Bất động sản Biz

'Trùm BOT' Tasco: Chủ nợ lớn nhất là ai, các công ty con đang làm ăn ra sao năm 2022?

Thứ năm, 23/03/2023 | 06:45 Theo dõi BĐS Biz trên

CTCP Tasco (Mã: HUT) là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào hạ tầng VETC tại Việt Nam. Hiện nay doanh nghiệp này đang tăng tốc phát triển bất động sản và bảo hiểm. Vì vậy, hệ sinh thái của 'trùm BOT' Tasco ngày càng mở rộng.

Các công ty con của Tasco kinh doanh ra sao trong năm 2022?

CTCP Tasco (mã: HUT) là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng và khai thác BOT với danh mục hàng chục dự án có tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng và nhiều trạm thu phí để hoàn vốn như Quốc Lộ 10, Quốc lộ 21, Quốc lộ 1 đoạn qua Quảng Bình, Quốc lộ 10 đi Hải Phòng,…

tasco-1
Nguồn: báo cáo thường niên năm 2022 tại Tasco.

Theo báo cáo thường niên năm 2022, tính đến 31/12/2022, Tasco có 9 công ty con trực tiếp, 1 công ty con gián tiếp và 2 công ty con liên doanh, liên kết. Các công ty này có ngành nghề kinh doanh như xây lắp, dịch vụ, dịch vụ thu phí, hạ tầng giao thông, bất động sản và bảo hiểm phi nhân thọ.

Trong đó, Công ty cổ phần VETC do Tasco sở hữu 99,26%. Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng giao thông, đồng thời là chủ đầu tư của hàng loạt dự án BOT - với hơn 99% vốn góp.

Năm 2022, VETC ghi nhận 380 tỷ đồng doanh thu, tăng 105% so với năm 2021 (185 tỷ đồng).

Trong đó, VETC thực hiện đầu tư lắp đặt là 22 trạm. Nhà đầu tư BOT lắp đặt, kết nối với hệ thống Back-End là 90 trạm. VETC vận hành 45 trạm. Tại các trạm đã vận hành ETC (dịch vụ thu phí không dừng): Tính đến ngày 31/12/2022, tỷ lệ xe vé tháng/quý đã sử dụng hình thức ETC tại các trạm đã tiếp nhận toàn bộ đạt 100%.

Về dán thẻ, sử dụng dịch vụ, hiện tổng số phương tiện đã dán thẻ VETC đạt 2,7 triệu xe, trên tổng số 5,02 triệu xe (chiếm 50% tổng số xe cả nước) trong đó năm 2022 phát triển gần 1,3 triệu khách hàng mới. Số lượng giao dịch VETC chiếm hơn 80% thị phần của cả nước, góp phần tăng tỷ lệ giao dịch ETC tại các trạm trên quốc lộ từ 40% lên 85%-90%, các tuyến cao tốc 100% từ ngày 01/08/2022.

Với tình hình giao thông cả nước ổn định trở lại vào thời điểm nửa cuối năm 2022, tình hình thu phí tại các trạm BOT mà VETC đang triển khai hệ thống thu phí không dừng cũng đạt kết quả tích cực so với dự báo trước đó. Đây là nguyên nhân chính khiến doanh thu từ hoạt động thu phí không dừng tăng trưởng mạnh mẽ so với kế hoạch Công ty đề ra.

Đáng chú ý, ngoài VETC, các công ty con còn lại không được phía Tasco tiết lộ kết quả kinh doanh năm 2022 trong báo cáo thường niên năm 2022. Còn tại báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2022, lãi trong công ty liên doanh, liên kết đạt hơn 12 tỷ đồng (năm 2021 lãi hơn 6 tỷ đồng).

tasco-2
Tasco là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào hạ tầng VETC tại Việt Nam. (Ảnh minh họa: VETC).

Ai là chủ nợ lớn nhất tại 'trùm BOT' Tasco?

Điểm lại tình hình kinh doanh của Tasco giai đoạn 2007 – 2013 không mấy khả quan khi doanh thu và lợi nhuận không có sự tăng trưởng vượt trội. Năm 2010 được coi là thời điểm ghi nhận kết quả kinh doanh tốt nhất, đạt lợi nhuận sau thuế gần 68 tỷ đồng, tỷ suất sinh lời trên doanh thu đạt gần 10%.

