Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam xác định rõ nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng để xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên, làm cơ sở thống nhất việc quản lý và thực hiện hợp đồng, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, không làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.
Bộ Xây dựng mới đây đã có công văn 4269/BXD-KTXD gửi Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) hướng dẫn về hình thức hợp đồng gói thầu GRC - dự án Vietin Bank Tower.
Tại công văn trên, Bộ Xây dựng cho biết, việc quản lý, thực hiện hợp đồng xây dựng theo nội dung hợp đồng đã ký, phù hợp hồ sơ mời thầu/ hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu/ hồ sơ đề xuất, tuân thủ quy định pháp luật áp dụng cho hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng đơn giá cố định nêu tại Văn bản số 5887/TGĐ-NHCT-MSTS2 thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thì: Việc tính lại đơn giá hợp đồng theo đơn giá tại thời điểm hiện tại hoặc điều chỉnh hình thức giá hợp đồng từ đơn giá cố định thành đơn giá điều chỉnh là điều chỉnh hợp đồng và thay đổi đơn giá hợp đồng, không phù hợp với nguyên tắc nêu tại mục 1 văn bản này và quy định về điều chỉnh hợp đồng xây dựng tại Điều 142 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, quy định về điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng tại Điều 38 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP.
“Đề nghị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam xác định rõ nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng để xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên, làm cơ sở thống nhất việc quản lý và thực hiện hợp đồng, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, không làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan. Trường hợp việc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng không do lỗi của bên nhận thầu thì bên nhận thầu được yêu cầu bồi thường thiệt hai theo quy định tại Điều 146 Luật Xây dựng”, công văn của Bộ Xây dựng nêu rõ.
Theo tìm hiểu, năm 2010, dự án VietinBank Tower được khởi công với tổng vốn đầu tư 10.267 tỷ đồng. Dự án được xây dựng trên diện tích khu đất gần 30.000 m2 gồm 2 tòa tháp. Tòa tháp thứ nhất cao 68 tầng được thiết kế và dùng làm trụ sở làm việc chính của VietinBank. Tòa tháp thứ hai cao 48 tầng.
Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2014. Tuy nhiên đến nay dự án vẫn đang dang dở, chỉ là khối sắt khổng lồ “đắp chiếu” trong thời gian dài.
Liên quan đến dự án này, hồi đầu tháng 3 vừa qua, Bộ Xây dựng cũng đã có Văn bản số 228/BXD-KTXD hướng dẫn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) về việc điều chỉnh mức đầu tư dự án tòa nhà trụ sở chính VietinBank (VietinBank Tower) tại Tây Hồ, Hà Nội.
Như vậy, đây đã là lần thứ 3 trong khoảng 1 năm nay, Bộ Xây dựng có văn bản hướng dẫn VietinBank về dự án này. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn nằm yên bất động.
Khu đô thị Nam Thăng Long hay còn gọi là Ciputra Hà Nội, là dự án bất động sản đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam cho tới trước năm 2007. Khu đô thị Ciputra Hà Nội được quy hoạch với diện tích rộng 323ha, do Tập đoàn Ciputra làm chủ đầu tư với số vốn lên đến 2,11 tỷ USD.
Trước khi Hà Nội có thêm các khu đô thị hiện đại khác, Khu đô thị Nam Thăng Long được nhiều người Hà Nội gọi với cái danh xưng mỹ miều “khu đô thị nhà giàu” nhờ thừa hưởng vẻ đẹp vốn có của hồ Tây. Song song đó những thiết kế mới mẻ được xây dựng khép kín và biệt lập mang đến không gian sống yên bình, cùng tiện ích hiện đại của dự án đã thu hút nhiều người giàu dọn đến định cư.
Bước vào bên trong khu đô thị Ciputra Hanoi, 70% diện tích dự án được dùng để xây công viên ngoài trời, thiết kế cảnh quan xanh và mặt nước. Nhờ đó, cư dân có thể tận hưởng bầu không khí trong lành từ mảng xanh của dự án. Ngoài ra, dự án còn có một số tiện ích công cộng khác như khu sân golf 18 lỗ, trường học quốc tế, spa, chuỗi cửa hàng mua sắm,…
Giá biệt thự tại dự án được chào bán với mức 26 - 41 tỷ đồng/căn tùy diện tích và vị trí.
UBND TP Hà Nội mới phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên, với kinh phí dự kiến trên 15.000 tỷ đồng. Dự án này sẽ góp phần giảm tải cho các tuyến đường hiện hữu và thúc đẩy phát triển đô thị bền vững cho Thủ đô.
Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 do công ty Cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng làm chủ đầu tư có tổng diện tích 652,73ha, trong đó dự án chuyển mục đích sử dụng 495,31ha đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên.
Dự án Phân khu A - Khu đô thị phía Bắc Quốc lộ 5 (Khu đô thị Phố Nối), từng do công ty con của Hòa Phát làm chủ đầu tư, sẽ được tổ chức đấu thầu lại. Với tổng diện tích hơn 262ha và vốn đầu tư 3.231 tỷ đồng, dự án đang thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư.
Với vị trí vàng tại trung tâm đảo Cát Bà, tầm view “đỉnh nóc” ôm trọn vịnh Lan Hạ tuyệt mỹ và tiềm năng khai thác dịch vụ du lịch vượt trội, dòng căn hộ Xanh Sky là lựa chọn nghỉ dưỡng lý tưởng, đồng thời đem đến cơ hội đầu tư sinh lời bền vững.
Ngày 10/3/2025, Công ty Cổ phần Tổng Bách Hoá và Tập đoàn Tân Hoàng Minh khởi công dự án tại Khu nhà 6 tại số 486 đường Ngọc Hồi (thuộc dự án Greenera Southmark) thuộc địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Việt Nam SuperPortTM đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải (thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam) và Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc 16 Việt Nam (thuộc Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc) phát triển hạ tầng logistics đường sắt....
Dự án tuyến đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục) – tuyến đường được xem là "đắt nhất hành tinh" – đang bước vào giai đoạn nước rút. Theo kế hoạch mới nhất, dự án sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2025, sau khi công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các quận Đống Đa và Ba Đình hoàn tất.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Chính phủ dự kiến sẽ vay tối đa 30% tổng vốn đầu tư, bao gồm khả năng vay từ các nguồn ODA hoặc vay trong nước, tùy vào lãi suất và điều kiện vay.