Bất động sản Biz

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nêu loạt vấn đề đáng lo ngại về thị trường TPDN

Thứ ba, 26/04/2022 | 06:19 Theo dõi BĐS Biz trên

Hàng loạt vấn đề lo ngại về thị trường TPDN như được VARS nêu ra như: Doanh nghiệp sử dụng trái phiếu không đúng mục đích; Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thông tin không minh bạch; Hiện tượng các ngân hàng bán TPDN cho các nhà đầu tư cá nhân… Theo báo cáo phân tích mới đây về thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), sau thương vụ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu hủy bỏ 9 lô trái phiếu đã phát hành của Tập đoàn Tân Hoàng Minh với tổng trị giá trên 10.000 tỷ đồng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trải qua một bước ngoặt mới, với nhiều sự kiểm soát và cảnh báo từ các cơ quan chức năng.

Nửa đầu tháng Tư, Thủ tướng Chính phủ ban hành thêm văn bản yêu cầu các cơ quan liên quan chấn chỉnh và ổn định hoạt động của thị trường TPDN, đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, hiệu quả lành mạnh và minh bạch.

Theo VARS, thị trường TPDN đã trải qua 4 năm phát triển mạnh mẽ với giá trị phát hành bùng nổ, đạt hơn 700 nghìn tỷ đồng, tương đương 16,7% GDP, chiếm gần 12% dư nợ tín dụng cả nước năm 2021.

Quy mô thị trường TPDN 4 năm qua.

Đáng chú ý là TPDN bất động sản không ngừng tăng trưởng trong vài năm trở lại đây khi các chủ đầu tư ưu tiên sử dụng hình thức huy động vốn qua trái phiếu, hơn là các nguồn vốn từ ngân hàng hay nhà đầu tư, khách hàng. Các doanh nghiệp bất động sản đã vượt ngân hàng, đứng đầu về giá trị TPDN phát hành năm 2021 với tỷ trọng 35% tổng giá trị TPDN phát hành.

Trong đó, gần một nửa giá trị TPDN bất động sản là không có tài sản đảm bảo. Dù việc có tài sản đảm bảo là không bắt buộc, nhưng đó là một trong những điều kiện tạo nên uy tín của doanh nghiệp cũng như TPDN đó phát hành - nhằm đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư (trái chủ).

Các doanh nghiệp phát hành lần đầu với khối lượng lớn chủ yếu thuộc nhóm bất động sản nhà ở (điển hình gồm: các công ty thuộc nhóm Masterise Group huy động vốn đầu tư dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An xấp xỉ 15.500 tỷ đồng, nhóm công ty Sun Valley, Bách Hưng Vương, Wealth Power xấp xỉ 9.420 tỷ đồng, Công ty Đầu tư xây dựng Vạn Trường Phát xấp xỉ 6.000 tỷ đồng đầu tư Khu đô thị Việt Phát.

Tính đến giữa tháng 4/2022, tổng giá trị TPDN phát hành đạt gần 40.000 tỷ đồng. Quá nửa giá trị trái phiếu được phát hành trong tháng 1. Tỷ trọng TPDN bất động sản trong quý I/2022 chiếm tới 43%.

Tuy nhiên, điều khiến các cơ quan quản lý thị trường lo ngại về thị trường TPDN nói chung, TPDN bất động sản nói riêng bao gồm: Doanh nghiệp sử dụng trái phiếu không đúng mục đích, dẫn đến rủi ro cho trái chủ; Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thông tin tới trái chủ không đầy đủ và minh bạch; Hiện tượng các ngân hàng bán TPDN cho các nhà đầu tư cá nhân, những người không có đủ kiến thức và kinh nghiệm để tham gia thị trường TPDN vốn bất bình đẳng thông tin và chỉ dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Các doanh nghiệp phát hành lần đầu với khối lượng lớn chủ yếu thuộc nhóm bất động sản và xây dựng.

Dù vậy, VARS đánh giá, về lâu dài, trái phiếu doanh nghiệp vẫn là kênh huy động vốn hiệu quả, thể hiện sự năng động của một nền kinh tế, trao cơ hội đầu tư đa dạng cho các nhà đầu tư. So với các nước trong khu vực như Malaysia, Singapore, Thái Lan, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn.

