Liên quan đến vụ trả giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại phiên đấu giá 58 thửa đất ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội), ngày 3/12, Cơ quan CSĐT - Công an TP Hà Nội đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định tạm giữ đối với 5 đối tượng.
Cụ thể, các đối tượng bị tạm giữ để điều tra về hành vi vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản gồm: Phạm Ngọc Tuấn, Ngô Văn Dương, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Thế Quân.
Thông tin từ cơ quan công an cho biết, tháng 11/2024, Phạm Ngọc Tuấn biết thông tin về cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở tại dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn (thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, do UBND huyện Sóc Sơn tổ chức) nên đã nhờ Ngô Văn Dương mua hồ sơ đấu giá do Công ty Thanh Xuân đơn vị phối hợp tổ chức cuộc đấu giá phát hành.
Để chắc chắn trúng đấu giá được các lô đất Phạm Ngọc Tuấn đã thỏa thuận, bàn bạc với Nguyễn Thị Quỳnh Liên, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Thế Quân và Ngô Văn Dương về việc cùng tham gia đấu giá và thực hiện việc nâng giá tại buổi đấu giá.
Trước khi đấu giá, các đối tượng đã xác định mức giá chỉ khoảng trên 30 triệu đồng/m2 sẽ có thể bán chênh được nên để khống chế kết quả đấu giá, các đối tượng đã thỏa thuận với nhau về mức giá qua 6 vòng đấu bắt buộc.
Cụ thể, nếu đến vòng 4, mức giá được các nhà đầu tư trả cao hơn 30 triệu đồng thì vào vòng 5 sẽ đưa ra một mức cao đột biến để thắng áp đảo. Rồi đến vòng 6 sẽ cùng thống nhất bỏ không tiếp tục tham gia nữa. Mục đích là phá không cho lô đất được trúng đấu giá thành công.
Với chiêu thức này đã có 36/58 lô đất bị các đối tượng trên thông đồng, trả cao tới gần 100 triệu đồng/m2 xong bỏ không đấu nữa. Cá biệt có Phạm Ngọc Tuấn trả tới mức 30 tỷ đồng/m2.
Trước các dấu hiệu bất thường của cuộc đấu giá, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra xác minh, làm rõ các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các đối tượng. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tăng cường rà soát, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các hành vi lợi dụng chính sách pháp luật để hoạt động vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đấu giá tài sản nói chung và đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng trên địa bàn Thành phố.
Hiện vụ việc đang được Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội củng cố tài liệu, chứng cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can, xử lý nghiêm các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Theo các chuyên gia, việc bỏ cọc trong đấu giá đất đang gây ra nhiều bất cập và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất động sản như:
Làm méo mó thị trường: Khi người trúng đấu giá bỏ cọc, giá trị đất có thể bị kéo xuống hoặc tạo ra sự không ổn định trong thị trường. Việc đấu giá đất không có hiệu quả khiến giá trị của đất đai bị thổi phồng, gây mất niềm tin cho những người tham gia đấu giá chân chính.
Lãng phí tài nguyên: Việc đấu giá đất có thể dẫn đến việc lãng phí tài nguyên và thời gian của các bên liên quan, từ các cơ quan nhà nước đến những người tham gia đấu giá. Nếu việc bỏ cọc xảy ra nhiều lần, gây trì hoãn trong việc triển khai dự án hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng.
Lợi dụng chiêu trò đầu cơ: Một số người tham gia đấu giá có thể cố tình "dụ" các đối thủ tham gia với những mức giá cao, sau đó bỏ cọc để không phải thực hiện giao dịch. Điều này tạo cơ hội cho những đối tượng đầu cơ thao túng giá đất, gây bất ổn...
Trong đó các huyện ngoại thành như: Mỹ Đức, Thanh Oai, Hoài Đức, Mê Linh... sẽ đấu giá 318 thửa đất trong tháng 12, giá khởi điểm từ 1,1 triệu đồng/m2.
Trao đổi với PetroTimes, Luật sư Vũ Văn Biên - Công ty Luật TNHH An Phước cho rằng, để chấm dứt tình trạng bỏ cọc trong đấu giá, chúng ta cần có cơ chế để đảm bảo trách nhiệm của người tham gia, chẳng hạn như yêu cầu bảo lãnh ngân hàng...
Sau 30 năm hình thành và phát triển, thị trường bất động sản Việt Nam đã trở thành động lực quan trọng cho nền kinh tế. Tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam (Vietnam Real Estate Summit - VRES) 2024 của Batdongsan.com.vn, các chuyên gia đã phân tích "Hành trình 30 năm thị trường bất động sản Việt Nam"...
Liên quan đến vụ trả giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại phiên đấu giá 58 thửa đất ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội), ngày 3/12, Cơ quan CSĐT - Công an TP Hà Nội...
Đà Nẵng tiếp tục cho phép 4 dự án nhà ở cho người nước ngoài sở hữu; Đề xuất TP HCM điều chỉnh phương pháp xác định dân số trong các tòa chung cư; Thạch Thất đấu giá 34 thửa đất, giá trúng cao nhất 59,3 triệu đồng/m2… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, phân khúc căn hộ chung cư bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) - nhà ở vừa túi tiền, đã “tuyệt chủng”, trong vài năm trở lại đây và rất khó...
SKV - UBND TP.HCM cho biết đã có 8/30 dự án bất động sản đã được giải quyết hoàn toàn, 22/30 dự án có vướng mắc đang được sở ngành, TP.Thủ Đức tiếp tục tham mưu xử lý theo quy định. Điều này đã giúp tăng nguồn cung cho thị trường.