Bất động sản Biz

Bất động sản và nghỉ dưỡng Việt Nam - Lối đi nào cho thời gian tới?

Thứ sáu, 29/09/2023 | 08:36 Theo dõi BĐS Biz trên

Trong bối cảnh thị trường bất động sản & nghỉ dưỡng còn nhiều biến động, các cơ quan ban ngành cũng như các doanh nghiệp đã và đang tiếp tục nỗ lực chung tay đưa ra nhiều chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn và kích cầu thị trường. Vậy đâu là các yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng hồi phục thị trường trong thời gian tới?

Hoạt động kinh doanh khách sạn tại phần lớn các quốc gia trên thế giới đang dần khôi phục về mức trước đại dịch, ngoại trừ khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore đang dẫn dắt quá trình phục hồi, nhờ vào sự tăng trưởng của giá bán phòng bình quân (ADR). Thái Lan cũng ghi nhận mức độ khôi phục tốt. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam vẫn thấp hơn mức trước đại dịch, thể hiện qua cả hai chỉ số công suất phòng và giá phòng bình quân.

Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels nhận định “Những yếu tố tác động đến thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam có thể chia thành ba nhóm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Mỗi nhóm tác động đến quá trình khôi phục của thị trường khác nhau. Về mặt ngắn hạn, sự thiếu vắng nguồn khách Trung Quốc, vốn chiếm 32% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam (trong năm 2019) đem đến nhiều thách thức cho hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng.

Bên cạnh đó, chi phí các chặng bay dài trở nên đắt đỏ hơn cũng tác động đến sự khôi phục của một số thị trường, như thị trường khách châu Âu. So với cùng kỳ 2019, tổng lượt khách châu Âu đến Việt Nam vẫn thấp hơn mức trước đại dịch khoảng 38%.” 

Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc, Savills Hotels
 

Tương tự, trong 8 tháng đầu năm 2023, thị trường khách châu Á cũng thấp hơn mức trước đại dịch 32%. Hàn Quốc hiện là thị trường khách quốc tế lớn nhất đến Việt Nam, tuy nhiên tổng lượt khách vẫn thấp hơn mức năm 2019. Thị trường Trung Quốc đang dần khôi phục đạt 950,000 tổng lượt khách, nhưng chỉ tương đương 28% so với cùng kỳ 2019. Thị trường khách châu Mỹ và châu Úc thấp hơn so với cùng kỳ 2019 khoảng 8%, đạt tổng 900,000 lượt khách, chủ yếu là du khách đến từ Mỹ và Úc.

Bên cạnh việc chậm khôi phục nguồn cầu, tình trạng dư thừa nguồn cung, chủ yếu tại các điểm đến ven biển góp phần gia tăng thách thức cho hoạt động kinh doanh khách sạn. Theo thống kê của Savills Hotels, kể từ năm 2016, trung bình có khoảng 15.000 phòng thuộc phân khúc trung – cao cấp gia nhập thị trường lưu trú mỗi năm. Theo đó, nguồn cung phòng đã gia tăng gấp đôi chỉ trong vòng sáu năm.

Tác động cộng hưởng của yếu tố cung cầu khiến hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam chậm khôi phục so với các quốc gia trong khu vực. Tính đến 8 tháng đầu năm 2023, công suất phòng trung bình của thị trường Việt Nam chỉ dao động ở mức 40%, trong khi đó Thái Lan, Philippines, Indonesia và Malaysia đều đã vượt mốc hơn 50% và thậm chí Singapore cũng gần đạt mức 75%.

Tại mức công suất này, thị trường Việt Nam vẫn thấp hơn mức trước đại dịch gần 20%. Tuy nhiên, quá trình khôi phục hoạt động kinh doanh diễn ra không đồng đều. So với các điểm đến khác, Nha Trang – Cam Ranh và Phú Quốc gặp nhiều thách thức hơn trong việc cải thiện công suất phòng. Tại Phú Quốc, công suất trung bình chỉ ở mức 30% và là một trong những thị trường kém hiệu suất nhất khu vực Đông Nam Á. Công suất khu vực Nha Trang – Cam Ranh cũng ở mức tương tự, tuy nhiên mức giá phòng bình quân thấp hơn – dưới mức US$100/ đêm. Thị trường TP.HCM và Hà Nội, tuy vẫn còn thấp hơn mức trước đại dịch, khôi phục tốt hơn các thị trường ven biển và đạt mức công suất trung bình hơn 60%.

Nhìn chung, các khách sạn thuộc phân khúc trung – cao cấp ghi nhận mức độ khôi phục giá phòng bình quân (ADR) tốt hơn công suất cho thuê. Trong 8 tháng đầu năm 2023, giá phòng bình quân (ADR) trên toàn thị trường đạt khoảng US$120, tiệm cận mức trước đại dịch.

