Bất động sản Biz

Coteccons: Chi phí lãi vay tăng gấp 14 lần, nhiều nợ vay không có tài sản đảm bảo

Thứ tư, 04/05/2022 | 07:08 Theo dõi BĐS Biz trên

Chi phí lãi vay tăng mạnh trong quý 1/2022 đã khiến Coteccons báo lãi giảm sâu. Đáng chú ý, hầu hết các khoản nợ vay từ kênh trái phiếu lẫn ngân hàng đều không có tài sản đảm bảo. Chi phí lãi vay tăng gấp 14 lần khiến lợi nhuận Coteccons giảm sâu

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022 của CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) tiếp tục ghi nhận một quý kinh doanh ảm đảm sau hai quý liên tiếp lỗ đậm.

Cụ thể, quý đầu tiên năm 2022, CTD đạt hơn 1.912 tỷ đồng, giảm gần 26% so với cùng kỳ do giảm 25% nguồn thu từ hợp đồng xây dựng, chỉ thu về gần 1.910 tỷ đồng; doanh thu cho thuê thiết bị cũng chỉ mang về hơn 376 tỷ đồng, giảm mạnh 47% và các doanh thu khác không ghi nhận khoản nào (cùng kỳ 2021 ghi nhận hơn 2.373 tỷ đồng).

Quý 1/2022, lợi nhuận gộp giảm 45%, chỉ đạt 66 tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết, bên cạnh sự sụt giảm của doanh thu mảng xây dựng, chi phí nguyên vật liệu, nhân công tăng cao cùng ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19 , ban điều hành đã trích lập dự phòng cho các công trường có rủi ro cao, biên lợi nhuận thu hẹp từ 4,8% về 3,4%.

Trong kỳ, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 26% xuống còn hơn 88 tỷ đồng và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu chi phí. Đáng chú ý, chi phí tài chính bất ngờ tăng gấp 12 lần so với cùng kỳ, ghi nhận gần 12 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lãi vay gấp 14 lần cùng kỳ, ghi nhận gần 11 tỷ.

Sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế tại Coteccons giảm mạnh 46%, còn vỏn vẹn hơn 29 tỷ đồng.

Năm 2022, Coteccons đề ra mục tiêu 15.010 tỷ đồng doanh thu, tăng 65% so với năm 2021 song lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm 17% còn 20 tỷ đồng. Kết thúc quý I, doanh nghiệp đạt 12,7% kế hoạch doanh thu và vượt 45% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Lợi nhuận giảm sâu, dòng tiền tại Coteccons cũng đang ở trạng thái âm.

Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2022, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Coteccons âm hơn 325 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ âm hơn 184 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng âm hơn 662 tỷ đồng (cùng kỳ 2021 chỉ âm 420 tỷ đồng).

Coteccons từng là doanh nghiệp dẫn đầu ngành xây dựng dân dụng trong hơn một thập kỷ qua, tuy nhiên kể từ giai đoạn 2019 - 2020, doanh nghiệp đã chịu tác động bởi cuộc tái cấu trúc, thay đổi cơ cấu nhân sự cấp cao. Hệ quả là các backlog của Coteccons bị suy giảm mạnh. Năm 2019, Ban lãnh đạo cũ do xung đột lợi ích đã lần lượt đẩy các dự án sang công ty có liên quan và tiếp theo đó năm 2020 Coteccons gần như không thể kí được bất kỳ một dự án mới nào.

Hơn nữa, những hệ lụy do dịch bệnh cùng giá nguyên vật liệu tăng mạnh tiếp tục ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Coteccons trở nên tối tăm hơn.

Nợ vay trái phiếu lẫn ngân hàng đều không có tài sản đảm bảo

Tại thời điểm 31/3/2022, tổng tài sản của Coteccons đạt 15.307 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng 55%, với giá trị là 8.438 tỷ đồng.

