Bất động sản Biz

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Thứ sáu, 29/03/2024 | 09:56 Theo dõi BĐS Biz trên

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB - Mã: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng, giảm 1.088 tỷ đồng so với báo cáo trước soát xét, giảm 5,7% so với năm 2022.

Nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm đến từ việc điều chỉnh giảm một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 chuyển sang hạch toán trong năm 2024 và tăng chi phí dự phòng rủi ro.

Cụ thể, thu nhập từ lãi thuần của OCB được điều chỉnh giảm từ 7.290 tỷ đồng xuống 6.765 tỷ đồng, tương ứng giảm 525 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí dự phòng được điều chỉnh tăng 501 tỷ đồng từ 1.126 tỷ đồng lên 1.627 tỷ đồng.

Các chỉ tiêu khác trong báo cáo vẫn giữ nguyên như trước. Cụ thể, tổng tài sản của OCB tại thời điểm cuối năm 2023 là 240.114 tỷ đồng, trong đó dư nợ thị trường 1 đạt 148.005 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tại OCB ở mức 2,02%.

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn sở hữu bao nhiêu vốn?

Bên cạnh lợi nhuận tại OCB sụt giảm sau kiểm toán, điểm đáng quan tâm chính là tỷ lệ sở hữu cổ phần của Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn cùng những "người thân" biến động ra sao trong năm qua. Bởi mới đây, Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, giảm so với quy định hiện hành là 20%.

Vốn dĩ người ngồi ghế Chủ tịch HĐQT thường là chủ doanh nghiệp với tỷ lệ sở hữu lớn nhất. Tuy nhiên, đối với ngân hàng, câu chuyện sở hữu này lại hoàn toàn khác.

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và
Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB
 

Theo báo cáo tình hình quản trị năm 2023 tại ngân hàng OCB cập nhập đến 30/6/2023 ghi nhận, Chủ tịch HĐQT OCB – ông Trịnh Văn Tuấn và những "người thân" nắm giữ đến hơn 405 triệu cổ phiếu OCB, tương đương 19,76% vốn cổ phần ngân hàng.

Trong đó, chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ hơn 91,11 triệu cổ phiếu OCB, tương ứng tỷ lệ sở hữu 4,43% vốn ngân hàng, giá trị xấp xỉ khoảng 1.400 tỷ đồng. Vợ là bà Cao Thị Quế Anh hiện sở hữu hơn 66 triệu cổ phiếu OCB, chiếm 3,21% vốn ngân hàng, giá trị khoảng 1.000 tỷ đồng.

Con gái là Trịnh Thị Mai Anh là thành viên HĐQT cũng đang nắm giữ hơn 60,42 triệu cổ phiếu OCB tương ứng tỷ lệ sở hữu 2,94% vốn ngân hàng. Con gái Trịnh Mai Linh cũng sở hữu hơn 87,76 triệu cổ phiếu OCB, tương đương 4,27% vốn ngân hàng. Con gái Trịnh Mai Vân sở hữu 76,96 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 3,75% vốn ngân hàng.

Ông Trịnh Văn Dũng là em trai ông Trịnh Văn Tuấn cũng sở hữu rất ít, 608.821 cổ phiếu OCB, chỉ chiếm 0,03% vốn ngân hàng.

Ngoài ra, Công ty TNHH đầu tư TQA do vợ và con gái ông Tuấn làm thành viên HĐTV cũng nắm giữ hơn 23,27 triệu cổ phiếu OCB, tương đương 1,13% vốn ngân hàng.

CTCP Đầu tư TQA tiền thân là Công ty TNHH MTV Đầu tư TQA, thành lập tháng 5/2016, do bà Quế Anh là Chủ tịch; vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.

Công ty liên tục điều chỉnh vốn điều lệ trong năm 2016, giảm về 499,88 tỷ đồng rồi tăng trở lại lên 700 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông do bà Cao Thị Quế Anh góp 71,41% và bà Trịnh Thị Mai Anh góp 28,59%.

Cuối năm 2020, TQA bất ngờ tiến hành tăng vốn khủng từ 700 tỷ đồng lên 1.400 tỷ đồng, cơ cấu sở hữu có thay đổi. Số tiền góp thêm 700 tỷ đồng (50%) thuộc về CTCP Tư vấn Đầu tư Hướng Việt; 700 tỷ đồng còn lại vẫn của bà Quế Anh (tỷ lệ 35,706%) và bà Mai Anh (tỷ lệ 14,294%) sở hữu.

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và
Nguồn: Báo cáo tình hình quản trị năm 2023 tại OCB.
 

Đáng lưu ý, bà Cao Thị Quế Anh dù không giữ chức vụ lãnh đạo tại ngân hàng OCB, song trên thương trường bà Quế Anh lại rất nổi tiếng khi là Chủ tịch HĐQT của CTCP Thực phẩm Xanh. Đồng thời, bà còn là thành viên HĐQT độc lập của CTCP Sợi Thế Kỷ.

Tính đến 31/12/2023, ngân hàng OCB đang cho CTCP Sợi Thế Kỷ (mã chứng khoán STK) vay 97,11 tỷ đồng và cho CTCP Thực phẩm Xanh vay 12,9 tỷ đồng. Tổng cộng 2 khoản vay của 2 công ty liên quan bà Quế Anh tại OCB lên đến 110 tỷ đồng.

Sợi Thế Kỷ vừa trải qua năm 2023 kinh doanh khó khăn với doanh thu thuần đạt 1.425 tỷ, giảm 32% so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế còn giảm sâu hơn, đến 63% xuống còn 88 tỷ đồng. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Sợi Thế Kỷ báo lợi nhuận giảm sút.

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và
Nguồn: Báo cáo tình hình quản trị năm 2023 tại OCB.
 

Ngân hàng OCB vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên với kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 6.885 tỷ đồng, tăng 66% so với thực hiện năm 2023 (4.139 tỷ đồng sau kiểm toán). Mức tăng trưởng tín dụng dự kiến của ngân hàng là 20%, sẽ được điều chỉnh theo hạn mức tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Đồng thời tăng vốn điều lệ thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu, chào bán cổ phiếu riêng lẻ và ESOP.

Hoàng Trang

Theo suckhoeviet.org.vn Copy
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Taseco Land: 'Rộng cửa' làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Taseco Land: "Rộng cửa" làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tài sản và dư nợ cho vay tại loạt ngân hàng biến động ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

Tài sản và dư nợ cho vay tại loạt ngân hàng biến động ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

Tính đến 30/9/2024, giá trị tổng tài sản tại BIDV cao nhất hệ thống nhưng không phải là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng tại loạt ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao.
Nam A Bank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?

Nam A Bank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?

9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế tại Nam A Bank tăng 62% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.640 tỷ đồng. Đồng thời, lãi dự thu cũng tăng tới 69% so với đầu năm, lên hơn 3.516 tỷ đồng.
Bất động sản Biz