu của MBBank tăng đột biến “đáng lo ngại”

Cho vay mua nhà nhiều, nợ xấu của MBBank tăng đột biến “đáng lo ngại”

Tính đến cuối quý 3/2023, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này tăng lên 1,89% - mức cao nhất kể từ năm 2016, chủ yếu do các khoản vay mua nhà.
HoREA đề xuất mở rộng đối tượng mua nhà được vay gói 120.000 tỷ đồng

HoREA đề xuất mở rộng đối tượng mua nhà được vay gói 120.000 tỷ đồng

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét mở rộng hơn một số đối tượng được vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng bao gồm chủ đầu tư và người mua nhà thuộc các dự án nhà ở thương mại có giá bán không vượt quá 3 tỷ đồng/căn và có ưu tiên cho người mua căn nhà đầu tiên.
Bất động sản Biz