Nợ phải trả ghi nhận hơn 7.031 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản phải trả người bán ngắn hạn (2.390 tỷ đồng); người mua trả tiền trước (1.732 tỷ đồng) và các chi phí pharii trả ngắn hạn (1.935 tỷ đồng).

Trong đó, nợ vay ghi nhận gần 634 tỷ đồng với 494 tỷ đồng là nợ vay dài hạn (chủ yếu là trái phiếu) và còn khoảng 135 tỷ là vay ngắn hạn ngân hàng.

Vay và nợ thuê tài chính tại Coteccons (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022)

Cụ thể, đối với các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng, chủ nợ lớn nhất tại Coteccons là ngân hàng HSBC Việt Nam đang cho vay hơn 100 tỷ đồng nợ ngắn hạn. Từ tháng 7/2022 đến tháng 9/2022 là ngày đáo hạn với lãi suất cố định từ 4%/năm đến 4,75%/năm. Đáng chú ý, HSBC cho Coteccons vay không có tài sản đảm bảo.

Tương tự, ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Nam Sài Gòn cũng đang cho vay gần 33 tỷ đồng với lãi suất cố định 5,5%/năm và cũng không có tài sản đảm bảo.

Mục đích các khoản vay này nhằm bổ sung vốn lưu động.

Về các khoản vay dài hạn từ ngân hàng, Coteccons đang vay gần 5 tỷ tại ngân hàng TNHH Indovia với lãi suất thả nổi, lãi suất trong kỳ là 9,75%/năm. Trong đó, vay dài hạn đến hạn trả là 515 triệu đồng. Ngày đáo hạn là tháng 1/2028.

Mục đích vay để thi công hệ thống năng lượng mặt trời lắp đặt trên mái nhà máy. Tài sản đảm bảo là máy móc/ thiết bị được lắp đặt trên mái nhà máy.

Đáng chú ý, tính đến 31/3/2022, nợ vay dài hạn tại Coteccons ghi nhận hơn 494 tỷ đồng đến từ huy động trái phiếu (đã trừ hơn 6 tỷ tiền chi phí phát hành trái phiếu). Tổ chức đứng ra thu xếp cho thương vụ phát hành trái phiếu này của Coteccons là CTCP Chứng khoán SSI. Lãi suất lô trái phiếu lên đến 9,5%/năm, ngày đáo hạn là tháng 1/2025. Mục đích vay để bổ sung vốn kinh doanh hoặc tăng quy mô vốn hoạt động.

Đáng nói, trái phiếu của Coteccons cũng không có tài sản đảm bảo.

Đây là lần huy động trái phiếu đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Coteccons. Dưới thời của cựu Chủ tịch Nguyễn Bá Dương, Coteccons chưa từng sử dụng đòn bẩy tài chính. Sau khi ông Bolat Duisenov lên ngồi ghế Chủ tịch HĐQT, Coteccons đã bắt đầu mở rộng định hướng kinh doanh và lên kế hoạch vay nợ.

Thực tế, các chuyên gia cảnh báo, nguy cơ rủi ro trái phiếu doanh nghiệp không tài sản đảm bảo đang tăng lên.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có văn bản yêu cầu Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) và các cơ quan quản lý giám sát chặt hơn nữa việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) để hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư, nhất là khi trên thị trường này chất lượng tài sản đảm bảo cho trái phiếu (nếu có) cũng chứa đầy rủi ro.

Kế hoạch lợi nhuận thấp, Coteccons có 7.000 tỷ phải thu thì có 40% là nợ cảnh báo

Ngày 25/4 vừa qua, Coteccons vừa tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2022.

Theo đó, Coteccons dự kiến doanh thu năm 2022 vào mức 15.010 tỷ đồng, tăng trưởng 165%. Tuy nhiên, lãi sau thuế dự kiến chỉ đạt 20 tỷ đồng, thấp hơn cả năm 2021. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất kể từ khi doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính là năm 2006 tới nay.

