Tổng cục Thống kê cho biết, tính đến hết ngày 20/4, kinh doanh bất động sản (BĐS) tiếp tục là lĩnh vực đứng vị trí thứ hai trong thu hút dòng vốn FDI, với hơn 1,6 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2023, vốn FDI đổ vào lĩnh vực này đã tăng hơn 4 lần. Vậy sức hút nào khiến dòng vốn FDI đổ mạnh vào bất động sản?
Vốn FDI đổ vào bất động sản tăng hơn 4 lần
Số liệu của Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, tổng vốn FDI tính đến hết ngày 20/4 đăng ký vào Việt Nam, gồm vốn đăng ký cấp mới, đăng ký điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Dòng vốn FDI đổ vào bất động sản tăng hơn 4 lần trong 4 tháng đầu năm 2024 (Ảnh minh họa)
Trong đó, kinh doanh BĐS là lĩnh vực đứng vị trí thứ hai trong thu hút dòng vốn FDI, với hơn 1,6 tỷ USD (đứng đầu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký đạt gần 5 tỷ USD). Như vậy, so với cùng kỳ năm 2023, vốn FDI đổ vào BĐS đã tăng hơn 4 lần.
Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm nay ước đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 607,6 triệu USD.
Trong số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư mới được cấp phép tại Việt Nam trong 4 tháng qua, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với gần 2,6 tỷ USD, chiếm hơn 36% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là Hồng Kông (Trung Quốc) đầu tư hơn 898 triệu USD, tương đương gần 13% tổng vốn; Nhật Bản rót 814 triệu USD, chiếm hơn 11%; Trung Quốc khoảng 740 triệu USD; Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 730 triệu USD; Đài Loan (Trung Quốc) rót 512 triệu USD…
Sức hút từ đâu?
Theo giới chuyên gia, dòng vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào BĐS chứng tỏ BĐS vẫn là thị trường tiềm năng, có cơ hội phát triển lớn.
Phân tích của các chuyên gia lĩnh vực tài chính BĐS cho thấy, Việt Nam đã và đang lọt vào tầm ngắm của lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, một quốc gia mới nổi như Việt Nam đã trở thành thị trường tiềm năng thu hút đầu tư. Sức hấp dẫn của thị trường trong nước đến từ các lợi thế như dân số, tỷ lệ đô thị hóa, tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện tại... Đặc biệt, tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn ở một thị trường chính là yếu tố quan trọng trong các quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Một động lực rất quan trọng khác hứa hẹn sẽ mang đến "làn gió mới" cho thị trường BĐS trong thời gian tới là tác động tích cực của Luật Đất đai sửa đổi kỳ vọng sẽ có hiệu lực sớm từ ngày 1/7/2024.
Cùng với đó, các luật khung quan trọng liên quan trực tiếp đến thị trường là Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi cũng đồng thời có hiệu lực tạo sự đồng bộ về pháp lý cho lĩnh vực này.
Mặt khác, các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh chứng khoán có nhiều biến động, vàng liên tục tăng giá, lãi suất tiết kiệm về mức thấp nhất (khoảng 4 - 5% cho kỳ hạn 12 tháng) thì BĐS vẫn sẽ là kênh đầu tư nhiều triển vọng. Với riêng các nhà đầu tư nước ngoài, văn phòng cho thuê và BĐS công nghiệp là hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất và dự báo sẽ rất sôi động trong năm 2024.
Sự kết hợp giữa tinh thần thể thao và nghệ thuật đỉnh cao trong Lễ khai mạc Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN mở rộng 2025 không chỉ làm nên một đêm hội mãn nhãn, mà còn góp phần tôn vinh những giá trị cao đẹp mà Giải đấu hướng tới. Đó là sức mạnh của sự gắn kết, là tiếng nói chung vì một tương lai hợp tác và phát triển toàn diện trong cộng đồng ASEAN.
Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Trong vòng 6 tháng đầu năm Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm khởi sắc với doanh thu bật tăng đột biến.
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận tín hiệu tích cực.
Ngày 25/6/2025, lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Tập đoàn Sun Group diễn ra tại Hà Nội, với kỳ vọng chung tay hiện thực hoá sứ mệnh đầu tư, phát triển thế hệ trẻ trong thời kỳ mới.
Tổng công ty Viglacera tiếp tục mở rộng hiện diện tại Hưng Yên với kế hoạch thành lập công ty con vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó nắm giữ 51% cổ phần.
Thành công trong thương vụ thâu tóm HHS Capital giúp CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) chính thức nâng tỷ lệ sở hữu tại CRV lên 51,03%, nắm quyền chi phối một trong những tên tuổi bất động sản nổi bật tại Hải Phòng.
Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh sách năm 2024, và tiếp tục dẫn đầu khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.