Giai đoạn 2014 – 2017, tình hình kinh doanh của Tasco khởi sắc khi lợi nhuận sau thuế mỗi năm đều trên 150 tỷ đồng đến hơn 400 tỷ đồng, tỷ suất sinh lời trên doanh thu đạt trên 15%.

Tuy nhiên, giai đoạn 2018 – 2020, doanh thu và lợi nhuận tại Tasco đều đồng loạt giảm, thậm chí là thua lỗ. Từng là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông, nổi tiếng với các dự án BOT, nhưng cú sốc đại dịch COVID-19 khiến lưu lượng xe thực tế thấp hơn dự kiến, cùng với sức ép từ nhiều tài xế ở các trạm thu phí BOT đã ảnh hưởng khá lớn đến Tasco.

Năm 2021, tình hình kinh doanh bắt đầu khởi sắc trở lại. Đến năm 2022, doanh thu thuần Tasco tăng 24%, lên gần 1.080 tỷ đồng. Lãi sau thuế gần 144 tỷ đồng (năm 2021 hơn 44 tỷ).

tasco-4

Về tình hình tài chính, tính tới thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản Tasco hơn 11.632 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm, tương đương tăng hơn 900 tỷ đồng.

Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả HUT gần 7.765 tỷ đồng, tăng 11%. Trong đó, vay nợ ngắn hạn giảm 9% còn hơn 280 tỷ đồng và vay nợ dài hạn giảm 8% còn hơn 4.553 tỷ đồng). Như vậy, nợ vay tại Tasco ghi nhận hơn 4.834 tỷ đồng, chiếm 62% nợ phải trả, 42% tổng tài sản và cao gấp 1,2 lần vốn chủ sở hữu.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022, về nợ vay ngắn hạn, “Trùm BOT” Tasco có khoản vay tại Vietinbank CN Thăng Long ký ngày 11/11/2022 với tổng mức dư nợ vay 3,5 tỷ đồng kỳ hạn 1 năm. Mục đích vay để bổ sung vốn lưu động cho gói thầu DVTP: Thuê dịch vụ thu phí các DA đường cao tốc do VEC quản lý, khai thác. Tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị hình thành từ dự án.

Về nợ vay dài hạn, Tasco đang vay dài hạn hơn 4.553 tỷ đồng tại các ngân hàng để thực hiện các dự án BOT, dự án thu phí không dừng và kiểm soát tải trọng xe. Bên cạnh đó, Tasco có khoản vay tại Vietinbank CN Thăng Long ký ngày 11/11/2022 với tổng giá trị không vượt quá 41 tỷ đồng có kỳ hạn vay 60 tháng. Mục đích vay để bổ sung vốn đầu tư cho gói thầu DVTP. Tài sản đảm bảo cho khoản vay là tài sản cố định hình thành từ dự án đầu tư và quyền thu phí trong thời gian thực hiện dự án.

Ngoài Vietinbank, Tasco không có tiết lộ thêm những ngân hàng nào đang cho vay dài hạn hơn 4.000 tỷ đồng. Vì vậy, thông tin chủ nợ lớn nhất tại Tasco hiện vẫn là một bí mật.

Tasco không chia cổ tức năm 2022, góp toàn bộ 1.162 tỷ vào công ty bảo hiểm

Mới đây, CTCP Tasco vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023 dự kiến tổ chức ngày 25/3 tại Hà Nội.

Theo đó, năm 2023, Tasco đặt mục tiêu tổng doanh thu là 22.500 tỷ, lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng, lần lượt gấp 21 và gấp 4,1 lần kết quả năm 2022. Kế hoạch này đã bao gồm kế hoạch hợp nhất SVC Holdings trong năm 2023.

Tasco đang có kế hoạch phát hành 543,88 triệu cổ phiếu để hoán đổi cổ phần nhằm sở hữu 100% vốn của SVC Holdings.

SVC Holdings đang là cổ đông lớn nhất, chiếm 53,68% cổ phần của CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico) với hơn 11,2% thị phần xe ô tô mới với chuỗi phân phối trải dài từ Bắc vào Nam cùng nhiều bất động sản tại các vị trí đắc địa ở TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,...

