Bất động sản Biz

Hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn “đè lưng” loạt ông lớn ngân hàng và bất động sản những tháng cuối năm

Thứ năm, 13/10/2022 | 14:53 Theo dõi BĐS Biz trên

Các doanh nghiệp có giá trị đáo hạn cao nhất, gồm: Ngân hàng Techcombank với 4.500 tỷ đồng, VIB với 3.000 tỷ đồng, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va với 3.000 tỷ đồng và CTCP Bách Hưng Vương (2.980 tỷ đồng).

Theo dữ liệu của HNX, 9 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị phát hành TPDN giảm mạnh 43,5% so với cùng kỳ (svck) xuống còn 248.603 tỷ đồng; trong đó là 240.804 tỷ đồng phát hành riêng lẻ (-42,2% svck) và 7.799 tỷ đồng phát hành ra công chúng (-66,8% svck).

Tài chính – Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu về giá trị phát hành trong 9 tháng 2022, chiếm 57,7% tổng giá trị phát hành, giảm 15,2% svck.

Nhóm ngành Bất động sản chiếm 21,5% tổng giá trị phát hành, giảm mạnh 67,0% so với 9 tháng 2021.

Nhóm Tập đoàn đa ngành và các nhóm ngành khác, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành giảm 50,5% so với quý trước và giảm 70,9% so với cùng kỳ (svck), chỉ đạt 60.635 tỷ đồng.

techcombankbzza-1626837825600918365475-16353100883481990508131
Ảnh minh hoạ.

Theo thống kê, trong 9 tháng năm 2022, top 5 các doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều nhất gồm có 3 ngân hàng và 2 tập đoàn niêm yết trên sàn chứng khoán, bao gồm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (19.872 tỷ đồng), Tập đoàn Vingroup và các công ty con (16.569 tỷ đồng); Tập đoàn Địa ốc NOVA và các công ty con (15.157 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Phương Đông (12.300 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Á Châu (10.450 tỷ đồng).

Áp lực trả nợ "đè lưng"doanh nghiệp tháng cuối năm

Báo cáo về thị trường trái phiếu mới phát hành của Vndirect cho biết, tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn trong quý 4/2022 đạt mức 58.840 tỷ đồng, -9,1% so với quý trước; +87,7% so với cùng kỳ; trong đó, tỷ lệ TPDN đáo hạn của ngành Bất động sản, Tài chính – Ngân hàng, Khác lần lượt là 34,1%, 32,9% và 33,0%.

Trong quý 4, Bất động sản (BĐS) tiếp tục là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất với 34,1% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riếng lẻ trong quý, tương đương 20.071 tỷ đồng (-40,3% so với quý 3/2022, +65,2% so với cùng kỳ).

Các doanh nghiệp BĐS có giá trị đáo hạn cao nhất trong quý 4 bao gồm: CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) với 3.000 tỷ đồng và CTCP Bách Hưng Vương (2.980 tỷ đồng).

Tài chính – Ngân hàng là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ hai với 32,9% tổng giá trị đáo hạn trong quý 4/2022, tương đương 19.365 tỷ đồng (-19,4% so với quý 3/2022, +130,1% so với cùng kỳ).

khoi-luong

Các tổ chức tài chính có giá trị đáo hạn cao nhất trong quý 4/2022 gồm: NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) với 4.500 tỷ đồng, NHTMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) với 3.000 tỷ đồng và NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) 1.950 tỷ đồng.

Các ngành khác chiếm 33,0% tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn trong quý 4/2022, đạt 19.404 tỷ đồng (+175,8% so với quý 3/2022, +80,0% so với cùng kỳ).

Các doanh nghiệp ngoài nhóm BĐS và Tài chính - Ngân hàng có giá trị đáo hạn cao nhất gồm: CTCP TNHH Sản xuất và Kinh Doanh Vinfast (9.010 tỷ đồng), CTCP Wealth Power (2.880 tỷ đồng) và CTCP Tập đoàn Sovico (2.100 tỷ đồng).

Thị trường sẽ tiếp tục trầm lắng trong một vài quý tới

Theo Vndirect, sự kiện lãnh đạo Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt gần đây do những sai phạm trong phát hành TPDN thể hiện những nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc làm trong sạch thị trường vốn.

Bên cạnh đó, qua nhiều lần dự thảo, ngày 16/09/2022, Nghị định 65/2022/NĐ-CP bổ sung sửa đổi cho Nghị định 153 về chào bán trái phiếu riêng lẻ đã chính thức được ban hành. Điều này là một điểm tích cực đối thị trường vốn trong dài hạn vì Nghị định 65 tuy mang định hướng thắt chặt hơn nhưng cũng đã nới lỏng hơn ở một số quy định so với những dự thảo được lấy ý kiến trước đó.

