Bất động sản Biz

Dấu hỏi về biến động con số nợ tiềm ẩn và khoản phải thu tại TPBank

Thứ bảy, 23/10/2021 | 17:20 Theo dõi BĐS Biz trên
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) báo lãi 9 tháng đầu năm 2021 tăng 45%. Đáng chú ý, khoản phải thu tại TPBank bất ngờ ghi nhận hơn 16.000 tỷ đồng nhưng không có thuyết minh chi tiết và nợ tiềm ẩn cũng tăng đáng kể.

9 tháng đầu năm 2021, kết quả kinh doanh của TPBank hầu hết đều cho kết quả kinh doanh khả quan hơn so với cùng kỳ 2021.

Cụ thể, nguồn thu chính mang về gần 7.136 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 31% so với cùng kỳ 2020. Đặc biệt, các nguồn thu ngoài lãi tăng trưởng mạnh như lãi từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh 83% lên hơn 1.052 tỷ đồng; mua bán chứng khoán đầu tư lãi gần 1.463 tỷ đồng, tăng 152%. Trái lại, kinh doanh ngoại hối tại TPBank lại giảm 21% xuống còn hơn 112 tỷ đồng và lãi từ hoạt động khác cũng giảm mạnh 61% xuống còn gần 143 tỷ đồng.

9 tháng đầu năm, TPBank tăng 99% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng so với cùng kỳ, trích gần 2.349 tỷ đồng. Kết quả, TPBank báo lãi trước và sau thuế tăng 45%, đạt 4.394 tỷ đồng và 3.515 tỷ đồng. Với mục tiêu đạt 5.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cả năm 2021, TPBank đã thực hiện được gần 80% sau 9 tháng đầu năm.

Đáng lưu ý, tại thời điểm 30/9/2021 quy mô các tài sản 'có khác' của TPBank tăng mạnh so với đầu năm lên mức 20.885 tỷ đồng, tương đương tăng 46%.

Trong đó, khoản phải thu khác tăng 56% lên hơn 16.947 tỷ đồng gồm: các khoản phải thu bên ngoài bất ngờ tăng 54% lên gần 16.677 tỷ đồng; khoản phải thu nội bộ cũng tăng gấp 4,6 lần so với đầu năm. Tuy nhiên, phía TPBank không thuyết minh cụ thể về khoản phải thu này trong báo cáo tài chính. Ngoài khoản phải thu trên, các khoản lãi và phí phải thu tại TPBank tăng 25% lên hơn 2.098 tỷ đồng, khoản mục này cũng không được thuyết minh chi tiết.

Để dự phòng rủi ro cho các tài sản, TPBank đã trích lập 2,6 tỷ đồng cho các tài sản này.

Do khoản phải thu khác tăng 56% lên hơn 16.947 tỷ đồng, tỷ trọng các tài sản Có khác đã chiếm 8% tổng tài sản của TPBank tính đến cuối quý 3/2021(260.327 tỷ đồng). So với các ngân hàng khác có quy mô tài sản tương đương với TPBank như VIB, Eximbank,...tỷ trọng các tài sản này chỉ chiếm từ 3% đến 6%.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2021.

Cũng theo BCTC hợp nhất quý 3/2021, tổng tài sản của TPBank tăng đến 26% so với đầu năm, lên mức 260.327 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN tăng 27% (11.574 tỷ đồng), tiền gửi tại TCTD khác gấp 3 lần (27.187 tỷ đồng), cho vay TCTD khác gấp 2,7 lần (10.929 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 11% (133.002 tỷ đồng)…

Về nguồn vốn huy động, tiền gửi khách hàng tăng 13% so với đầu năm (131.508 tỷ đồng), tiền gửi của các TCTD khác gấp 2,3 lần (44.154 tỷ đồng), phát hành giấy tờ có giá tăng 15% (31.528 tỷ đồng).

Nợ tiềm ẩn, nợ cần chú ý tại TPBank đang lớn dần

Tính đến ngày 30/09/2021, tổng nợ xấu TPBank giảm nhẹ 3% so với đầu năm, còn 1.378 tỷ đồng. Có sự dịch chuyển từ nợ có khả năng mất vốn sang nợ dưới tiêu chuẩn (tăng 10% lên hơn 729 tỷ đồng) và nợ nghi ngờ (tăng 5% lên hơn 346 tỷ đồng). Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm nhẹ từ mức 1,18% đầu năm xuống còn 1,04%.

Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ phản ánh phần nợ xấu hiện rõ và được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán. Vậy nếu tính cả những phần nợ “tiềm ẩn” chưa được ghi nhận, thì tỷ lệ nợ xấu của TPBank sẽ thay đổi thế nào, nếu được ghi nhận vào nội bảng thì những phần nợ này sẽ ảnh hưởng ra sao đến kết quả kinh doanh của nhà băng.

Cụ thể, tính đến 30/9/2021 các khoản nợ tiềm ẩn nằm ngoài bảng cân đối kế toán tại TPBank tăng 36% so với đầu năm, lên gần 27.099 tỷ đồng. Trong đó, cam kết trong nghiệp vụ L/C tăng 51%, bảo lãnh vay vốn tăng 3% và bảo lãnh khác tăng 34%. Do đó, nợ tiềm ẩn/cho vay khách hàng của TPBank chiếm 20%.

Các khoản nợ này được phát sinh khi ngân hàng và khách hàng ký các cam kết tín dụng, hạn mức thấu chi chưa sử dụng hoặc thư tín dụng... Dù nằm ở ngoại bảng và chưa được coi là nợ xấu, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, doanh nghiệp khó khăn sẽ có thể trở thành các khoản nợ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Đáng chú ý, nợ cần chú ý tại TPBank trong 9 tháng qua tăng mạnh 110% so với đầu năm, lên hơn 3.402 tỷ đồng. Việc nợ dưới tiêu chuẩn và nợ cần chú ý của TPBank tăng lên có thể xuất phát từ việc các khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19 đã bắt đầu tăng.

Theo Hà Phương - Huy Tùng/PetroTimes

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/dau-hoi-ve-bien-dong-con-so-no-tiem-an-va-khoan-phai-thu-tai-tpbank-630380.html

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
Bất động sản Biz