Trong cơn sốt đất kéo dài từ trong nhiều năm qua, tại nhiều địa phương, một số người môi giới bất động sản (thường gọi là "cò" đất) thường vay vốn nhảy vào tham gia mua đi bán lại nhằm kiếm lời. Trong số đó đã có không ít cò đất "đu đỉnh" để rồi mắc nợ. Cuối cùng không còn cách nào khác họ đành phải nghĩ ra mánh rao bán những lô đất "vịt giời" nhằm lấy tiền của người sau trả cho người trước để rồi phải trả giá đắt.
Mê cuồng trong cơn sốt
Người dân ở Tổ dân phố Tứ Mỹ (phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên) nhiều năm nay đều nghe danh "đại gia" bất động sản Lưu Thị Yên. Là giáo viên nghỉ hưu, song trong một thời gian dài bà Yên lại "phất" với nghề tay trái là đầu tư bất động sản. Người ta nhỏ to với nhau trong tay vợ chồng bà Yên luôn có số vốn hàng vài chục tỷ đồng cùng rất nhiều bất động sản tại Hưng Yên và nhiều địa phương lân cận.
Bạn bè, người thân sơ thường được bà Yên cùng chồng khoe về những thương vụ khủng "lướt sóng" kiếm lời lớn từ bất động sản. Trong số này đã có rất nhiều người bỏ tiền tỷ ra mua những lô đất "vịt giời", để rồi ôm hận. Một trong số này là vợ chồng ông H. và bà N. (thường trú tại thị trấn Kẻ Sặt, Bình Giang, Hải Dương).
Ông H. bà N. vốn làm kinh doanh đồ gỗ, có kinh tế khá giả. Nhiều lần được nghe về tiềm lực kinh tế cũng như số lượng bất động sản mà vợ chồng bà Yên đang nắm giữ thì rất ấn tượng. Đặc biệt trong cơn sốt bất động sản kéo dài từ khoảng năm 2017 đến 2022 vợ chồng bà Yên khoe rằng có những suất đất "ngoại giao" giá rẻ hơn thị trường ở các khu liền kề thuộc khu đô thị Phúc Thành (phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào) và khu đô thị Lạc Hồng Phúc (Tổ dân phố Nguyên Xá, phường Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào).
Chọn "ngày lành tháng tốt" vợ chồng bà Yên đã đưa vợ chồng ông H. bà N. đi xem các thửa đất. Thấy dự án quá đẹp, và giá cũng quá tốt nên vợ chồng ông H. bà N. đã đưa cho vợ chồng bà Yên số tiền hơn 20 tỷ đồng để mua chung gần năm mươi suất đất tại dự án Lạc Hồng Phúc. Một thời gian sau vợ chồng ông H. bà N. tiếp tục đưa thêm hơn 10 tỷ đồng để mua tiếp 13 suất đất.
Khi giao dịch vợ chồng ông H. bà N. nhận được giấy biên nhận với nội dung bà Phạm Thị Nhật là chủ đầu tư dự án Lạc Hồng Phúc xác nhận các ông bà Yên, H., N... là đồng sở hữu hơn 200 suất đất tại dự án Lạc Hồng Phúc có giá trị là hơn 200 tỷ đồng. Hẹn đúng 25 ngày sau sẽ trả toàn bộ 207 suất đất cho các đồng sở hữu. Tuy nhiên, đây đều là những lô đất vịt giời do vợ chồng bà Yên vẽ ra.
Ngoài ra vợ chồng bà Yên còn làm giả 21 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có đóng dấu của phòng công chứng số một thị xã Mỹ Hào thể hiện nội dung chủ đầu tư bán đất cho vợ chồng bà Yên rồi mang ra sang tay cho các bị hại khác.
Cũng với thủ đoạn trên vợ chồng bà Yên đã dẫn ông Nguyễn Khắc H. (sinh năm 1967 thường trú tại xã Xuân Dục, thị trấn Mỹ Hào, Hưng Yên) đi xem vị trí các thửa đất ở dự án Lạc Hồng Phúc, và rủ đầu tư. Tin tưởng vào những mảnh đất vịt giời của vợ chồng bà Yên, ông Huy đã đưa cho bà Yên tổng số tiền là hơn 3,5 tỷ đồng để mua đất của Yên và nhờ Yên mua đất hộ.
