Bổ sung quy định “đặt cọc” nhằm “bảo đảm giao kết hợp đồng” mua bán nhà ở!

Thứ sáu, 28/04/2023 | 07:29 Theo dõi BĐS Biz trên

Đây là một trong những góp ý của Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) về Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Theo đó, HoREA đề nghị bổ sung quy định “đặt cọc” nhằm mục đích “để bảo đảm giao kết hợp đồng” trước thời điểm nhà ở, nền nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đủ điều kiện đưa vào kinh doanh và giao kết hợp đồng.

Theo HoREA, trong nhiều năm qua đã xảy ra nhiều trường hợp “đầu nậu, cò đất cò nhà, doanh nghiệp bất lương” thực hiện lừa đảo thông qua thủ đoạn nhận tiền “đặt cọc” hứa mua hứa bán nhà ở, nền nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai chưa đủ điều kiện giao kết hợp đồng, điển hình là vụ án Công ty Alibaba lập dự án “ma”, phân lô bán nền trái pháp luật, đã nhận tiền“đặt cọc” rất lớn so với giá trị tài sản đặt cọc rồi lừa đảo, gây thiệt hại cho khách hàng và cũng là một nguyên nhân gây bất ổn thị trường bất động sản.

Các đối tượng “đầu nậu, cò đất cò nhà, doanh nghiệp bất lương” đã lợi dụng Luật Kinh doanh bất động sản 2014 không quy định “đặt cọc” trước thời điểm nhà ở, nền nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đủ điều kiện đưa vào kinh doanh, giao kết hợp đồng và đã lợi dụng quy định tại khoản 2 Điều 3 và khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 cho phép “cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận”, nên “bên nhận đặt cọc” đã nhận tiền “đặt cọc” với giá trị lớn có thể lên đến 90-95% giá trị tài sản đặt cọc rồi lừa đảo chiếm đoạt tiền “đặt cọc” gây thiệt hại cho “bên đặt cọc” trong các tình huống sau đây:

1. Trường hợp “tiền đặt cọc” thấp mà bất động sản tăng giá thì bên nhận đặt cọc sẵn sàng “hủy kèo” và trả lại “tiền đặt cọc” (gấp đôi) cho bên đặt cọc.

2. Trường hợp “tiền đặt cọc” có giá trị lớn hoặc rất lớn thì có thể xảy ra việc bên nhận đặt cọc lừa đảo, chiếm đoạt “tiền đặt cọc” của khách hàng.

3. Trường hợp bên nhận đặt cọc dây dưa kéo dài, không hoàn thành thủ tục pháp lý để triển khai thực hiện dự án, hoặc cố ý chiếm dụng vốn của khách hàng, nhà đầu tư.

Theo nhận định của HoREA, đối với dự án nhà ở, công trình xây dựng có mục đích phục vụ lưu trú hình thành trong tương lai thì chủ đầu tư có nhu cầu nhận “đặt cọc” để thăm dò thị trường, thị hiếu khách hàng; đồng thời khách hàng cũng có nhu cầu muốn “đặt cọc” để “chốt” được giá bán và được hưởng ưu đãi, chiết khấu tốt cho khách hàng “đặt cọc”.

Nhưng, điểm d khoản 4 Điều 24 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) chỉ quy định 01 trường hợp “đặt cọc” là chủ đầu tư: “d) Chỉ được nhận tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này”. 

Đây là quy định “đặt cọc” nhằm mục đích “để bảo đảm thực hiện hợp đồng” sau thời điểm nhà ở, nền nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đã có đủ điều kiện đưa vào kinh doanh và đã giao kết hợp đồng. Nhưng, quy định về “đặt cọc” nhằm mục đích “để bảo đảm thực hiện hợp đồng” là đúng, nhưng không thật sự cần thiết quy định lại trong Luật Kinh doanh bất động sản vì đã được quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015.

Hơn nữa, nếu đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư đã có thể thu khoản tiền “thanh toán lần đầu” không quá 30% giá trị hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và tại khoản 1 Điều 26 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) nên việc “đặt cọc” để “bảo đảm thực hiện hợp đồng” tại thời điểm này hầu như rất ít khi xảy ra “rủi ro” cho khách hàng và hoàn toàn có thể được điều chỉnh theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
 

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cần quy định điều kiện để được nhận “đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng” phù hợp với từng đối tượng, như sau:

1. Đối với chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai chỉ được nhận “đặt cọc” sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” (quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư 2020) thì “nhà đầu tư” mới trở thành “chủ đầu tư” theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020 thì “chủ đầu tư là nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận” và đề nghị quy định giá trị “đặt cọc” không quá 5% giá trị tài sản đặt cọc là nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai.

2. Đối với bên bán đất nền nhà (phân lô, tách thửa) chỉ được nhận “đặt cọc” sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép “tách thửa” theo quy định của pháp luật về đất đai và đề nghị giá trị “đặt cọc” cũng không quá 5% giá trị nền nhà. 