Ban lãnh đạo cho biết sẽ không chạy theo việc giảm giá để lấy dự án mà chọn chiến lược tối ưu đầu vào và đấu thầu tập trung vào thời điểm, tập trung nhân sự trên đa nền tảng Design & Build, kết cấu, an toàn, giải pháp thi công, công nghệ để thuyết phục chủ đầu tư.

Năm nay, Coteccons tập trung vào 2 mục tiêu là nâng cao chất lượng hệ thống quản trị công ty và giữ chân nhân tài.

Coteccons sẽ tiếp tục kiện toàn và triển khai các giai đoạn tiếp theo của hệ thống để có thể quản lý doanh thu, chi phí trên từng dự án và tổng thể dự án, phân tích và dự báo hiệu quả của các dự án để có quyết định đầu tư, triển khai tối ưu.

Ông Bolat Duisenov - Chủ tịch HĐQT Coteccons đặt mục tiêu tới năm 2025, Công ty đạt doanh thu 3 tỷ USD, vốn hóa 1 tỷ USD.

Ông Bolat Duisenov - Chủ tịch HĐQT CTD phát biểu tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức chiều 25/04.

Đáng chú ý, khi đề cập tới chi tiết 16 dự án phải lập dự phòng và mức trích lập dự phòng 2022, bà Cao Thị Mai Lê – Kế toán trưởng cho biết: “Kế hoạch 2022 phản ánh cực kỳ thực tế bức tranh ngành xây dựng hiện tại. Năm 2021, chúng tôi đã phần nào thể hiện các khó khăn. Tình hình có thể kéo dài nên phải dự phòng tất cả những gì xảy ra. Sau COVID-19, chúng ta không nghĩ tới tình hình chiến tranh, vụ Tân Hoàng Minh ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô nên chúng ta phải dự phòng.

Chúng tôi không tiện nêu tên dự án nhưng khi cần thì Coteccons sẽ công bố hoặc đưa ra tòa để có thể thu hồi công nợ. Công ty trích lập dự phòng khoảng 95 tỷ đồng. Nếu không trích lập thì lợi nhuận có thể là 115 tỷ đồng”.

Về mức trích lập dự phòng cho năm 2023, Bà Cao Thị Mai Lê khẳng định 7.000 tỷ đồng phải thu thì có tới 40% là nợ cảnh báo từ các năm trước để lại. Sau nhiều lần làm việc thì chủ đầu tư có những khó khăn nên đã lập dự phòng đối với 66% số nợ cảnh báo, nếu tình hình xấu đi thì phải tiếp tục lập dự phòng.

Hà Phương

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Đô thị Kinh Bắc chào bán 250 triệu cổ phiếu giá rẻ

Đô thị Kinh Bắc chào bán 250 triệu cổ phiếu giá rẻ

HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Taseco Land: 'Rộng cửa' làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Taseco Land: "Rộng cửa" làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Thu nhập của lãnh đạo các doanh nghiệp bất động sản nghìn tỷ

Thu nhập của lãnh đạo các doanh nghiệp bất động sản nghìn tỷ

Vào dịp công bố báo cáo tài chính, bên cạnh kết quả kinh doanh thì mức thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhận được không ít sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Đèo Cả báo lãi 367 tỷ đồng, tiếp tục huy động vốn qua chào bán cổ phiếu

Đèo Cả báo lãi 367 tỷ đồng, tiếp tục huy động vốn qua chào bán cổ phiếu

Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Công ty Đèo Cả - Mã: HHV) công bố lợi nhuận sau thuế 367 tỷ đồng, đạt 91% chỉ tiêu cả năm sau 9 tháng. Tuy nhiên, tính đến 30/9/2024, nợ phải trả tại doanh nghiệp này cũng ghi nhận hơn 28.215 tỷ đồng.
Bức tranh tài chính 9 tháng đầu năm của Tập đoàn PC1

Bức tranh tài chính 9 tháng đầu năm của Tập đoàn PC1

CTCP Tập đoàn PC1 (HoSE: PC1) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III và 9 tháng đầu năm 2024.
T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh – sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia...
Bất động sản Biz