Bất động sản Biz

Kinh doanh bết bát, Tasco bất ngờ có Chủ tịch mới

Thứ hai, 01/11/2021 | 08:33 Theo dõi BĐS Biz trên

'Ông trùm' BOT Phạm Quang Dũng rời ghế Chủ tịch Tasco

Công ty Cổ phần Tasco (HUT) được mệnh danh 'ông trùm BOT' với nhiều dự án phát triển hạ tầng giao thông ở Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Quảng Bình, Hà Nội và tiên phong đầu tư hạ tầng thu phí không dừng. Hiện đơn vị vận hành 58 trạm trên các tuyến đường từ Bắc vào Nam, kết nối hệ thống thu phí không dừng ETC với hơn 1,1 triệu xe ôtô trên tổng số 4,4 triệu xe trên toàn quốc.

Hoạt động kinh doanh bất động sản cũng là một trong những mảng kinh doanh chính của Tasco, đơn vị sở hữu quỹ đất lớn tại Hà Nội với nhiều vị trí đắc địa như dự án Trần Duy Hưng, Foresa Mỹ Đình, Hòa Bình và dự án văn phòng Tasco tại đường Dương Đình Nghệ, Hà Nội và đầu tư hạ tầng y tế với bệnh viện Mắt Hà Nội 2, dự án bệnh viện T-Hospital quy mô 500 giường bệnh tại Hà Nội; lĩnh vực năng lượng tái tạo với dự án Thuận Nam 19 có quy mô 49MW...

'Ông trùm' BOT Phạm Quang Dũng.

Đáng chú ý, tại phiên họp đại hội cổ đông bất thường của Tasco sáng ngày 28/10 đã thông qua quyết định bầu ông Hồ Việt Hà làm Chủ tịch mới của Tasco thay cho “ông trùm BOT" Phạm Quang Dũng.

Sau khi rời ghế Chủ tịch HĐQT, ông Phạm Quang Dũng sẽ đồng hành với vai trò một cổ đông lớn và là thành viên quan trọng trong Ban cố vấn chiến lược cấp cao của Tasco.

Ngoài ra, đã có sự thay đổi với 2 thành viên HĐQT mới và 3 thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2017 - 2022, bổ sung thay thế cho các thành viên đã có đơn từ nhiệm trước đó. 

Đại hội cổ đông cũng thống nhất định hướng tái cấu trúc mạnh mẽ, tập trung vào các ngành nghề và lĩnh vực hoạt động chính có ưu thế của Tasco, dồn nguồn lực để tạo sức bật trong thời gian tới, như giao thông, thu phí không dừng, y tế.

Đại Hội bất thường của Tasco đã bầu ra Chủ tịch mới.

Động thái thay đổi nhân sự cấp cao diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh doanh của Tasco vài năm gần đây đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, chủ yếu do tác động từ hình thức đầu tư BOT như các chính sách BOT, thu phí không dừng chưa nhất quán, dịch bệnh khiến thu phí phương tiện trên nhiều tuyến đường giảm...

Tasco báo lỗ quý thứ 6 liên tiếp

Trong quý 3/2021, doanh thu thuần của Tasco ghi nhận gần 162 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ. Doanh thu sụt giảm chủ yếu đến từ hoạt động thu phí. Dù vậy, nhờ giá vốn giảm mạnh, lợi nhuận gộp đạt gần 34 tỷ đồng, gấp gần 18 lần so với cùng kỳ.

Doanh thu tài chính của Tasco ghi nhận sự sụt giảm mạnh với mức giảm 57% so với cùng kỳ, còn hơn 3 tỷ đồng. Nguyên nhân là do doanh nghiệp không được chia cổ tức hoặc lợi nhuận trong kỳ.

Doanh thu giảm nhưng các loại chi phí lại gia tăng. Chẳng hạn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng lần lượt 28% và 86%, lên gần 5 tỷ đồng và gần 41 tỷ đồng. Chi phí lãi vay cũng tăng 9%, lên hơn 65 tỷ đồng.

Sau khi trừ các loại chi phí, Tasco báo lỗ ròng gần 64 tỷ đồng trong quý 3 (cùng kỳ lỗ gần 79 tỷ đồng). Với việc thua lỗ trong cả 3 quý đầu năm, Tasco chịu lỗ ròng hơn 134 tỷ đồng sau 9 tháng năm 2021, doanh thu tài chính giảm 85% xuống còn vỏn vẹ hơn 8 tỷ đồng.

Lý giải về mức lỗ sâu, Tasco cho biết chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong kỳ tăng do phát sinh các chi phí phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh lên hầu hết các mảng kinh doanh, tuy nhiên giá vốn giảm mạnh hơn dẫn đến lợi nhuận sau thuế lỗ so với cùng kỳ năm trước

Nợ như 'chúa chổm', ai là chủ nợ lớn nhất của Tasco?

