Lãi suất cho vay có thể giảm mạnh hơn trong nửa cuối năm 2023 do chi phí vốn của các NHTM đang giảm nhờ: Tác động từ các đợt cắt giảm lãi suất điều hành và NHNN ban hành Thông tư 02 cho phép giãn trích lập dự phòng nợ xấu.
Lãi suất cho vay có thể giảm mạnh hơn trong nửa cuối năm 2023 do chi phí vốn của các NHTM đang giảm nhờ: Tác động từ các đợt cắt giảm lãi suất điều hành và NHNN ban hành Thông tư 02 cho phép giãn trích lập dự phòng nợ xấu.
Thời gian qua, trước tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do lạm phạt tăng cao, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp.
Báo cáo mới phát hành của VnDirect cho biết, kể từ đầu năm 2023, lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 3 tháng của các ngân hàng thương mại (NHTM) đã giảm khoảng 137 điểm cơ bản, trong khi lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 12 tháng giảm 124 điểm cơ bản (số liệu tại ngày 29/6/2023).
Nguyên nhân là do: NHNN đảo ngược chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng, thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện nhờ NHNN mua 6 tỷ USD dự trữ ngoại hối, Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công và nhu cầu tín dụng thấp trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm chập trong nửa đầu năm 2023.
Dự báo, với bối cảnh tình hình trong nước hiện tại, lãi suất huy động và cho vay sẽ duy trì xu hướng giảm trong nửa cuối năm 2023.
Cụ thể, dự báo lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn 12 tháng sẽ giảm xuống mức 6,0-6,2%/năm vào cuối năm 2023, do: Tác động từ 4 đợt giảm lãi suất điều hành của NHNN trong 6 tháng đầu năm 2023, nhu cầu tín dụng yếu trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm chạp và thị trường bất động sản ảm đạm, Chính phủ sẽ đẩy mạnh hơn nữa đầu tư công, từ đó bơm thêm tiền vào nền kinh tế và NHNN vẫn còn dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ.
Lãi suất cho vay có thể giảm mạnh hơn trong nửa cuối năm 2023 do chi phí vốn của các NHTM đang giảm nhờ: Tác động từ các đợt cắt giảm lãi suất điều hành và NHNN ban hành Thông tư 02 cho phép giãn trích lập dự phòng nợ xấu.
“Lãi suất cho vay giảm sẽ là yếu tố thúc đẩy sự phục hồi của tiêu dùng và đầu tư tư nhân, vốn đã bị suy yếu trong nửa đầu năm 2023 do lãi suất cho vay neo ở mức cao”, VnDirect nhận định.
Theo VnDirect, áp lực lên tỷ giá VND gia tăng kể từ cuộc họp của FED vào tháng 6 khi công bố ý định nâng lãi suất điều hành thêm nữa trong nửa cuối năm 2023. Tính đến ngày 13/7/2023, tỷ giá USD/VND tăng lên 23,659 (- 0,1% so với đầu năm), tăng 0,7% kể từ cuộc họp của Fed vào ngày 13-14/06.
Hiện một số yếu tố có thể gây sức ép lên tỷ giá VND trong nửa cuối năm 2023, bao gồm: Lãi suất điều hành của FED có thể duy trì ở vùng đỉnh đến cuối năm 2023 để kiềm chế lạm phát, trong khi NHNN định hướng tiếp tục hạ lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng; Lạm phát trong nước có thể tăng trở lại từ cuối quý 3/2023.
Tuy vậy, tỷ giá VND vẫn sẽ được hỗ trợ bởi: Thặng dư thương mại duy trì mức cao, FDI và kiều hối ổn định, các thỏa thuận bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài dự kiến thực hiện trong nửa cuối năm 2023 sẽ làm tăng nguồn cung ngoại tệ, Việt Nam vẫn đang duy trì lãi suất thực ở mức khá cao.
“Nhìn chung, tỷ giá có thể biến động mạnh hơn trong nửa sau năm 2023, tuy nhiên, dự báo tỷ giá USD/VND sẽ dao động không quá +/- 2,0% so với đầu năm 2023”, VnDirect nhận định.
Tuấn Minh