Đơn vị này cho rằng, thị trường TPDN nói chung, TPDN bất động sản nói chung cần một giải pháp đồng bộ và hiệu quả để phát triển lành mạnh. Quan ngại của các cơ quan quản lý nhà nước thường bắt nguồn từ sự bất đối xứng thông tin giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư (cá nhân hay tổ chức).

Chính vì vậy, việc đánh giá hạn mức tín nhiệm với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu là vô cùng cần thiết. Hạn mức tín nhiệm cho phép nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát đủ khách quan để đánh giá những rủi ro có thể khi đầu tư vào doanh nghiệp thông qua trái phiếu.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần đề ra một cơ chế kiểm tra hiệu quả với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu ngay từ bước gửi hồ sơ, thay vì phát hiện sai phạm và hủy bỏ các thương vụ đã phát hành thành công, gây tâm lý xáo trộn không đáng có cho thị trường.

Theo Linh Lan/Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/hoi-moi-gioi-bat-dong-san-viet-nam-neu-loat-van-de-dang-lo-ngai-ve-thi-truong-tpdn-d138716.html

Liên tiếp tăng vốn, NCB đặt mục tiêu cung cấp giải pháp tài chính tốt nhất trên thị trường

Liên tiếp tăng vốn, NCB đặt mục tiêu cung cấp giải pháp tài chính tốt nhất trên thị trường

Liên tục tăng vốn lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực tài chính cho mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Được biết, năm 2025, NCB sẽ tiếp tục tăng vốn lên hơn 19.200 tỷ đồng theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên thông qua.
Ông Vũ Quốc Khánh giữ chức Tổng Giám đốc LPBank

Ông Vũ Quốc Khánh giữ chức Tổng Giám đốc LPBank

Ông Vũ Quốc Khánh có 6 năm gắn bó với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và 17 năm công tác tại LPBank.
Điểm tin ngân hàng ngày 18/1: Tạm dừng xét xử vụ 'bốc hơi' 46,9 tỷ đồng tại Sacombank

Điểm tin ngân hàng ngày 18/1: Tạm dừng xét xử vụ "bốc hơi" 46,9 tỷ đồng tại Sacombank

Chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank; Eximbank đạt lợi nhuận kỷ lục trong 35 năm hoạt động; Bac A Bank sắp phát hành hơn 62 triệu cổ phiếu trả cổ tức; TPBank đạt lợi nhuận gần 7.600 tỷ đồng trong năm 2024…
Saigonbank đang làm ăn ra sao trước khi 'đón' cổ đông lớn gia nhập?

Saigonbank đang làm ăn ra sao trước khi "đón" cổ đông lớn gia nhập?

CTCP Phát Đại Cát vừa trở thành cổ đông lớn thứ 5 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, mã: SGB) với gần 10% vốn điều lệ.
BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025

BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025

Năm 2024, với sự chủ động, quyết tâm, nỗ lực phát huy tối đa mọi nguồn lực... hoạt động kinh doanh của BIDV diễn ra an toàn, thông suốt, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh...
Loạt doanh nghiệp địa ốc kín tiếng vừa hút về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu

Loạt doanh nghiệp địa ốc kín tiếng vừa hút về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu

Loạt doanh nghiệp địa ốc như Công ty CP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO (TCO), Công ty CP DK ENC Việt Nam, Công ty TNHH Allgreen - Vượng Thành - Trùng Dương (TDG Group)... vừa huy động thành công hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu với lãi suất cao trên 10%/năm.
Doanh nghiệp bất động sản huy động nghìn tỷ từ kênh trái phiếu dịp cuối năm

Doanh nghiệp bất động sản huy động nghìn tỷ từ kênh trái phiếu dịp cuối năm

Loạt doanh nghiệp bất động sản như Phú Thọ Land, các doanh nghiệp trong nhóm Tập đoàn TTC,... vừa phát hành trái phiếu thu về hàng nghìn tỷ đồng với lãi suất cao nhất lên đến hơn 12%/năm.
Nam Long mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn sau khi chào bán thành công lô trái phiếu nghìn tỷ

Nam Long mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn sau khi chào bán thành công lô trái phiếu nghìn tỷ

Ngày 25/12 vừa qua, CTCP Đầu tư Nam Long (Mã: NLG) đã mua lại trước hạn toàn bộ hai lô trái phiếu tổng giá trị 1.000 tỷ đồng.
Bất động sản Biz