Bất động sản Biz

Xây dựng Hòa Bình đạt 43% chỉ tiêu doanh thu trong 9 tháng đầu năm

Thứ năm, 02/11/2023 | 10:50 Theo dõi BĐS Biz trên

Vừa qua, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (Mã: HBC) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 với doanh thu thuần đạt 1.893 tỷ đồng, giảm gần 50% so với cùng kỳ. Giá vốn tăng cao khiến lơi nhuận gộp giảm gần 86% còn 40 tỷ đồng.

Đồng thời, doanh thu hoạt động tài chính giảm. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm một nửa còn 79 tỷ song chi phí lãi vay lại tăng 18% lên 145 tỷ. Nếu trừ đi các chi phí, Xây dựng Hoà Bình lỗ sau thuế 170 tỷ trong khi cùng kỳ có lãi hơn 5 tỷ. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ âm hơn 168 tỷ trong khi cùng kỳ 2022 lãi 6 tỷ.

Tính chung 9 tháng, doanh nghiệp chỉ mang về 5.356 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 51% so với 9 tháng đầu năm 2022. Lỗ sau thuế 884 tỷ trong khi cùng kỳ lãi 61 tỷ và lãi sau thuế của công ty mẹ âm gần 880 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2022 lãi hơn 63 tỷ đồng.

Xây dựng Hòa Bình đạt 43% chỉ tiêu doanh thu trong 9 tháng đầu năm
Xây dựng Hòa Bình đạt 43% chỉ tiêu doanh thu trong 9 tháng đầu năm

Năm 2023, Xây dựng Hòa Bình đặt kế hoạch tổng doanh thu 12.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến là 125 tỷ đồng. Tính tới hết quý III/2023, tập đoàn mới đạt 43% chỉ tiêu doanh thu và còn cách rất xa mục tiêu có lãi.

Vốn chủ sở hữu của Xây dựng Hòa Bình giảm mạnh

Việc liên tục thua lỗ khiến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính tới 30/9/2023 âm tới 2.980 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu hiện chỉ còn 352 tỷ đồng, giảm mạnh 71% so với đầu năm.

Tính đến cuối quý III/2023, quy mô tài sản là 13.697 tỷ đồng, giảm gần 2.000 tỷ đồng so với đầu năm. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản là khoản phải thu ngắn hạn với giá trị 8.857 tỷ đồng. Trong đó, Xây dựng Hoà Bình có 5.293 tỷ phải thu từ khách hàng, 3.659 tỷ phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng. Do đó, doanh nghiệp xây dựng này phải trích lập dự phòng tới 2.505 tỷ đồng cho khoản phải thu nói trên.

Ngoài quy mô tài sản giảm, nguồn vốn cũng mất cân đối khi hình thành từ nợ phải trả chiếm đến 97%, trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ chiếm vỏn vẹn 3%. Điều này đồng nghĩa với việc 97% tài sản của doanh nghiệp được xây từ nợ.

Cụ thể, tính đến cuối quý III/2023, nợ phải trả của Xây dựng Hòa Bình hơn 13.344 tỷ đồng, giảm nhẹ 7% so với đầu năm. Trong khi đó vốn chủ sở hữu lại giảm mạnh 71% xuống còn hơn 352 tỷ đồng. Kết thúc 9 tháng đầu năm hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Hòa Bình gấp gần 38 lần.

Xây dựng Hòa Bình đạt 43% chỉ tiêu doanh thu trong 9 tháng đầu năm

Đáng chú ý, tổng nợ vay của Xây dựng Hòa Bình tính đến cuối quý III/2023 ghi nhận gần 5.150 tỷ đồng, gấp gần 15 lần vốn chủ sở hữu.

Các khoản vay tài chính ngắn hạn và dài hạn phần lớn đều là vay ngân hàng. Trong đó, BIDV là chủ nợ lớn nhất, dư nợ đến 30/9/2023 còn hơn 2.385 tỷ đồng (bao gồm hơn 2.372 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và hơn 12,5 tỷ đồng là vay dài hạn). Trong 9 tháng qua, tiền nợ tại BIDV có phát sinh tăng hơn 76 tỷ đồng nợ ngắn hạn, chưa được trả bớt đồng nào nhưng nợ dài hạn giảm hơn 49 tỷ đồng.

Chủ nợ lớn thứ hai là ngân hàng Vietinbank với dư nợ tính đến 30/9/2023 hơn 1.324 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn. Tiền nợ tại Vietinbank có phát sinh tăng hơn 55 tỷ đồng so với đầu năm và chưa được trả bớt đồng nào.

