Bất động sản Biz

Doanh nghiệp thép: Đầu tư đi cùng nợ, từ vài tỷ đến hàng chục nghìn tỷ đồng

Thứ năm, 26/05/2022 | 08:01 Theo dõi BĐS Biz trên

Kết thúc 3 tháng đầu năm 2022, phần lớn các doanh nghiệp thép đang niêm yết ghi nhận lợi nhuận lao dốc. Đồng thời đều đang phải gánh những khoản nợ cả nghìn tỷ thậm chí vài chục nghìn tỷ đồng.

Lợi nhuận tại doanh nghiệp thép xuống dốc
Kết thúc 3 tháng đầu năm 2022, doanh thu của các doanh nghiệp thép lớn như Hòa Phát, Hoa Sen, Pomina,… đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Giá thép và sản lượng tiêu thụ cùng đi lên là động lực thúc đẩy tăng trưởng doanh thu trong quý vừa qua.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tiêu thụ thép xây dựng toàn ngành trong quý I đạt xấp xỉ 3 triệu tấn, cao hơn 23% so với quý đầu năm 2021. Trong đó, sản lượng xuất khẩu đạt 460.000 tấn, tăng 55%. Tương tự, tiêu thụ tôn mạ và ống thép đi lên lần lượt 4% và 15%.

Giá thép xây dựng trên sàn London (CME) vào cuối tháng 3 là khoảng 942 USD/tấn, tăng 43% so với đầu năm 2021.

Doanh thu bán thép tăng cao nhưng giá vốn hàng bán còn đi lên mạnh hơn, dẫn tới lợi nhuận gộp của nhiều doanh nghiệp đi xuống. Nguyên nhân là vào quý I/2022, các doanh nghiệp thép không còn nguyên liệu tồn kho giá rẻ như năm ngoái. Lãi gộp sa sút đã kéo theo theo lãi sau thuế của nhiều doanh nghiệp tăng trưởng chậm, thậm chí là trượt dốc, thua lỗ.

Đơn cử như Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận lãi sau thuế tăng 17% đạt 8.206 tỷ đồng nhưng lợi nhuận thuần lại giảm từ 22,5% quý 1 năm ngoái xuống còn 18,6% trong quý 1/2022, tương đương giảm gần 4%.

Trường hợp tại Tập đoàn Hoa Sen không chỉ ghi nhận lãi sau thuế quý 1/2022 giảm tới 77%, xuống còn vỏn vẹn 234 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần cũng giảm từ 9,5% quý 1/2021 xuống còn 1,8% quý 1/2022, tương đương giảm gần 8% .

Lợi nhuận gộp sa sút, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng thêm lần lượt 279 tỷ và 99 tỷ so với cùng kỳ năm trước cũng là những nguyên nhân quan trọng khiến cho lãi thuần của Hoa Sen đi xuống. Các loại chi phí nói trên tăng mạnh khi Hoa Sen thúc đẩy việc mở rộng hệ thống siêu thị nội thất và vật liệu xây dựng Hoa Sen Home.

Ngoài hai ông lớn trên, phần lớn các doanh nghiệp thép đều ghi nhận lợi nhuận thuần và lợi nhuận sau thuế giảm so với cùng kỳ.

Cụ thể, Tổng Công ty Thép Việt Nam (TVN) lãi sau thuế giảm hơn 50% xuống còn 195 tỷ đồng, lợi nhuận thuần giảm từ 4,2% xuống còn 1,6%; Thép Tiến Lên (TLH) cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm 28% còn 86 tỷ đồng, lợi nhuận thuần giảm từ 12% xuống còn 5%; CTCP Thép Pomina (POM) lãi sau thuế giảm 6% so với cùng kỳ, đạt 70 tỷ đồng. Đồng thời, biên lãi thuần cũng giảm từ 2,8% xuống 1,6%;…

Nợ vay tại doanh nghiệp thép vẫn tăng nhanh, gánh nặng lãi vay

Ngoài kết quả kinh doanh không mấy khởi sắc, 3 tháng đầu năm, hầu hết các doanh nghiệp thép đang niêm yết đều đang phải gánh những khoản nợ cả nghìn tỷ thậm chí vài chục nghìn tỷ đồng. Hệ số nợ (tỷ lệ nợ/tổng tài sản) ở mức khá cao, trung bình trên 50%.
Số nợ của các doanh nghiệp thép đặc biệt là hai “ông lớn” Hoa Sen và Hòa Phát đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua.

