Chủ đầu tư được nhận cọc khi có “chấp thuận đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư"!

Thứ hai, 17/04/2023 | 21:18 Theo dõi BĐS Biz trên

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có công văn gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng đề nghị cho phép chủ đầu tư dự án bất động sản được nhận tiền đặt cọc sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền “chấp thuận đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư".

Theo HoREA, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 chỉ điều chỉnh các hành vi giao dịch bất động sản, nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai sau thời điểm chủ đầu tư và khách hàng đã ký hợp đồng giao dịch và Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cũng quy định tương tự, chủ đầu tư “chỉ được nhận tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật Kinh doanh bất động sản”.

Như vậy, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã “thả nổi, bỏ sót”, không quy định điều chỉnh hoạt động đặt cọc xảy ra trước thời điểm ký hợp đồng giao dịch bất động sản, nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, nên đã bị “đầu nậu, cò đất, doanh nghiệp bất lương” lợi dụng nội dung khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 cho phép bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc tự thỏa thuận về giá trị đặt cọc (tiền đặt cọc) dẫn đến nhiều trường hợp bên nhận đặt cọc đã nhận tiền đặt cọc với giá trị lớn, thậm chí nhận tiền cọc lên đến 90-95% giá trị bất động sản, nhà ở, đất nền, nhằm mục đích  chiếm đoạt, lừa đảo gây thiệt hại cho khách hàng và gây bất ổn cho thị trường bất động sản như đã từng xảy ra trong các năm qua.

Hiệp hội đã có Văn bản số 62/2023/CV-HoREA ngày 12/04/2023 đề nghị bổ sung trở lại nội dung điểm d khoản 7 Điều 24 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (bản Dự thảo lần thứ 3) vào điểm d khoản 4 Điều 24 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (bản Dự thảo hiện nay), như sau: “4. Chủ đầu tư dự án bất động sản có trách nhiệm:… d) Chỉ được nhận tiền đặt cọc từ khách hàng có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai khi dự án đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, đã có Giấy phép xây dựng (nếu thuộc trường hợp phải có Giấy phép xây dựng) và đã khởi công xây dựng công trình, hoặc chỉ được nhận tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này. Số tiền nhận đặt cọc không vượt quá 5% giá trị nhà ở, công trình xây dựng được mua bán cho thuê mua; bên bán, cho thuê mua phải ghi rõ trong hợp đồng đặt cọc giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng”  nhằm mục đích “bịt kín lỗ hổng pháp luật”, tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, kiểm soát hoạt động đặt cọc xảy ra trước thời điểm ký hợp đồng giao dịch bất động sản, nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai. 

Bởi lẽ, nếu Luật Kinh doanh bất động sản không bổ sung quy định này thì trong thực tế vẫn diễn ra hoạt động đặt cọc trước khi giao kết hợp đồng với giá trị đặt cọc (tiền đặt cọc) theo thỏa thuận theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 nên có thể bị “đầu nậu, cò đất, doanh nghiệp bất lương” lợi dụng đẩy tiền đặt cọc lên rất cao gây “rủi ro” cho khách hàng và gây “bất ổn” cho thị trường bất động sản.

"Đề nghị trên đây của Hiệp hội còn xuất phát từ kỳ vọng là thời gian thực hiện các quy trình, thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng dự án bất động sản, nhà ở thương mại, đô thị, trong đó có thủ tục cấp Giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền sẽ được rút ngắn như chủ trương của Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, mà chủ trương này đang được luật hoá tại khoản 4 Điều 151 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định “Đối với trường hợp xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phải ban hành giá đất trong thời gian không quá 180 ngày kể từ thời điểm xác định giá đất…” mà công việc tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, đô thị trước đây thường luôn bị kéo dài mất thời gian lên đến 3-5 năm, thậm chí lâu hơn, nay được đề xuất quy định chỉ còn 06 tháng", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nói. 

Nhưng quy định thời gian xác định giá đất trong 180 ngày vẫn còn là “ẩn số” chưa biết có thực hiện được hay không (?!) vì hiện nay, hầu như tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, dự án bất động sản, nhà ở, đô thị, nhất là liên quan đến tài chính đất đai, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của chủ đầu tư nộp ngân sách nhà nước thì cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và người liên quan có tâm lý sợ  trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý nên hầu như tất cả hồ sơ dự án bất động sản đều bị chậm, mất rất nhiều thời gian, bị đùn đẩy lòng vòng, không dám đề xuất, không dám quyết định.

Hiệp hội nhận thấy, điều kiện bắt buộc để chủ đầu tư được nhận tiền đặt cọc của khách hàng là sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư”, mà không cần thiết quy định chủ đầu tư phải có Giấy phép xây dựng, bởi lẽ quy trình, thủ tục hành chính hiện nay về việc cấp Giấy phép xây dựng phải trải qua nhiều công đoạn, nhiều khâu, mất rất nhiều thời gian.

Do vây, sau khi “nhà đầu tư” đã “có quyền sử dụng đất”, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” mà theo khoản 2 Điều 7 Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020 quy định “chủ đầu tư là nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận”, có nghĩa là khi “nhà đầu tư” đã có quyền sử dụng đất, đã được “chấp thuận chủ trương đầu tư” thì “nhà đầu tư” đó được công nhận là “chủ đầu tư”.