Tổng tài sản của Tasco tại thời điểm cuối tháng 9/2021 ghi nhận gần 9.843 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với đầu năm. Trong đó, phải thu ngắn hạn giảm đến 37%, về mức gần 614 tỷ đồng (trả trước cho người bán ngắn hạn giảm 25% về mức gần 37 tỷ đồng, phải thu về cho vay ngắn hạn cũng giảm mạnh 62% về mức hơn 12 tỷ đồng); hàng tồn kho giảm 26% xuống còn hơn 92 tỷ đồng; tài sản dở dang dài hạn giảm 6% về mức gần 1.072 tỷ đồng; ngược lại, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 47% lên hơn 323 tỷ đồng; tiền và tiền gửi của Công ty lại tăng 31% lên 348 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, tại thời điểm 30/9/2021, nợ phải trả của Tasco còn hơn 7.028 tỷ đồng. Trong đó, tổng nợ vay ngân hàng lên tới con số hơn 5.300 tỷ đồng, do đó, chi phí lãi vay trong 9 tháng  đầu năm đã lên tới con số gần 232 tỷ đồng, tương đương tăng 29% so với cùng kỳ 2020. Trong khi đó, doanh thu 9 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt hơn 628 tỷ đồng, con số này thực tế không đủ trả lãi và gốc vay.

Hiện tại, chủ nợ của Tasco đều là những ‘ông lớn’ ngân hàng. Trong đó, chủ nợ lớn nhất là BIDV với hơn 2.932 tỷ đồng nợ vay dài hạn; Vietcombank cho vay hơn 2.144 tỷ đồng. Mục đích của vay nợ để thực hiện đầu tư dự án BT, dự án xây dựng hệ thống thu phí không ngừng,…

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2021.

Để tháo gỡ những khó khăn, ông Phạm Quang Dũng từng chia sẻ: Trong tương lai gần Tasco sẽ nhanh chóng xúc tiến việc thu hồi vốn tại các dự án bất động sản, đặc biệt là khu đất Đơn vị ở 1 tại Xuân Phương. Tasco sẽ chọn lĩnh vực hạ tầng, y tế làm động lực chính cho việc phát triển dài hạn và bền vững của công ty trong thời gian tới".

Tuy nhiên, dịch Covid lan rộng, nhiều tỉnh, thành phố áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg khiến nguồn thu phí từ đường bộ của công ty giảm mạnh. Doanh thu của Tasco phần lớn phụ thuộc vào hoạt động thu phí đường bộ, vì thế, dự báo doanh thu tài chính năm 2021 sẽ giảm sâu nhất trong vài năm trở lại đây, thậm chí là lỗ nặng.

Theo Hoàng Long - Huy Tùng/PetroTimes

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/kinh-doanh-bet-bat-tasco-bat-ngo-co-chu-tich-moi-631271.html

BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long. Với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, dự án hứa hẹn sẽ là điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch và dịch vụ của Quảng Ninh.
MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam

MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam

Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so với cùng kỳ, đồng thời đặt mục tiêu duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, hướng tới vị thế dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam vào năm 2030.
Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Mặc dù ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh trong quý I/2025, CenLand vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng bứt phá trong năm 2025.
CIENCO4 bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam

CIENCO4 bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam

CIENCO4 – “ông lớn” ngành xây dựng từng tham gia nhiều dự án hạ tầng trọng điểm – vừa bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam vì làm giả hồ sơ dự thầu.
Lãi đột biến trong quý I/2025, Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm bơm thêm 6.800 tỷ đồng vào siêu dự án Tràng Cát

Lãi đột biến trong quý I/2025, Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm bơm thêm 6.800 tỷ đồng vào siêu dự án Tràng Cát

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC, sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nam cấm Tập đoàn Cienco4 tham gia đấu thầu trong 4 năm

Hà Nam cấm Tập đoàn Cienco4 tham gia đấu thầu trong 4 năm

Mới đây, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 853/QĐ-UBND, cấm Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 (mã chứng khoán: C4G) tham gia hoạt động đấu thầu trong thời hạn 4 năm.
Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản

Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản

Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động và áp lực nợ lớn, việc mạnh tay chi nghìn tỷ đầu tư của NVL khiến giới kinh doanh không khỏi đặt câu hỏi: Đây là sự chuẩn bị cho một bước ngoặt chiến lược đầy tham vọng, hay chỉ là phép thử mạo hiểm giữa cơn sóng lớn? 
Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl – thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam – sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với định giá gần 130.000 tỷ đồng vào ngày 13/5 tới đây. Mức vốn hóa này lớn hơn hàng loạt tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán.
Bất động sản Biz