Ngày 3/8, tại Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, các địa phương đều đang tích cực tập trung giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản. Đến nay, Hà Nội và TPHCM có khoảng 500 dự án được gỡ vướng.
Trình bày báo cáo tóm tắt tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã làm việc trực tiếp với nhiều địa phương, đồng thời tiếp nhận các văn bản, kiến nghị của các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội, người dân.
Tại TP HCM, Tổ công tác đã làm việc, để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp và hướng dẫn bằng văn bản đối với khoảng 30 nội dung kiến nghị liên quan đến khó khăn, vướng mắc của khoảng 180 dự án nhà ở, khu đô thị về các nội dung như: 10 nội dung về nhà ở xã hội; 10 nội dung về cải tạo chung cư cũ; 4 nội dung về quy hoạch; 4 nội dung liên quan đến đầu tư, hộ khẩu và 2 nội dung về đất đai.
Qua đó, xác định các vướng mắc chủ yếu do địa phương hiểu và áp dụng pháp luật chưa đầy đủ, chưa đúng. Sau khi Tổ công tác, Bộ Xây dựng trao đổi, hướng dẫn, cơ bản các khó khăn, vướng mắc đã được làm rõ, giải quyết căn bản.
Đặc biệt, Tổ công tác nhận được 37 văn bản kiến nghị của doanh nghiệp và người dân cần tháo gỡ.
Bộ Xây dựng cho biết, Tổ công tác đã có 37 văn bản gửi UBND TP HCM và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị giải quyết tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản trên địa bàn theo thẩm quyền và báo cáo kết quả giải quyết về Tổ công tác.
“Hiện UBND TP HCM đang triển khai thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành. Theo thông tin của Sở Xây dựng, đến nay thành phố đã chỉ đạo và giải quyết được 67 dự án (tương đương 37,2% so với số lượng 180 dự án ban đầu), trong đó: có 28 dự án theo hướng dẫn, đôn đốc của Tổ công tác; có 39 dự án qua rà soát của địa phương”, Báo cáo của Bộ Xây dựng nêu.
Tại TP Hà Nội, tổ công tác đã làm việc để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp và hướng dẫn bằng văn bản đối với khoảng 20 nội dung kiến nghị liên quan đến khó khăn, vướng mắc của khoảng 712 dự án nhà ở, khu đô thị về các nội dung như: triển khai thực hiện dự án nhà ở, khu đô thị, chính sách nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ, giải phóng mặt bằng, tính tiền sử dụng đất các dự án...
Qua đó, xác định các vướng mắc chủ yếu do địa phương hiểu và áp dụng pháp luật chưa đầy đủ, chưa đúng. Do đó, Tổ công tác đã hướng dẫn UBND TP tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền để UBND TP thực hiện.
Ngoài ra, Tổ công tác nhận được 12 văn bản của 12 doanh nghiệp và người dân kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho các dự án của doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội. Trong đó có các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị, Gamuda Land Vietnam LLC, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Long Biên, Tổng công ty Cổ phần Bất động sản Wonderland, Tập đoàn Vingroup....
“Hiện UBND TP. Hà Nội đang triển khai thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành. Theo thông tin của Sở Xây dựng, đến nay TP. Hà Nội đã chỉ đạo và giải quyết được 419 dự án, hiện TP đang tiếp tục chỉ đạo giải quyết cho 293 dự án”, Báo cáo nêu.
Ngoài hai Thành phố lớn nêu trên, các địa phương khác như: TP Hải Phòng, TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Thuận, Tổ công tác đã làm việc để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp và hướng dẫn bằng văn bản đối với vướng mắc của từng dự án.
Trong đó, có những dự án lớn tại Đồng Nai như dự án Khu dân cư Long Hưng; Dự án Khu đô thị Đồng Nai Waterfront, Dự án Khu đô thị Aquacity… Hay tại Bình Thuận có Tổ hợp Khu du lịch Thung lũng Đại Dương của Tập đoàn NovaLand cũng đang được xem xét tháo gỡ.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cũng cho biết, hiện các địa phương đang tích cực tập trung giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản. Đến nay, 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM có nhiều dự án bất động sản nhất cả nước đã có những kết quả. TP Hà Nội đã chỉ đạo và giải quyết được 419 dự án, tương đương 58,8% so với số lượng 712 dự án ban đầu; TP HCM đã chỉ đạo và giải quyết được 67 dự án, tương đương 37,2% so với số lượng 180 dự án ban đầu.
Theo kết quả mở hồ sơ đăng ký vừa được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An công bố, liên danh CTCP Bất động sản Trường Sơn (Trường Sơn Land Corp) - CTCP Him Lam là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án Khu dân cư tại xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa.
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng tám và 8 tháng năm 2024 của Hà Nội đã thông tin về tình hình giải ngân của 6 công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố.
Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai thông báo 1.727 thửa đất thuộc dự án khu dân cư Gem Sky World do Công ty Cổ phần Đầu tư kinh doanh Bất động sản Hà An làm chủ đầu tư đã đủ điều kiện chuyển nhượng.
Ngày 25 7, Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Hữu Nguyên cho biết, Dự án Khu đô thị Hiệp Hòa đã xác định liên danh 5 nhà đầu tư. Đây là liên danh duy nhất nộp hồ sơ đăng ký đầu tư dự án sau 2 lần không có nhà đầu tư nào đăng ký.