Nhiều ô đất trong “khu đô thị nhà giàu” vừa được Hà Nội điều chỉnh chức năng từ đất ở cao tầng (chung cư cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại) thành đất hỗn hợp (dịch vụ, thương mại văn phòng kết hợp nhà ở cao tầng, đỗ xe) với mật độ xây dựng 35%, tầng cao 40 tầng.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4465/QĐ-UBND, phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III, tỉ lệ 1/500 tại các ô đất quy hoạch ký hiệu NT01, TH02, CT05, CT06 thuộc địa bàn phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, TP Hà Nội.
Theo quyết định, tổng diện tích các ô đất đề xuất điều chỉnh quy hoạch khoảng 84.301m. Trong đó, ô đất ký hiệu CT05, diện tích 31.442m2, điều chỉnh chức năng từ đất ở cao tầng (chung cư cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại) thành đất hỗn hợp (dịch vụ, thương mại văn phòng kết hợp nhà ở cao tầng, đỗ xe) ký hiệu CT05-HH. Điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tại các ô đất thành: mật độ xây dựng 35%, tầng cao 40 tầng.
Ô đất ký hiệu CT06, diện tích 28.187m2, điều chỉnh chức năng từ đất ở cao tầng (chung cư cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại) thành đất hỗn hợp (dịch vụ, thương mại văn phòng kết hợp nhà ở cao tầng) ký hiệu CT06-HH. Điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tại các ô đất thành: mật độ xây dựng 35%, tầng cao 40 tầng.
Ô đất nhà trẻ, mẫu giáo ký hiệu NT01, diện tích 9.038m2 điều chỉnh thành đất mầm non và trường liên cấp (tiểu học - THCS) có ký hiệu NT01-LC. Công trình xây dựng hợp khối với chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc gồm: mật độ xây dựng 40%, tầng cao 5 tầng (khối mầm non) và 6 tầng (khối tiểu học - THCS).
Ô đất trường học ký hiệu TH02, diện tích 15.634m2, điều chỉnh thành trường liên cấp (THCS - THPT) ký hiệu TH02-TH có diện tích 14.034m2 và đất cây xanh ký hiệu TH02-CX có diện tích 1.600m2. Điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc ô đất trường học thành: mật độ xây dựng 40%, tầng cao 6 tầng.
Theo UBND TP. Hà Nội, nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch tuân thủ điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị H2-1, tỉ lệ 1/2000 tại một số lô đất trong ở quy hoạch ký hiệu B2, B3 - Khu đô thị Nam Thăng Long tại quận Bắc Từ Liêm và quận Tây Hồ đã được UBND TP phê duyệt.
Bảo đảm việc cân đối dân số giữa các ô đất, không tăng quy mô dân số khu đô thị theo quy hoạch được duyệt. Bảo đảm khớp nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tổng thể theo Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III, tỉ lệ 1/500 đã được duyệt. Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tuân thủ Quy hoạch phân khu đô thị được duyệt, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành.
Ảnh minh họa
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung xung quanh các ô đất cơ bản giữ nguyên theo Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III, tỉ lệ 1/500 được duyệt, bổ sung nhu cầu cấp nước, bảo đảm phù hợp với phương án diễu chỉnh quy hoạch tại các ô đất.
Các nội dung khác không thuộc phạm vi điều chỉnh được thực hiện theo đồ án Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III, tỉ lệ 1/500 đã được phê duyệt tại Quyết định số 2870/QĐ-UBND ngày 26/12/2008 và các Quyết định, quy định khác có liên quan của cấp thẩm quyền.
Trước đó, UBND TP Hà Nội cũng quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn II, tỷ lệ 1/500 tại một số ô đất thuộc quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm.
Theo quyết định phê duyệt điều chỉnh, nhiều ô đất nhà ở cao tầng tại khu đô thị này được điều chỉnh thành các ô nhà ở thấp tầng.
Cụ thể, các ô đất ký hiệu I.B.26-NO, I.C.36-NO, tổng diện tích khoảng 40.000 m2 có chức năng là đất nhà ở cao tầng được điều chỉnh thành các ô đất nhà ở thấp tầng ký hiệu TT-01 – TT-19; ô đất ký hiệu I.B.29-NO, diện tích hơn 35.400 m2 có chức năng là đất nhà ở cao tầng điều chỉnh chức năng thành nhà ở thấp tầng ký hiệu TT-20 – TT-37 có tổng diện tích khoảng 27.850 m2 và đường nội bộ có diện tích hơn 7.570 m2...
Khu đô thị Nam Thăng Long hay còn gọi là Ciputra Hà Nội, là dự án bất động sản đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam cho tới trước năm 2007. Dự án được quy hoạch với diện tích rộng 323ha, do Tập đoàn Ciputra làm chủ đầu tư với số vốn lên đến 2,11 tỷ USD.
Trước khi Hà Nội có thêm các khu đô thị hiện đại khác, Khu đô thị Nam Thăng Long được nhiều người Hà Nội gọi với cái danh xưng mỹ miều “khu đô thị nhà giàu” nhờ thừa hưởng vẻ đẹp vốn có của hồ Tây. Song song đó những thiết kế mới mẻ được xây dựng khép kín và biệt lập mang đến không gian sống yên bình, cùng tiện ích hiện đại của dự án đã thu hút nhiều người giàu dọn đến định cư.
Bước vào bên trong khu đô thị Ciputra Hanoi, 70% diện tích dự án được dùng để xây công viên ngoài trời, thiết kế cảnh quan xanh và mặt nước. Nhờ đó, cư dân có thể tận hưởng bầu không khí trong lành từ mảng xanh của dự án. Ngoài ra, dự án còn có một số tiện ích công cộng khác như khu sân golf 18 lỗ, trường học quốc tế, spa, chuỗi cửa hàng mua sắm,…
Giá biệt thự tại dự án được chào bán với mức 26 - 41 tỷ đồng/căn tùy diện tích và vị trí.
Ngày 22/6/2025, tại Lễ trao Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ IV (VUPA 2024) tổ chức tại Hà Nội, 4 đồ án/dự án quy hoạch mang dấu ấn của T&T Group đã được vinh danh ở các giải Vàng, Bạc và Đồng.
Gần 22 km cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và hơn 3km đường dẫn sẽ được mở rộng từ 4 làn lên 8 - 10 làn xe. Dự án mở rộng đường dẫn cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được khởi công trong quý II/2025.
Khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội đang vươn mình trở thành một trung tâm mới đầy tiềm năng, nhờ kiến tạo chuỗi hạ tầng y tế, giáo dục, giao thông đồng bộ và hiện đại....
Khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội đang vươn mình trở thành một trung tâm mới đầy tiềm năng, nhờ kiến tạo chuỗi hạ tầng y tế, giáo dục, giao thông đồng bộ và hiện đại. Nơi đây hứa hẹn trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Vùng đồng bằng sông Hồng, giảm tải cho Thủ đô, tạo động lực tăng trưởng kinh tế bền vững.
UBND TP Hà Nội mới phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên, với kinh phí dự kiến trên 15.000 tỷ đồng. Dự án này sẽ góp phần giảm tải cho các tuyến đường hiện hữu và thúc đẩy phát triển đô thị bền vững cho Thủ đô.
Dự án tuyến đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục) – tuyến đường được xem là "đắt nhất hành tinh" – đang bước vào giai đoạn nước rút. Theo kế hoạch mới nhất, dự án sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2025, sau khi công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các quận Đống Đa và Ba Đình hoàn tất.