Tuy nhiên sau đó Yên không giao đất mà chiếm đoạt toàn bộ số tiền của ông Huy. Mỗi lần nhận tiền Yên đều soạn hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất rồi làm giả chữ ký công chứng viên và đóng dấu giả của phòng công chứng số 1 thị xã Mỹ Hào vào hợp đồng. Những lần khác thì yên viết giấy biên nhận giấy nhận nợ.
"Học tập" mẹ chồng đối tượng Bùi Thị Trang (SN 1987 cùng trú tại tổ dân phố Tứ Mỹ) cũng vẽ ra việc đầu tư đất để rủ người dân mua chung nhằm kiếm lời. Trang đã lấy thông tin, sơ đồ quy hoạch các thửa đất trên các trang mạng xã hội để những người có nhu cầu mua đất tin là thật để đồng ý mua đất. Trong đó ông H. bà N. đã xuống tiền mua 31 suất đất tại dự án Lạc Hồng Phúc với số tiền hơn 7 tỷ đồng.
Cơ quan chức năng cũng đã làm rõ trong nhiều năm các đối tượng Yên, Trang tham gia môi giới, buôn bán bất động sản song thua lỗ nặng, và nợ như "chúa chổm". Đường cùng, cùng vợ chồng Yên cùng con dâu (với sự giúp sức của nhóm đối tượng Vương Nhật Quang, Nguyễn Thị Ngọc Hà và Lê Thị Oanh) đã nghĩ mưu nghĩ kế để đưa các bị hại vào tròng. Quang, Hà, Lê dù biết việc mẹ con Yên không có đất để bán nhưng vẫn đứng ra bảo đảm, giao dịch, tìm người mua đất hoặc đóng giả là công chứng viên nhằm dụ bị hại xuống tiền. Tổng cộng ổ nhóm này đã rao bán trót lọt 100 suất đất “ảo”, chiếm đoạt số tiền gần 100 tỷ đồng của hơn 20 bị hại.
Người dân cần nâng cao cảnh giác
Ngày 14/5/2024 vừa qua, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Đà Nẵng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hồ Thủy Tiên (46 tuổi, trú phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) để điều tra hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thông qua việc mua bán đất.
Kết quả điều tra ban đầu xác định, ngày 20/4/2020, vợ chồng ông Bùi Tấn Trọng Trí có mua của vợ chồng Hồ Thủy Tiên một thửa đất với số tiền 10,5 tỷ đồng. Sau khi chuyển đủ số tiền mua đất và đến Văn phòng công chứng để thực hiện việc chuyển nhượng thì vợ chồng ông Trí mới vỡ lẽ thửa đất trên đã được thế chấp cho ngân hàng. Đến ngày 28/3/2023, vợ chồng Hồ Thủy Tiên đã bán lô đất trên cho người khác.
Trước đó, ngày 27/4/2024, Công an tỉnh Đắk Lắk cũng ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối tượng Ngô Văn Quyết (39 tuổi, tỉnh Lâm Đồng) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo điều tra ban đầu, khoảng tháng 11/2022, anh Lương Công Thiện (36 tuổi, tỉnh Bình Phước) có mua của đối tượng Ngô Văn Quyết 5,3ha đất tại xã Nam Ka, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk với giá 1,78 tỉ đồng. Tuy nhiên sau khi giao dịch mua bán xong, anh Thiện mới phát hiện ra mình bị lừa vì thửa đất nói trên thuộc quyền sở hữu của bà Nguyễn Thị Trang (57 tuổi, tỉnh Lâm Đồng).