Tuy nhiên, các thành viên thị trường (DN phát hành, DN tư vấn và nhà đầu tư) cần thời gian để điều chỉnh cho phù hợp với những quy định mới. Vì vậy, thị trường TPDN nhiều khả năng sẽ tiếp tục trầm lắng trong một vài quý tới.

“Nghị định 65 mới cho phép các DN được phát hành TPDN với mục đích cơ cấu nợ. Chúng tôi cho rằng đây là một trong những điểm trọng yếu theo hướng nới lỏng hơn, giúp các doanh nghiệp với mục đích tái cơ cấu nợ (theo đúng quy định) vẫn có thể tiếp cận được với kênh phát hành TPDN”, Vndirect cho biết.

Văn Xuân

Theo vnmedia.vn Copy
Doanh nghiệp ngoài ngành lấn sân bất động sản: Người mạnh dạn đầu tư, kẻ vội vàng thoái vốn

Doanh nghiệp ngoài ngành lấn sân bất động sản: Người mạnh dạn đầu tư, kẻ vội vàng thoái vốn

Gần đây, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu lấn sân bất động sản như Coteccons, Haxaco,... Mặt khác, có doanh nghiệp đã bắt đầu thoái vốn sau nhiều năm lấn sân sang lĩnh vực này như Xây dựng Hòa Bình, thậm chí còn ôm đất vàng rồi bỏ hoang như Tập đoàn Bảo Việt.
Trái phiếu bất động sản tiếp tục ảm đạm, mới chỉ 1 doanh nghiệp phát hành trong tháng 8

Trái phiếu bất động sản tiếp tục ảm đạm, mới chỉ 1 doanh nghiệp phát hành trong tháng 8

Gần hết tháng 8, nhưng nhóm trái phiếu bất động sản mới có duy nhất một doanh nghiệp phát hành trái phiếu là CTCP Fuji Nutri Food với giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm. Theo thông tin từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tính đến ngày 19/8, trong tháng đã có tổng cộng 8 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ trong với tổng giá trị phát hành 3.810 tỷ đồng.
Trái phiếu bất động sản 'hạ nhiệt', không có doanh nghiệp phát hành trong tháng 4/2022

Trái phiếu bất động sản 'hạ nhiệt', không có doanh nghiệp phát hành trong tháng 4/2022

Trong tháng 4/2022, không có doanh nghiệp bất động sản nào xuất hiện trong danh sách có hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Diễn biến này hoàn toàn trái ngược so với 3 tháng đầu năm, khi doanh nghiệp nhóm bất động sản chiếm vị trí dẫn đầu về giá trị trái phiếu phát hành.
Kinh Bắc có gặp khó với khoản nợ trái phiếu đáo hạn nghìn tỷ? 

Kinh Bắc có gặp khó với khoản nợ trái phiếu đáo hạn nghìn tỷ? 

Kinh Bắc có 500 - 600 tỷ đồng nợ trái phiếu đáo hạn trong nửa cuối năm 2022 và 2.900 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023. Theo Vndirect, khoản nợ đáo hạn nửa đầu năm 2023 sẽ khiến Kinh Bắc đối mặt với thách thức về dòng tiền trong ngắn hạn.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi...
MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

Do khách hàng kinh doanh khó khăn không trả được nợ khiến nhiều khoản vay quá hạn, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) đồng loạt thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ tồn đọng.
Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu được mua lại trước hạn đạt 9.882 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2023. Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm 55.7% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 4.516 tỷ đồng).
Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Cục Thuế tỉnh Quảng Bình vừa công khai danh sách 42 đơn vị nộp thuế còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, với số tiền 769 tỷ đồng. Đứng đầu trong danh sách này là Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC với số tiền nợ là gần 278 tỷ đồng.
VIB 'ồ ạt' chào bán nhà đất thế chấp

VIB "ồ ạt" chào bán nhà đất thế chấp

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đang ồ ạt rao bán hàng loạt bất động sản để thu hồi nợ trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng mạnh, thị trường bất động sản ảm đạm.
Ngân hàng đang 'cầm chừng' cho vay cá nhân?

Ngân hàng đang "cầm chừng" cho vay cá nhân?

Năm 2023, tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp, còn nhóm cho vay cá nhân ghi nhận tăng trưởng chậm, thậm chí có xu hướng giảm.
MB báo lãi kỷ lục, đang đổ bao nhiêu tiền vào lĩnh vực bất động sản?

MB báo lãi kỷ lục, đang đổ bao nhiêu tiền vào lĩnh vực bất động sản?

Năm 2023, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) lãi kỷ lục 26.300 tỷ đồng, tập trung cho vay vào bán buôn, bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo..., tỷ lệ nợ xấu duy trì mức thấp.
Bất động sản Biz