Cụ thể tại Tập đoàn Hòa Phát, tính đến 31/3/2022, nợ vay của Hòa Phát cán mốc gần 60.183 tỷ đồng, tương đương tăng thêm 2.970 tỷ đồng nợ vay chỉ trong 3 tháng đầu năm, chiếm khoảng 32% tổng tài sản của tập đoàn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn tăng từ 43.748 tỷ lên 46.261 tỷ, dư nợ vay dài hạn tăng nhẹ lên 13.922 tỷ đồng.

Thực tế, để có được ‘cơ ngơi’ kỳ vọng, quy mô nợ vay tại Hòa Phát đã tăng rất mạnh trong vài năm gần đây. Tại đại hội cổ đông năm 2022 mới diễn ra ngày 24/5, Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long cho biết, hiện Hòa Phát là nhà sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á với công suất 8,5 triệu tấn mỗi năm nhưng vẫn không dừng lại mà đang triển khai dự án Dung Quất giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư 85.000 tỷ đồng. Mục tiêu là nâng sản lượng lên 14,5 - 15 triệu tấn mỗi năm.

Chủ tịch tập đoàn cho biết, ban lãnh đạo hiện nay còn đang lên kế hoạch làm dự án sản xuất nhôm (alumin) ở tỉnh Đăk Nông và nhà máy thép "Dung Quất 3" – tức là một khu liên hợp sản xuất thép mới với công suất 6 triệu tấn/năm, có thể không đặt ở Dung Quất.

Riêng với dự án Dung Quất giai đoạn 2, Hòa Phát vay các ngân hàng 35.000 tỷ đồng, phần còn lại là vốn tự có của tập đoàn. Chủ tịch Trần Đình Long cho rằng nhu cầu vốn trong thời gian tới là rất lớn, ngay cả với tỷ lệ cổ tức tiền mặt 5% cũng e là hơi nhiều.

Thực tế, kể từ cuối năm 2018 đến nay, nợ phải trả cũng như nợ vay tài chính tăng đáng kể sau khi quyết định đầu tư Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất thời điểm tháng 02/2017.

Hiện tại, việc tăng vay nợ để đầu tư vào dự án mới, cộng với quy mô vay nợ lớn trước đó để phục vụ nhu cầu vốn lưu động đã đẩy tổng giá trị các khoản vay của Hòa Phát lên cao. Theo tính toán, quy mô nợ vay của Hòa Phát sẽ tiếp tục tăng khi dự án Dung Quất dần hoàn thiện và đi vào vận hành toàn bộ.

Tương tự tại Tập đoàn Hoa Sen, tại ngày 31/3/2022, tổng tài sản của Hoa Sen là 22.212 tỷ đồng, giảm 4.406 tỷ đồng so với ngày đầu niên độ (1/10/2021). Nợ phải trả giảm hơn 5.000 tỷ, đa phần do công ty cắt giảm các khoản phải trả ngắn hạn.

Trong đó, nợ vay dài hạn giảm đi 1.050 tỷ đồng nhưng nợ vay ngắn hạn tăng thêm tới 1.285 tỷ. Vì vậy, tổng nợ vay của Hoa Sen tại ngày cuối tháng 3 tăng thêm hơn 200 tỷ đồng so với ngày đầu tháng 10/2021, đồng thời cao hơn khoảng 1.100 tỷ so với ngày cuối năm ngoái, ghi nhận gần 7.071 tỷ đồng.

Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn tháng 3/2022, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoa Sen cho biết trong thời gian tới công ty sẽ không đầu tư sản xuất nữa mà mở rộng phân phối, đặc biệt tập trung vào hệ thống phân phối Hoa Sen Home.

Nhằm thực hiện hoá bước chuyển đổi này, tập đoàn lên kế hoạch chuyển đổi công ty TNHH MTV thuộc HSG thành CTCP Nhựa Hoa Sen để tiếp nhận toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mảng nhựa và thành lập mới CTCP Phân phối Vật liệu xây dựng và Nội thất Hoa Sen (gọi tắt là Hoa Sen Home) để tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của mảng phân phối, bán lẻ và Hoa Sen Home.

Dự kiến khi hai công ty trên đủ điều kiện theo quy định pháp luật, HĐQT sẽ tiếp tục trình ĐHĐCĐ vào các kỳ tiếp theo thông qua việc IPO và niêm yết hai công ty này trên thị trường chứng khoán.

Ngoài hai ông lớn ngành thép trên, CTCP Thép Nam Kim (mã: NKG) cũng đang ghi nhận hệ số nợ đạt 62% tại thời điểm 31/3/2022. Đáng nói, tổng nợ vay tại NKG tính đến 31/3/2022 tăng tới 38% so với đầu năm, lên hơn 5.277 tỷ đồng. Chi phí lãi vay cũng theo đó tiếp tục tăng tới 55% so với cùng kỳ, lên hơn 73,5 tỷ đồng.

Năm 2022, NKG sẽ triển khai xây dựng nhà máy có tổng mức đầu tư 4.500 tỷ đồng, công suất mạ 1,2 triệu tấn/năm. Điều này đồng nghĩa tổng công suất của NKG sau khi nhà máy mới đi vào hoạt động được nâng lên hơn gấp đôi (2.2 triệu tấn/năm). Đây là lần đầu tư mở rộng quy mô lớn đầu tiên của doanh nghiệp kể từ sau giai đoạn tái cấu trúc 2018-2020.

Dự án sẽ được chia làm 3 giai đoạn (công suất 400 ngàn tấn/giai đoạn). Trong đó, giai đoạn 1 dự kiến được đưa vào sản xuất trong năm 2024 và điểm rơi hoàn thành giai đoạn 3 sẽ vào khoảng năm 2027. Về nguồn vốn, Chủ tịch Hồ Minh Quang cho biết NKG sẽ trích từ nguồn khấu hao và lợi nhuận để lại các năm, đồng thời cân đối với nguồn vốn tín dụng.

Với kế hoạch lớn chắc chắn nợ vay tại NKG trong tương lai sẽ còn tăng mạnh nữa.

Hay tại CTCP Thép Pomina (POM), tính đến 31/3/2022 ghi nhận hệ số nợ lên mức 75%. Hơn nữa, tổng dư nợ vay tại doanh nghiệp thép này đang ở mức 8.730 tỷ đồng, chiếm tới 79% nợ phải trả và 59% tổng tài sản. Hiện tại, ngân hàng BIDV là chủ nợ ngắn hạn lớn nhất tại POM. Nợ vay tăng cao khiến chi phí lãi vay tăng tới 22%, lên hơn 106 tỷ đồng.

Thị trường thép khó khăn, giá thép sẽ đi xuống

Phát biểu tại đại hội cổ đông thường niên ngày 24/5, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát Trần Đình Long cho rằng ngành thép năm nay sẽ rất khó khăn, không còn thuận lợi như những năm trước do nhu cầu giảm trong khi nguồn cung không đổi. Điều này sẽ gây áp lực lên giá thép từ nay đến cuối năm.

Chính sách Zero Covid khiến nhu cầu thép của Trung Quốc giảm mạnh trong khi đây lại là thị trường tiêu thụ thép lớn nhất thế giới. Do đó, việc Trung Quốc phong toả khiến tổng cầu trên thế giới cũng suy giảm.

Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng càng khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp thép bị co hẹp. Điển hình như căng thẳng Nga - Ukraine khiến giá than cốc tăng tới 200 USD/tấn.

Hiện tại, nguồn nguyên liệu có thể chủ động trong nước mới chỉ đáp ứng được 20 - 30% nhu cầu của các nhà máy thép. Do đó, giá thép trong nước neo khá chặt so với diễn biến của giá nguyên liệu thế giới.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), thường lệ, giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5 là cao điểm của mùa xây dựng, kéo theo nhu cầu thép tăng lên. Tuy nhiên, năm nay quy luật ấy lại đảo ngược khi trong tháng 4, bán hàng thép xây dựng giảm sâu tới 39% so với tháng 3 và giảm 33,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/doanh-nghiep-thep-dau-tu-di-cung-no-tu-vai-ty-den-hang-chuc-nghin-ty-dong-d142176.html

Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Dù sở hữu loạt khu đất "vàng" nhưng CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) lại kinh doanh yếu kém, thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, số liệu công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội không đồng nhất.
Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Năm 2023, Capitaland Tower không chỉ làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vốn chủ sở hữu còn âm nặng, nợ phải trả tính đến cuối năm hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm hơn 12.000 tỷ đồng.
Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Năm 2023, Công ty cổ phần Eurowindow Holding mang về hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận, ROE đạt 1,352% và nợ phải trả gần 9.000 tỷ đồng...
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Năm 2023, nhóm doanh nghiệp nhà Xuân Thiện kinh doanh ra sao?

Năm 2023, nhóm doanh nghiệp nhà Xuân Thiện kinh doanh ra sao?

Tính đến ngày 8/4/2024 đã có 5 pháp nhân trong hệ sinh thái Xuân Thiện là Tập đoàn Xuân Thiện, Xuân Thiện Đắk Lắk, CTCP Ea Súp 3, CTCP Ea Súp 1 và CTCP Xuân Thiện Yên Bái công bố tình hình tài chính năm 2023 với kết quả kinh doanh ảm đạm.
Novaland nhận 'tin vui kép' cổ phiếu NVL cấp margin trở lại, 25 trái chủ đồng ý đổi khoản nợ 7.000 tỷ đồng lấy cổ phiếu

Novaland nhận 'tin vui kép' cổ phiếu NVL cấp margin trở lại, 25 trái chủ đồng ý đổi khoản nợ 7.000 tỷ đồng lấy cổ phiếu

Novaland vừa có thông báo về kết quả việc triển khai thỏa thuận dàn xếp để tái cấu trúc khoản nợ trái phiếu chuyển đổi trị giá 300 triệu đô la Mỹ thành cổ phần phổ thông của Doanh nghiệp. Theo đó, 25 trái chủ đồng ý đổi khoản nợ 284 triệu đô la để lấy cổ phiếu Novaland. Cùng thời điểm, cổ phiếu được cấp margin trở lại.
Tập đoàn Đèo Cả: Lợi nhuận trăm tỷ nhưng nợ vay đã vượt 21.000 tỷ, triển khai loạt kế hoạch khủng

Tập đoàn Đèo Cả: Lợi nhuận trăm tỷ nhưng nợ vay đã vượt 21.000 tỷ, triển khai loạt kế hoạch khủng

Năm 2024, CTCP Tập đoàn Đèo Cả sẽ tiến hành hàng loạt kế hoạch lớn với số vốn khủng. Trong khi đó, doanh nghiệp này đang vay nợ hơn 21.000 tỷ, chiếm 46% nguồn vốn.
Một 'ông trùm bất động sản' đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.900 tỷ đồng trong năm 2024 trước trong bối cảnh thị trưỡng 'bão giá'

Một 'ông trùm bất động sản' đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.900 tỷ đồng trong năm 2024 trước trong bối cảnh thị trưỡng 'bão giá'

Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán DXG) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đáng chú ý, ông trùm bất động sản...
Bất động sản Biz