Nguồn khách nội địa vẫn là động lực chính hỗ trợ hoạt động du lịch tại Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đón tiếp 86 triệu lượt khách nội địa, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này được kỳ vọng là động lực tăng trưởng của ngành du lịch trong trung và dài hạn.

Tuy nhiên để ngành du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam cạnh tranh hiệu quả và bền vững hơn, ông Mauro Gasparotti nhấn mạnh "Việt Nam cần chú trọng hơn nữa công tác truyền thông sản phẩm du lịch đến thị trường quốc tế, cũng như thực hiện quảng bá hình ảnh phù hợp với đặc thù từng địa phương. Việc gia tăng thời hạn miễn thị thực lên 90 ngày là tin đáng khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho cả nhóm khách nghỉ dưỡng cũng như nhóm khách công vụ lên kế hoạch cho chuyến đi đến Việt Nam mà không bị giới hạn về số lần nhập cảnh.

Việc thiết lập các văn phòng đại diện để quảng bá hoạt động du lịch Việt Nam tại thị trường quốc tế là điều cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực đang cạnh tranh gay gắt để thu hút khách quốc tế quay trở lại. Ví dụ như khi nhắc đến du lịch biển đảo, hình ảnh điểm đến của Phú Quốc đối với thị trường khách quốc tế vẫn kém hơn với các hòn đảo du lịch khác như Phuket, Bali và Boracay. Bên cạnh Phú Quốc, các điểm đến đang trong quá trình phát triển “nóng” như Hồ Tràm, Quy Nhơn và Mũi Né cũng sẽ được hưởng lợi từ các chiến lược quảng bá tại thị trường quốc tế, nếu được hoạch định, triển khai hiệu quả."

Mặc dù ngành nghỉ dưỡng Việt Nam được đánh giá giàu tiềm năng, tuy nhiên không phải tất cả mô hình đều có thể hoạt động hiệu quả. Một số chủ đầu tư vội vàng gia nhập thị trường, mà chưa có sự đánh giá thấu đáo điều kiện thị trường địa phương, thậm chí cho rằng các mô hình kinh doanh khách sạn đều như nhau. Điều này khiến việc hoạch định, triển khai dự án không được thực hiện chỉn chu, hạn chế khả năng vận hành của dự án sau khi đi vào hoàn thiện. Tùy thuộc vào thực tiễn thị trường, một số mô hình khách sạn có khả năng hoạt động hiệu quả hơn.

"Có thể nói rằng một số điểm đến của Việt Nam có lợi thế cảnh quan thiên nhiên để phát triển các khu nghỉ dưỡng hạng sang, và phân khúc này có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới. Thực tế cho thấy phân khúc nghỉ dưỡng hạng sang duy trì tốc độ tăng trưởng tốt trên toàn thế giới, ngay cả trong giai đoạn thị trường chịu nhiều biến động kinh tế - xã hội lớn trong thời gian qua. Bên cạnh đó, các mô hình thuộc phân khúc tầm trung, hướng đến đối tượng du khách trẻ, như các khách sạn với dịch vụ giới hạn (limited service) cũng được đánh giá có nhiều tiềm năng tăng trưởng. Mô hình này thường có suất đầu tư thấp hơn, phù hợp với các điểm đến đã phát triển và có nguồn cầu tăng tưởng ổn định," ông Mauro Gasparotti cho hay.

Nhận định về triển vọng phát triển của ngành trong dài hạn, ông Mauro chia sẻ "Du lịch - khách sạn là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng, đem đến nhiều cơ hội việc làm và đem đến cơ hội phát triển cho những điểm đến mới. Để Việt Nam có thể khẳng định, gia tăng mức độ cạnh tranh trên bản đồ du lịch thế giới, ngành du lịch cần những chiến lược dài hơi hơn, chú trọng nâng cấp, làm mới các sản phẩm, bảo tồn các yếu tố văn hóa địa phương, nét đặc trưng cộng đồng, cũng như phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tương ứng với tốc độ phát triển. Ngành du lịch cần định hướng phát triển bền vững, hướng đến các mô hình du lịch sinh thái, du lịch tái tạo, du lịch y tế, và các sản phẩm dành cho đối tượng du khách cao tuổi. Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm, vui chơi giải trí trong các khu phức hợp nghỉ dưỡng cũng có nhiều tiềm năng. Việc nắm bắt các xu hướng đang định hình ngành nghỉ dưỡng trên toàn cầu là điều cần thiết để ngành du lịch tại Việt Nam có thể cạnh tranh và phát triển bền vững hơn."

