Bất động sản Biz

Chưa đầy 3.400 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 9 tháng

Thứ sáu, 29/09/2023 | 14:47 Theo dõi BĐS Biz trên

Theo công bố, 9 tháng đầu năm nay, cả nước chỉ có 3.394 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới, giảm hơn 52% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu trên được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết tại Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2023 vừa được công bố sáng nay.

Cụ thể, theo báo cáo, từ đầu năm đến nay, cả nước có 3.394 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới, giảm 52,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ở chiều ngược lại, số doanh nghiệp bất động sản giải thể là 963 doanh nghiệp, tăng 10,7% so với cùng kỳ.

Trước đó, 8 tháng năm 2023, cả nước có 3.066 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới, giảm 53,4 % so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp bất động sản giải thể là 855 doanh nghiệp, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
 

Về mặt thu hút vốn ngoại vào thị trường bất động sản, trước đó như chúng tôi đã đưa tin, suốt 9 tháng năm 2023, nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ rót gần 2 tỷ USD vào thị trường bất động sản Việt Nam, giảm 45% so với cùng kỳ.

Cụ thể, theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/9, ngành kinh doanh bất động sản vẫn duy trì vị trí thứ 2 trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư gần 1,94 tỷ USD, chiếm hơn 9,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 45% so với cùng kỳ.

Lý giải nguyên nhân việc thu hút vốn ngoại vào bất động sản thời gian qua giảm sốc, trao đổi với chúng tôi, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, trong giai đoạn suy thoái của thị trường bất động sản, phần lớn bên bán là các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn về vốn và loay hoay tìm bài toán đầu ra.

Do thị trường gặp khó, nhiều chủ đầu tư buộc phải bán dự án để tái cấu trúc tài chính. Chính vì vậy, ngoài kênh vay vốn ngân hàng, các doanh nghiệp trong nước cũng tìm cách tiếp cận nguồn vốn ngoài ngân hàng thông qua các chiến lược thoái vốn tài sản và bất động sản.

Tuy nhiên, thị trường vẫn còn gặp nhiều thử thách cho nhà đầu tư trong việc tìm kiếm những cơ hội chất lượng tốt. Thực tế mặc dù có nhiều tài sản đang thoái vốn, nhưng danh mục dự án để khối ngoại có thể “xuống tiền” lại khá hạn chế, nguyên nhân là do tính hợp pháp, kỳ vọng về giá cả từ cả hai phía và vấn đề bồi thường. Trong khi đó, hiện nay hầu hết các dự án đều có ít nhiều các vướng mắc vẫn cần được tháo gỡ.

“Chúng tôi ghi nhận có nhiều giao dịch đã và đang trong quá trình đám phán khá tích cực, vấn đề nằm ở việc tìm kiếm những quỹ đất sạch, có chất lượng tốt và tương xứng với giá trị thực của nó, cũng như có quyền sở hữu hợp pháp, đền bù giải phóng hoàn chỉnh và có tiềm năng phát triển. Dự báo, sẽ có một lượng lớn nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư ngoài nước đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn 2024-2026”, bà Trang Bùi nhận định.

Tuấn Minh

Theo vnmedia.vn Copy
Taseco Land sắp khởi công loạt dự án, liên danh với đối tác làm dự án 800 tỷ

Taseco Land sắp khởi công loạt dự án, liên danh với đối tác làm dự án 800 tỷ

Taseco Land của Chủ tịch Phạm Ngọc Thanh hiệp lực cùng 'tân binh' 1 tháng tuổi làm dự án đô thị cao cấp tại Quảng Bình. Năm 2024, doanh nghiệp dự kiến khởi công loạt dự án và huy động vốn làm dự án Taseco Đồng Văn 3.
Chi phí lãi vay của Nam Long bất ngờ giảm mạnh trong quý I/2024

Chi phí lãi vay của Nam Long bất ngờ giảm mạnh trong quý I/2024

CTCP Đầu tư Nam Long (Mã: NLG) báo lỗ 65 tỷ đồng trong quý I/2024, hiện đang tiếp tục bàn giao nhà tại các dự án. Điều bất ngờ là chi phí lãi vay của Nam Long giảm mạnh trong quý I/2024...
Tập đoàn Hà Đô: Doanh thu từ bán điện vượt bán nhà, của để dành 'bốc hơi' hàng trăm tỷ

Tập đoàn Hà Đô: Doanh thu từ bán điện vượt bán nhà, của để dành "bốc hơi" hàng trăm tỷ

Quý I/2024, doanh thu tại Tập đoàn Hà Đô sụt giảm, trong đó nguồn thu từ mảng năng lượng vượt trội hơn cả bán nhà. Đặc biệt, trong bối cảnh giá trị hàng tồn kho bất động sản tại doanh nghiệp giảm nhẹ thì "của để dành" không những không tăng mà còn giảm mạnh.
Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Quý I/2024, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long lãi lớn gần 3.000 tỷ cao gấp 7,5 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn so với quý liền trước. Nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi giảm, song doanh nghiệp lại không thuyết minh cụ thể tình hình nợ vay tài chính.
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.600 tỷ đồng khoản phải trả ngắn hạn khác, chiếm 65% tổng nợ phải trả...
CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Năm 2024, CEO đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.
Bất động sản Biz