Ngoài mảng phân phối 10 hãng ô tô phổ thông (chiếm hơn 22% thị phần phân phối xe Toyota, 33% thị phần phân phối xe Ford) của Savico, SVC Holdings còn sở hữu các công ty phân phối ô tô Volvo.

Bên cạnh đó, SVC Holdings sở hữu CTCP Savico Hà Nội, chủ đầu tư của dự án Trung tâm Savico Megamall 4,6 ha tại số 7-9 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội; Toyota Giải Phóng; Toyota Long Biên và một số showroom tại các tỉnh thành phía Bắc, và sở hữu CTCP Dana với các showroom phân phối tại khu vực miền Trung.

Năm 2023, Tasco cho biết sẽ hoàn thành thủ tục để sở hữu SVC Holdings và hoàn thiện hệ sinh thái về xe ô tô, gia tăng số lượng showroom và phát triển thương hiệu ô tô mới (xe sang và xe điện) để đáp ứng sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ô tô.

Hiện Tasco đã triển khai phương án phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần, đang thực hiện nộp hồ sơ phát hành với cơ quan chức năng và triển khai phát hành.

Bên cạnh sự hỗ trợ từ SVC Holdings, năm nay Tasco dự báo doanh thu năm 2023 tăng trưởng còn đến từ các dịch vụ gia tăng của hệ sinh thái (hệ thống thu phí không dừng VETC, bảo hiểm, tài chính, dịch vụ end to end...).

tasco-3
Năm 2022 Tasco trình phương án không chia cổ tức. (Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ của Tasco).

Tại ĐHĐCĐ sắp tới, HĐQT Tasco sẽ trình việc sửa đổi, bổ sung phương án phát hành 116 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu .

Tasco dự kiến sử dụng số tiền hơn 1.162 tỷ đồng thu được để bổ sung vốn cho Công ty TNHH Bảo hiểm Tasco (trước đây là Công ty TNHH Bảo hiểm Tổng hợp Groupama Việt Nam). Thời gian giải ngân dự kiến trong năm 2023.

Theo phương án ban đầu, số tiền dự kiến thu được sẽ được dùng để góp vốn vào Tasco Land (550 tỷ) và Bảo hiểm Tasco (612 tỷ).

Theo phương án mới, cổ đông hiện hữu chỉ được chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu phát hành thêm 1 lần cho một hoặc nhiều nhà đầu tư có nhu cầu mua trong thời gian quy định. Người nhận chuyển nhượng quyền mua không được chuyển nhượng quyền mua đó cho bên thứ ba.

Việc thực hiện phương án phát hành phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu cũng sẽ được thực hiện độc lập với phương án phát hành cổ phiếu cổ phiếu để hoán đổi cổ phần SVC Holdings.

Trước đó, vào tháng 12/2022, Tasco đã thành lập Công ty Bảo hiểm Tasco (Tasco Insurance - TIC) sau khi hoàn thành việc nhận chuyển nhượng 100% phần vốn góp của Công ty TNHH Bảo hiểm Tổng hợp Groupama Việt Nam từ Tập đoàn Groupama Assurances Mutuelles- Một Tập đoàn bảo hiểm danh tiếng của Pháp. Đây là bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển của Tasco nhằm cung cấp sản phẩm bảo hiểm được cá nhân hoá thông qua kênh phân phối hiện đại và phát huy lợi thế của hệ sinh thái lớn để cung cấp cho khách hàng dịch vụ toàn diện và ưu việt.

Ngoài ra, tháng 3/2022, Tasco thành lập Tasco Land. Với lợi thế sở hữu quỹ đất đắc địa và định hướng theo đuổi hành trình kiến tạo nền tảng giá trị sống bền vững cho thế hệ hôm nay và mai sau, Tasco Land tập trung vào các hoạt động sau: Triển khai các dự án ở Hà Nội và các dự án trong quỹ đất hiện hữu; Kết hợp với SVC Holdings, Savico nghiên cứu triển khai, khai thác hiệu quả các bất động sản và dự án bất động sản hiện có của Savico; Đầu tư vào Công ty CP Bất động sản du lịch Ninh Vân Bay, sở hữu một trong những khu resort nổi tiếng bậc nhất tại Việt Nam, Six Senses Ninh Van Bay, khu Biệt thự Pháp cổ Ana Mandara Đà Lạt tại khu vực trung tâm Đà Lạt.

