Theo báo cáo của Công ty chứng khoán VnDirect, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong quý 4 này là 58.840 tỷ đồng, tăng 87,7% so với cùng kỳ. Thống kê này chỉ bao gồm các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ từ năm 2019 tới nay và không bao gồm các doanh nghiệp phát hành đã thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn.
Trong 9 tháng đầu năm, ước tính có khoảng 142.200 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đã được mua lại.
Thống kê cho thấy, bất động sản tiếp tục là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất với 34,1% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riêng lẻ trong quý, tương đương 20.071 tỷ đồng (tăng 65,2% so với cùng kỳ).
Nhóm doanh nghiệp tài chính, ngân hàng đứng ở vị trí thứ 2 (chiếm 32.9%) với khoảng 19.300 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong quý 3/2022, tăng 130% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngân hàng có lượng trái phiếu đáo hạn lớn nhất là Techcombank (4.500 tỷ đồng), tiếp đó là VIB (3.000 tỷ đồng) và VPBank (1.950 tỷ đồng).
Còn lại, các ngành khác ngoài nhóm bất động sản và tài chính ngân hàng chiếm 33% tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn trong quý 4/2022, đạt 19.404 tỷ đồng, tăng 175,8% so với quý trước, tăng 80% so với cùng kỳ. Tiêu biểu kể đến CTCP TNHH Sản xuất và Kinh Doanh Vinfast (9.010 tỷ đồng), CTCP Wealth Power (2.880 tỷ đồng) và CTCP Tập đoàn Sovico (2.100 tỷ đồng).
Về phát hành trái phiếu, trong Quý 3/2022, tổng giá trị TPDN phát hành đạt 60.635 tỷ đồng, giảm 50,5% so với quý trước và giảm mạnh 70,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, có 42 doanh nghiệp phát hành tổng cộng 59.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ chiếm 97,4%. Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), dù phát hành trái phiếu riêng lẻ vẫn được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn, khối lượng phát hành theo từng tháng tiếp tục xu hướng giảm. Trong đó ngân hàng và bất động sản tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn trong lượng phát hành thành công với tỉ trọng lần lượt 63% và 24%.
Theo đó lượng trái phiếu các tổ chức tín dụng phát hành 9 tháng tăng tỉ trọng đáng kể so với 2021 do các trái phiếu này vốn đã chịu quản lý của pháp luật chuyên ngành và ít bị ảnh hưởng hơn so với các trái phiếu thuộc các ngành khác trong bối cảnh thị trường trầm lắng.
5 doanh nghiệp phát hành TPDN nhiều nhất trên thị trường là 3 ngân hàng và 2 tập đoàn niêm yết trên sàn chứng khoán gồm: Ngân hàng BIDV gần 20.000 tỷ đồng, Vingroup và các công ty con hơn 16.500 tỷ đồng, Tập đoàn Novaland và các công ty con hơn 15.000 tỷ đồng, Ngân hàng OCB 12.300 tỷ đồng, Ngân hàng ACB 10.400 tỷ đồng.
Tại thị trường trái phiếu Chính phủ, tỷ lệ trúng thầu trong Quý 3 tăng lên mức 39% (so với tỷ lệ là 29% của quý 2); tổng giá trị phát hành thành công trong quý đạt 46.195 tỷ đồng. Tổng cộng 9 tháng đầu năm, thị trường sơ cấp đã huy động được 111.722 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ từ Kho bạc Nhà nước. Tổng giá trị phát hành trong 9 tháng đầu năm chỉ mới hoàn thành 28% kế hoạch đấu thầu năm, đang ở mức rất thấp so với mục tiêu đề ra.
Trong khi đó, tổng giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp Quý 3 đạt 408.810 tỷ đồng, tương ứng giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên 6.441 tỷ đồng, giảm gần 25% so với quý trước đó. Giao dịch mua bán thông thường (outright) chiếm tỷ lệ 47% trong tổng giá trị giao dịch, còn lại 53% là giao dịch Repo (hợp đồng mua lại).
Các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng với giá trị 1.971 tỷ đồng trong quý 3/22, đưa tổng giá trị bán ròng lũy kế từ đầu năm lên mức 4.139 tỷ đồng. Đồng thời, lợi suất trái phiếu đang tăng mạnh ở tất cả các kì hạn.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2022 với kết quả kinh doanh ấn tượng. Tuy nhiên bức tranh tài chính của nhà băng này cũng có nhiều biến động khi dồn dập phát hành trái phiếu, mua lại trái phiếu trước hạn…
Chỉ trong 2 tháng, ABBank đã mua lại trước hạn 4 lô trái phiếu với tổng giá trị 2.500 tỷ đồng đều phát hành 2021. Đồng thời, miệt mài chào bán trái phiếu mới.
Các doanh nghiệp có giá trị đáo hạn cao nhất, gồm: Ngân hàng Techcombank với 4.500 tỷ đồng, VIB với 3.000 tỷ đồng, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va với 3.000 tỷ đồng và CTCP Bách Hưng Vương (2.980 tỷ đồng).
Tính từ đầu năm 2022 đến nay, ngân hàng TPBank đã huy động thành công 6.399 tỷ đồng trái phiếu, đồng thời mua lại trước hạn 5.650 tỷ đồng trái phiếu. Đáng nói, tại thời điểm cuối tháng 6/2022, nhà băng này đang 'ôm' hơn 32.800 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn.
Tháng 9/2022, ngân hàng Agribank phát hành 4 lô trái phiếu trong đó có 2 lô phát hành không thành công. Trước đó, tháng 8/2022 nhà băng này cũng “ế” 3 lô trái phiếu.
Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tính đến 30/9/2024, giá trị tổng tài sản tại BIDV cao nhất hệ thống nhưng không phải là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng tại loạt ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao.
9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế tại Nam A Bank tăng 62% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.640 tỷ đồng. Đồng thời, lãi dự thu cũng tăng tới 69% so với đầu năm, lên hơn 3.516 tỷ đồng.