Theo một điều tra viên Phòng Cảnh sát hình sự công an thành phố Hà Nội thời gian qua cơ quan công an đã nhận được một số đơn trình báo của các bị hại về việc bị các đối tượng lừa bán đất dạng vịt giời. Thủ đoạn của các đối tượng thường là tô vẽ đánh bóng bản thân là nhà đầu tư lớn, có nhiều tài sản đồng thời có nhiều mối quan hệ có thể mua được những suất đất ngoại giao với giá đẹp. Nếu ai có nhu cầu thì chỉ cần đưa tiền sau đó các thủ tục như công chứng, ra sổ sẽ được bao trọn gói từ A đến Z. Thậm chí chỉ cần lướt sóng trong một vài tuần đến một vài tháng thì đã có thể nhân đôi tài khoản. Tuy nhiên, sau khi đã đưa tiền cho các đối tượng, bị hại chỉ nhận được những lô đất... trên mây, hoặc nếu có thì lại bị tráo thành những lô đất có vị trí, giá trị thua xa lô vịt giời.
Trường hợp xảy ra ở huyện Mê Linh là một ví dụ mới nhất. Bị hại Phạm Thị N. (thường trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết mấy tháng trước chị được một đối tượng "cò" đất tại gần nhà cho biết anh ta đang có một mảnh đất rất đẹp đang rao bán với giá rất hợp lý. Tuy nhiên, sổ đỏ của lô đất này hiện đang được thế chấp tại ngân hàng. Và do bị "ngộp bank" nên mới được bán với giá siêu rẻ.
Sau đó chị N. đã được đối tượng dẫn đến xem mảnh đất vuông vắn nằm ở mặt đường lớn. Chị N. đồng ý mua và đã trả cho đối tượng số tiền hơn 3 tỷ đồng (tương đương 95% giá trị của mảnh đất). Tuy nhiên sau khi đối tượng lấy sổ đỏ từ ngân hàng về thì chị N. mới tá hỏa phát hiện lô đất mà đối tượng chỉ cho chị là của người khác. Còn lô đất thực sự mà đối tượng bán cho chị có vị trí xấu hơn nhiều. Khi phát hiện ra điều này, chị N. yêu cầu "cò" đất trả lại tiền, hoặc trả lại đúng mảnh đất anh ta đã đưa chị đến xem. Tuy nhiên, mặc cho chị N. gọi điện thoại, đến nhà tìm gặp rất nhiều lần đều không có kết quả.
Cũng theo điều tra viên này, quá trình thụ lý giải quyết các vụ án liên quan đến bất động sản thường mất rất nhiều thời gian. Do các giao dịch được thực hiện trong một thời gian dài, lại chủ yếu là các hợp đồng miệng, trường hợp có giấy tờ cũng cần phải giám định...Và cho dù chứng minh được hành vi phạm tội của đối tượng, thì việc thu lại được tiền của mình cũng không phải là điều đơn giản.
Cơ quan công an cảnh báo người dân trước khi xuống tiền mua bán một lô đất, căn nhà... đều cần phải kiểm tra rất kỹ càng về hồ sơ pháp lý, mức độ tín nhiệm của chủ đất, tránh ham rẻ để rồi phải nhận "trái đắng".
Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, phân khúc căn hộ chung cư bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) - nhà ở vừa túi tiền, đã “tuyệt chủng”, trong vài năm trở lại đây và rất khó...
SKV - UBND TP.HCM cho biết đã có 8/30 dự án bất động sản đã được giải quyết hoàn toàn, 22/30 dự án có vướng mắc đang được sở ngành, TP.Thủ Đức tiếp tục tham mưu xử lý theo quy định. Điều này đã giúp tăng nguồn cung cho thị trường.
Hai dự án tại Đà Nẵng đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn đang thế chấp; Thanh Oai (Hà Nội) đấu giá lô đất cao nhất 75,3 triệu đồng/m2; Hà Nam giao hơn 12,5 ha đất cho dự án Khu nhà ở tại thị xã Duy Tiên...
Trong khuôn khổ chương trình ký họp thứ 8, khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, vừa được Quốc hội thông qua chiều 23/11.
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng; Hà Tĩnh cung cấp thông tin vi phạm pháp luật đất đai và công khai dự án; Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp rộng hơn 254 ha ở Yên Bái… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An; Nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh... là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Lạng Sơn chấp thuận T&T Group nghiên cứu triển khai 2 dự án khu đô thị sinh thái; Bắc Giang quy định về điều kiện tách khu đất công thành dự án độc lập; Lào Cai tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai nhà ở xã hội… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.