Hoàng Long

Theo sohuutritue.net.vn Copy
FLC, Vinaconex và nhiều doanh nghiệp bị bêu tên vì chậm nộp bảo hiểm xã hội

FLC, Vinaconex và nhiều doanh nghiệp bị bêu tên vì chậm nộp bảo hiểm xã hội

Nhiều doanh nghiệp bất động sản chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 1 tháng trở lên như: Lilama 3 với số tiền nợ trên 44,5 tỷ đồng, Công ty CP Sông Đà 6 với hơn 20,5 tỷ đồng, Công ty CP Tập đoàn FLC nợ tiền hơn 8 tỷ đồng,...
Nợ vay 'phình to', các doanh nghiệp bất động sản đang trả lãi ra sao?

Nợ vay "phình to", các doanh nghiệp bất động sản đang trả lãi ra sao?

Kết thúc năm tài chính 2023, số dư nợ vay tại loạt doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Địa ốc Hoàng Quân, Taseco Land... "phình to" hơn khiến chi phí lãi vay cũng biến động mạnh.
Nam Long có CEO mới là người nước ngoài

Nam Long có CEO mới là người nước ngoài

CTCP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán NLG: HoSE) công bố thông tin về việc thay đổi tổng giám đốc. Theo đó HĐQT bổ nhiệm ông Lucas Ignatius Loh Jen Yuh vào vị trí Tổng giám đốc Nam Long nhiệm kỳ 2024 - 2026 kể từ ngày 30/3/2024.
Bất động sản cho thuê Minh Bảo Tín công bố lãi đậm

Bất động sản cho thuê Minh Bảo Tín công bố lãi đậm

Năm 2023, Bất động sản cho thuê Minh Bảo Tín - chủ sở hữu văn phòng cho thuê là Orient Apartment Bến Vân Đồn ở Thành phố Hồ Chí Minh lãi đậm, song nợ phải trả tăng tới hơn 76% so với đầu năm.
Nợ vay tăng mạnh, Taseco Land thế chấp loạt tài sản lớn

Nợ vay tăng mạnh, Taseco Land thế chấp loạt tài sản lớn

Dù đang tích cực mở rộng quỹ đất song CTCP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) hiện đang thế chấp loạt tài sản gồm dự án bất động sản, cổ phiếu... tại nhiều ngân hàng lớn với nợ vay lên tới hơn 3.000 tỷ đồng, chiếm 79% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
'Bom nợ' bất động sản Country Garden Trung Quốc đối mặt đơn kiện yêu cầu thanh lý tài sản

'Bom nợ' bất động sản Country Garden Trung Quốc đối mặt đơn kiện yêu cầu thanh lý tài sản

Ngày 28 2, Country Garden (Trung Quốc) cho biết, doanh nghiệp này đang đối mặt với một đơn kiện yêu cầu thanh lý tài sản vì không thanh toán khoản vay 205 triệu USD.
TP HCM: Chủ đầu tư dự án Aurora quận 8 bị cưỡng chế thuế hơn 6 tỷ đồng

TP HCM: Chủ đầu tư dự án Aurora quận 8 bị cưỡng chế thuế hơn 6 tỷ đồng

Cục Thuế TP HCM vừa ban hành quyết định số 225/QĐ-CT-CC về việc cưỡng chế thuế hơn 6 tỷ đồng và thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngưng sử dụng hóa đơn. Pháp nhân bị cưỡng chế là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Bình Đông (Công ty Bình Đông).
Áp lực nợ vay tại trùm BOT Tasco đang tăng cao?

Áp lực nợ vay tại trùm BOT Tasco đang tăng cao?

Năm 2023, nợ vay tài chính của Công ty cổ phần Tasco (HNX: HUT) tăng 71%, hơn 8.000 tỷ đồng. Tuy nhiên các khoản vay này lại không được thuyết minh cụ thể.
Bất động sản Biz