"Khoản 7 Điều 24 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (bản Dự thảo lần 3) đã quy định rất đúng để điều chỉnh hành vi đặt cọc được thực hiện trước thời điểm ký hợp đồng giao dịch nhà ở và quy định “số tiền nhận đặt cọc không vượt quá 5% giá trị nhà ở, công trình xây dựng được mua bán cho thuê mua; bên bán, cho thuê mua phải ghi rõ trong hợp đồng đặt cọc giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng”. Nhưng rất đáng tiếc là quy định rất đúng này lại bị rút ra khỏi các Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) lần thứ 4, 5, 6 và bản Dự thảo hiện nay. Do vậy, rất cần thiết phải bổ sung vào Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định về “đặt cọc” trước thời điểm nhà ở, nền nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đủ điều kiện đưa vào kinh doanh và giao kết hợp đồng", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA chia sẻ.

Trên cơ sở phân tích này, HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 Điều 24 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), như sau:

“d) Chỉ được nhận tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này hoặc khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư.

Trường hợp bên bán đất nền nhà hình thành trong tương lai không nằm trong dự án bất động sản thì chỉ được nhận tiền đặt cọc sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tách thửa theo quy định của pháp luật về đất đai. 

Giá trị đặt cọc không quá 5% giá trị tài sản đặt cọc”.

Đức Hoài

Theo vnmedia.vn Copy
Tin bất động sản ngày 9/6: Hà Nội chấm dứt hoạt động dự án tổ hợp công viên giải trí 3ha tại Tây Hồ

Tin bất động sản ngày 9/6: Hà Nội chấm dứt hoạt động dự án tổ hợp công viên giải trí 3ha tại Tây Hồ

Tây Ninh dự kiến phát triển 3.800 căn nhà ở xã hội trong năm 2023; Lai Châu thu hồi hơn 210ha đất để làm dự án; Phú Thọ công bố 3 dự án nhà ở xã hội vay gói 120.000 tỉ đồng…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Vì sao người mua nhà 'sợ' vay gói tín dụng 12 nghìn tỷ?

Vì sao người mua nhà "sợ" vay gói tín dụng 12 nghìn tỷ?

Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), gói tín dụng 120.000 tỷ đồng chưa kế thừa đầy đủ tinh thần của Thông tư 11/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước năm 2013....
HoREA: Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội

HoREA: Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội

Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội, bởi lẽ nếu là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội thì phải đảm bảo 02 tiêu chí sau đây:
Tin bất động sản ngày 8/6: Doanh nghiệp hơn 1 năm tuổi trúng dự án hơn 2.000 tỷ tại Hòa Bình

Tin bất động sản ngày 8/6: Doanh nghiệp hơn 1 năm tuổi trúng dự án hơn 2.000 tỷ tại Hòa Bình

Thừa Thiên Huế quy hoạch mới KĐT du lịch sinh thái biển Cảnh Dương; Đà Nẵng đấu giá 2 khu đất lớn ở quận Cẩm Lệ; Long An tìm nhà đầu tư khu đô thị hơn 7.000 tỷ đồng…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Chuyên gia chia sẻ lưu ý khi đầu tư bất động sản tại châu Á

Chuyên gia chia sẻ lưu ý khi đầu tư bất động sản tại châu Á

Khối lượng đầu tư vào thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương trong những tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận giảm. Tuy nhiên, trước những khó khăn về lạm phát và bất ổn địa chính trị toàn cầu, khu vực này được đánh giá có sức chống chọi tốt hơn trong tương quan với thị trường tại châu Âu và Bắc Mỹ.
Tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại Đà Nẵng

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại Đà Nẵng

Sở Xây dựng Đà Nẵng vừa có thông báo thông tin về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại khối nhà B2 thuộc dự án Khu chung cư nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh (đợt 9).
Khánh Hòa: Chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản

Khánh Hòa: Chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản

Cục Thuế Khánh Hòa cho biết, cơ quan này thực hiện đẩy mạnh tuyên truyền đối với công tác quản lý thuế hoạt động chuyển nhượng bất động sản như biên soạn Tài liệu tuyên truyền, khuyến nghị bằng nhiều hình thức đến người nộp thuế về nghĩa vụ khai thuế khi phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trong đó nhấn mạnh hậu quả pháp lý nếu kê khai không trung thực giá trị giao dịch.
Nếu không khống chế, giá bán nhà ở xã hội sẽ thành nhà ở thương mại

Nếu không khống chế, giá bán nhà ở xã hội sẽ thành nhà ở thương mại

Ngày 5/6, sau khi nghe tờ trình, thẩm tra, Quốc hội thảo luận tại tổ Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư nhưng đất là Nhà nước giao đất sạch, không thu tiền sử dụng đất thì Nhà nước phải khống chế mức bán tối đa thì mới bán và cho thuê đúng đối tượng, nếu không sẽ rơi vào “kênh” nhà ở thương mại.
Bất động sản Biz