Trên thực tế, sau khi đã bỏ ra nguồn vốn rất lớn để tạo lập quỹ đất dự án thì chủ đầu tư có nhu cầu huy động vốn bổ sung và có nhu cầu thăm dò thị trường về sản phẩm của dự án thông qua việc nhận đặt cọc của khách hàng. Đồng thời, khách hàng cũng có nhu cầu đặt cọc để được hưởng các ưu đãi, khuyến mãi, chiết khấu của chủ đầu tư và “chốt” được giá bán bất động sản, nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai. Nên nhu cầu đặt cọc trước khi ký hợp đồng giao dịch chính thức là nhu cầu khách quan của xã hội và đã được quy định tại Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015, trong đó có mục đích đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng.

Do vậy, việc chủ đầu tư nhận đặt cọc của khách hàng tại thời điểm sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” gần như không tiềm ẩn “rủi ro”  cho khách hàng.

Từ các nghiên cứu trên đây, Hiệp hội kiến nghị bổ sung trở lại nội dung điểm d khoản 7 Điều 24 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (bản Dự thảo lần thứ 3) vào điểm d khoản 4 Điều 24 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (bản Dự thảo hiện nay), như sau: 

“4. Chủ đầu tư dự án bất động sản có trách nhiệm:… d) Chỉ được nhận tiền đặt cọc từ khách hàng có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai khi dự án đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư; hoặc chỉ được nhận tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này. Số tiền nhận đặt cọc không vượt quá 5% giá trị nhà ở, công trình xây dựng được mua bán cho thuê mua; bên bán, cho thuê mua phải ghi rõ trong hợp đồng đặt cọc giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng”

Vnmedia

Theo vnmedia.vn Copy
Tin bất động sản ngày 9/6: Hà Nội chấm dứt hoạt động dự án tổ hợp công viên giải trí 3ha tại Tây Hồ

Tin bất động sản ngày 9/6: Hà Nội chấm dứt hoạt động dự án tổ hợp công viên giải trí 3ha tại Tây Hồ

Tây Ninh dự kiến phát triển 3.800 căn nhà ở xã hội trong năm 2023; Lai Châu thu hồi hơn 210ha đất để làm dự án; Phú Thọ công bố 3 dự án nhà ở xã hội vay gói 120.000 tỉ đồng…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Vì sao người mua nhà 'sợ' vay gói tín dụng 12 nghìn tỷ?

Vì sao người mua nhà "sợ" vay gói tín dụng 12 nghìn tỷ?

Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), gói tín dụng 120.000 tỷ đồng chưa kế thừa đầy đủ tinh thần của Thông tư 11/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước năm 2013....
HoREA: Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội

HoREA: Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội

Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội, bởi lẽ nếu là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội thì phải đảm bảo 02 tiêu chí sau đây:
Tin bất động sản ngày 8/6: Doanh nghiệp hơn 1 năm tuổi trúng dự án hơn 2.000 tỷ tại Hòa Bình

Tin bất động sản ngày 8/6: Doanh nghiệp hơn 1 năm tuổi trúng dự án hơn 2.000 tỷ tại Hòa Bình

Thừa Thiên Huế quy hoạch mới KĐT du lịch sinh thái biển Cảnh Dương; Đà Nẵng đấu giá 2 khu đất lớn ở quận Cẩm Lệ; Long An tìm nhà đầu tư khu đô thị hơn 7.000 tỷ đồng…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Chuyên gia chia sẻ lưu ý khi đầu tư bất động sản tại châu Á

Chuyên gia chia sẻ lưu ý khi đầu tư bất động sản tại châu Á

Khối lượng đầu tư vào thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương trong những tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận giảm. Tuy nhiên, trước những khó khăn về lạm phát và bất ổn địa chính trị toàn cầu, khu vực này được đánh giá có sức chống chọi tốt hơn trong tương quan với thị trường tại châu Âu và Bắc Mỹ.
Tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại Đà Nẵng

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại Đà Nẵng

Sở Xây dựng Đà Nẵng vừa có thông báo thông tin về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại khối nhà B2 thuộc dự án Khu chung cư nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh (đợt 9).
Khánh Hòa: Chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản

Khánh Hòa: Chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản

Cục Thuế Khánh Hòa cho biết, cơ quan này thực hiện đẩy mạnh tuyên truyền đối với công tác quản lý thuế hoạt động chuyển nhượng bất động sản như biên soạn Tài liệu tuyên truyền, khuyến nghị bằng nhiều hình thức đến người nộp thuế về nghĩa vụ khai thuế khi phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trong đó nhấn mạnh hậu quả pháp lý nếu kê khai không trung thực giá trị giao dịch.
Nếu không khống chế, giá bán nhà ở xã hội sẽ thành nhà ở thương mại

Nếu không khống chế, giá bán nhà ở xã hội sẽ thành nhà ở thương mại

Ngày 5/6, sau khi nghe tờ trình, thẩm tra, Quốc hội thảo luận tại tổ Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư nhưng đất là Nhà nước giao đất sạch, không thu tiền sử dụng đất thì Nhà nước phải khống chế mức bán tối đa thì mới bán và cho thuê đúng đối tượng, nếu không sẽ rơi vào “kênh” nhà ở thương mại.
Bất động sản Biz