Mới đây, Bộ Xây dựng có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn của nhà nước; đồng thời để bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản của người dân trước mùa mưa bão.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, tại một số địa phương có nhà chung cư cũ đã triển khai thực hiện một số bước theo quy định của Nghị định số 69/2021/NĐ- CP như: Bố trí ngân sách để thực hiện việc khảo sát, kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư, lập kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, ban hành Đề án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Bộ Xây dựng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ/Ảnh minh họa
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều địa phương, nhất là tại Hà Nội và TP HCM, nơi có nhiều nhà chung cư thuộc diện cải tạo, xây dựng lại, việc triển khai thực hiện các quy định của Nghị định nêu trên vẫn còn chậm, như: Chưa tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết khu vực có nhà chung cư cần cải tạo, xây dựng lại, chưa ban hành tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư, chưa ban hành hệ số K bồi thường để làm cơ sở lập phương án bồi thường.
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ.
Cụ thể, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương bố trí ngân sách và chỉ đạo Sở Xây dựng tổ chức rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư, làm cơ sở để sớm xác định các nhà chung cư thuộc diện cải tạo, xây dựng lại, trên cơ sở đó lập kế hoạch hoặc điều chỉnh kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định.
Các địa phương khẩn trương lập, phê duyệt hoặc điều chỉnh quy hoạch chi tiết các khu vực có nhà chung cư cần cải tạo, xây dựng lại và công bố công khai các thông tin về quy hoạch này theo quy định của pháp luật về quy hoạch để các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan biết và thực hiện.
Đồng thời, ban hành hệ số K bồi thường, làm cơ sở để các nhà đầu tư lập phương án bồi thường khi tham gia đăng ký làm chủ đầu tư dự án; ban hành các tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư và tổ chức thực hiện lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án theo quy định của Nghị định số 69/2021/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các địa phương lập phương án, dự kiến địa điểm để bố trí chỗ ở tạm thời phục vụ xây dựng lại trên địa bàn theo kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được phê duyệt; Tổ chức tập huấn, tuyên truyền rộng rãi đến các cấp, các ngành và người dân đang sinh sống tại các khu vực có nhà chung cư cũ cần cải tạo, xây dựng lại để tạo sự đồng thuận và sự tham gia rộng rãi của người dân, làm cơ sở để triển khai nhanh chóng, thuận lợi các cơ chế, chính sách về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của Nghị định số 69/2021/NĐ-CP.
Bộ Xây dựng giao Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản chủ động đôn đốc, phối hợp với các địa phương trong việc thực hiện các quy định tại Nghị định số 69/2021/NĐ-CP nhằm đẩy nhanh công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.
Mới đây, UBND quận Đống Đa đã báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội danh sách 9 nhà đầu tư quan tâm đến việc xây dựng, cải tạo các nhà chung cư cũ trên địa bàn quận.
Bộ Xây dựng vừa có công văn trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hà Nội về vướng mắc trong cải tạo chung cư cũ, quy định về sở hữu, thời gian sở hữu chung cư.
Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn TP có chỉ đạo về tình hình triển khai Đề án và các kế hoạch triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội.
Theo đó, 6 nhà nguy hiểm cấp D gồm Nhà C8 Giảng Võ; G6A Thành Công; nhà A Ngọc Khánh; Khu tập thể Bộ Tư pháp (2 đơn nguyên đầu hồi); nhà 51 Huỳnh Thúc Kháng.
Tây Ninh dự kiến phát triển 3.800 căn nhà ở xã hội trong năm 2023; Lai Châu thu hồi hơn 210ha đất để làm dự án; Phú Thọ công bố 3 dự án nhà ở xã hội vay gói 120.000 tỉ đồng…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), gói tín dụng 120.000 tỷ đồng chưa kế thừa đầy đủ tinh thần của Thông tư 11/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước năm 2013....
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội, bởi lẽ nếu là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội thì phải đảm bảo 02 tiêu chí sau đây:
Thừa Thiên Huế quy hoạch mới KĐT du lịch sinh thái biển Cảnh Dương; Đà Nẵng đấu giá 2 khu đất lớn ở quận Cẩm Lệ; Long An tìm nhà đầu tư khu đô thị hơn 7.000 tỷ đồng…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Khối lượng đầu tư vào thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương trong những tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận giảm. Tuy nhiên, trước những khó khăn về lạm phát và bất ổn địa chính trị toàn cầu, khu vực này được đánh giá có sức chống chọi tốt hơn trong tương quan với thị trường tại châu Âu và Bắc Mỹ.
Sở Xây dựng Đà Nẵng vừa có thông báo thông tin về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại khối nhà B2 thuộc dự án Khu chung cư nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh (đợt 9).
Cục Thuế Khánh Hòa cho biết, cơ quan này thực hiện đẩy mạnh tuyên truyền đối với công tác quản lý thuế hoạt động chuyển nhượng bất động sản như biên soạn Tài liệu tuyên truyền, khuyến nghị bằng nhiều hình thức đến người nộp thuế về nghĩa vụ khai thuế khi phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trong đó nhấn mạnh hậu quả pháp lý nếu kê khai không trung thực giá trị giao dịch.
Ngày 5/6, sau khi nghe tờ trình, thẩm tra, Quốc hội thảo luận tại tổ Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư nhưng đất là Nhà nước giao đất sạch, không thu tiền sử dụng đất thì Nhà nước phải khống chế mức bán tối đa thì mới bán và cho thuê đúng đối tượng, nếu không sẽ rơi vào “kênh” nhà ở thương mại.