Danh sách chủ nợ của Xây dựng Hòa Bình cũng còn kéo dài với nhiều ngân hàng khác như VPBank, MSB, MBBank, Vietcombank, ABBank, Ngân hàng Quốc Dân, ngân hàng OCB, TPBank… nhưng với số dư nợ không quá lớn. Lớn nhất trong số này là Ngân hàng MSB với 210 tỷ đồng.

Ngoài ra, Hòa Bình còn hơn 698 tỷ đồng là nợ trái phiếu, trái chủ là ngân hàng MSB chi nhánh TP HCM, Quỹ đầu tư cơ hội PVI và CTCP Chứng khoán ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Xây dựng Hòa Bình đạt 43% chỉ tiêu doanh thu trong 9 tháng đầu năm
Nợ vay trái phiếu (nguồn: BCTC hợp nhất quý III/2023 tại HBC
 

Có thể thấy, Xây dựng Hòa Bình đang bị đẩy vào tình cảnh ngặt nghèo sau khoản lỗ kỷ lục. Đặc biệt, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu gấp gần 38 lần thì toan tính hàng chục nghìn tỷ và khả năng thực hiện bằng một sức khỏe tài chính lành mạnh vẫn là một bài toán khó đối với Xây dựng Hòa Bình.

“Soi” nguồn tiền để trả nợ của Xây dựng Hòa Bình

Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 4.399 tỷ đồng sẽ khiến Xây dựng Hòa Bình gặp áp lực trả nợ ngắn hạn. “Soi” báo cáo tài chính của công ty để xem nguồn “có” đến đâu?

Tổng tài sản của Xây dựng Hòa Bình tính đến 30/9/2023 đạt hơn 13.696 tỷ đồng, trong đó cấu thành từ hơn 11.810 tỷ đồng tài sản ngắn hạn. Trong tài sản ngắn hạn có hơn 8.856 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn, được trình bày ở trên: có 5.293 tỷ đồng phải thu ngắn hạn của khách hàng; 3.658 tỷ đồng phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng và hơn 1.733 tỷ đồng phải thu khác. Công ty đã phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tổng 2.505 tỷ đồng tăng 22% so với số đầu năm.

Xây dựng Hòa Bình đạt 43% chỉ tiêu doanh thu trong 9 tháng đầu năm

Nói thêm, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng được ghi nhận cùng lúc với doanh thu. Khoản mục này dùng để ghi nhận phần trăm công việc mà Hòa Bình đã hoàn thành và được xác minh bởi bên tư vấn thứ ba, nhưng chưa lập hóa đơn cho khách hàng.

Còn phải thu khách hàng được chuyển từ phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng đã lập hóa đơn và chuyển đến khách hàng. Theo đó, khách hàng có nghĩa vụ phải thanh toán cho Hòa Bình và bất kỳ khoản thanh toán chậm nào sẽ bị phạt.

Tiền và tương đương tiền tính đến 30/9/2023 ghi nhận gần 516 tỷ đồng, trong đó có 500 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng và gần 15 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng.

Tổng giá trị hàng tồn kho xấp xỉ bằng đầu năm với hơn 2.296 tỷ đồng trong đó có gần 56 tỷ đồng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số tồn kho của Xây dựng Hòa Bình, hàng hóa bất động sản chỉ hơn 148 tỷ đồng, còn lại 1.536 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và gần 620 tỷ đồng tồn kho nguyên vậy liệu xây dựng.

Lê Thanh - Huy Tùng

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.600 tỷ đồng khoản phải trả ngắn hạn khác, chiếm 65% tổng nợ phải trả...
CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Năm 2024, CEO đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.
Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Bà Lương Hoàng Lan, đại diện pháp luật của Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình bị tạm hoãn xuất cảnh do công ty nợ thuế 1.045 tỷ đồng.
Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Dù sở hữu loạt khu đất "vàng" nhưng CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) lại kinh doanh yếu kém, thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, số liệu công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội không đồng nhất.
Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Năm 2023, Capitaland Tower không chỉ làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vốn chủ sở hữu còn âm nặng, nợ phải trả tính đến cuối năm hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm hơn 12.000 tỷ đồng.
Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Năm 2023, Công ty cổ phần Eurowindow Holding mang về hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận, ROE đạt 1,352% và nợ phải trả gần 9.000 tỷ đồng...
Bất động sản Biz