Với mục tiêu tiếp thêm năng lượng và niềm tin cho thị trường vốn đang gặp nhiều thử thách, ông Mauro Gasparotti cùng hơn 30 diễn giả đầu ngành sẽ thảo luận trực tiếp và chia sẻ các thông tin mới nhất về tình hình thị trường, xu hướng mới cũng như các đề xuất của chuyên gia tại hội nghị Meet The Experts với chủ đề “Tái Tạo Năng Lượng” cho ngành Bất Động Sản & Nghỉ Dưỡng Việt Nam vào 1 tháng Mười Một tới tại Hà Nội. Hội nghị MTE được tổ chức bởi Savills Hotels & Dulux Professional, đồng hành cùng Vasta Stone & WeHub Community hứa hẹn sẽ mang đến cơ hội gặp gỡ, học hỏi và kết nối với các nhân sự đầu ngành trong lĩnh vực Bất động sản & Nghỉ dưỡng Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.

Nhật Lâm

Theo vnmedia.vn Copy
Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Đến nay, các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng.
Dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

Dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

Lượng kiều hối gửi về Việt Nam mỗi năm tương đương giá trị 10.000 căn hộ. Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở, dòng tiền này có thể sẽ chảy nhiều hơn nữa vào lĩnh vực bất động sản trong thời gian tới.
Tin bất động sản ngày 24/4: Lâm Đồng báo cáo về việc xử lý loạt dự án sai phạm tại Đà Lạt

Tin bất động sản ngày 24/4: Lâm Đồng báo cáo về việc xử lý loạt dự án sai phạm tại Đà Lạt

Thanh Hóa duyệt đồ án quy hoạch Khu công nghiệp 353ha; Doanh nghiệp mới thành lập muốn làm dự án KĐT hơn 2.000 tỷ đồng tại Thái Nguyên; Bình Định chấm dứt dự án sản xuất ván gỗ hơn 4.300 tỷ tại thị xã Hoài Nhơn… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Hà Nội: Tình trạng mất cân bằng cung - cầu của phân khúc căn hộ vẫn tiếp tục tồn tại

Hà Nội: Tình trạng mất cân bằng cung - cầu của phân khúc căn hộ vẫn tiếp tục tồn tại

Trong Q1/2024, thị trường căn hộ tại Hà Nội tiếp tục ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu, khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế. Chuyển biến trong tâm lý người mua được ghi nhận, dòng sản phẩm căn hộ đối với các đô thị lớn...
Tin bất động sản tuần qua: Cưỡng chế thu hồi khu đất 152 Trần Phú (TP HCM)

Tin bất động sản tuần qua: Cưỡng chế thu hồi khu đất 152 Trần Phú (TP HCM)

Hà Nội duyệt quy hoạch khu đô thị Sóc Sơn gần 630 ha; Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, xử lý việc "thổi giá" chung cư; Thái Nguyên sắp có khu đô thị hơn 200 tỷ đồng tại huyện Đại Từ...
Đề xuất giảm 70% thuế thu nhập doanh nghiệp với căn hộ nhà ở xã hội để bán, thuê mua

Đề xuất giảm 70% thuế thu nhập doanh nghiệp với căn hộ nhà ở xã hội để bán, thuê mua

Tại tọa đàm "Gỡ vướng phát triển nhà xã hội", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HOREA) cho rằng, thế hệ gen Z đang lựa chọn thuê thay vì...
Tin bất động sản ngày 19/4: Vũng Tàu thu hồi dự án nhà ở 5ha chậm tiến độ 14 năm

Tin bất động sản ngày 19/4: Vũng Tàu thu hồi dự án nhà ở 5ha chậm tiến độ 14 năm

Hưng Yên đấu giá hơn trăm suất đất, khởi điểm từ 10,2 triệu đồng/m2; Lâm Đồng xử phạt Tập đoàn Hoa Sen 120 triệu đồng; Khởi công dự án nhà xưởng cho thuê trong KCN hơn 3.000 tỷ đồng tại Bắc Ninh…là những tin tức bất động sản đáng chú ý
Tin bất động sản ngày 16/4: Loạt dự án ở Đà Nẵng được huy động vốn

Tin bất động sản ngày 16/4: Loạt dự án ở Đà Nẵng được huy động vốn

Trà Vinh điều chỉnh chủ trương dự án nhà ở 510 tỷ đồng; Sunshine Homes lên kế hoạch ra mắt 5 dự án trong năm 2024; Vinhomes Bắc Giang được bán 169 căn hộ cho người nước ngoài… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Bất động sản Biz