Bất động sản Biz

Tin nhanh chứng khoán ngày 13/12: Thị trường phục hồi tích cực, nhóm cổ phiếu FLC là tâm điểm của thị trường

Thứ ba, 14/12/2021 | 06:33 Theo dõi BĐS Biz trên

Thị trường đạt được sự đồng thuận tăng từ nhiều nhóm ngành như bất động sản, xây dựng, ngân hàng, chứng khoán và nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ trong đó nhóm cổ phiếu FLC giao dịch tích cực với nhiều mã chuyển sắc tím.

Thị trường nhanh chóng lấy lại sắc xanh ngay khi mở cửa phiên giao dịch ngày 13/12 cùng với tâm lý lạc quan trở lại của các nhà đầu tư sau phiên điều chỉnh cuối tuần vừa qua. VN Index nhẹ nhàng vượt qua các mốc quan trọng 1.470 và 1.480 điểm, tuy nhiên đà tăng bị “hãm bớt” do áp lực chốt lời gia tăng về cuối phiên chiều và dừng chân ở mốc 1.476,21 điểm

Diễn biến phiên giao dịch

Ngay khi mở cửa, sắc xanh bao phủ với hàng loạt các cổ phiếu tăng điểm, nhất là nhóm cổ phiếu lớn tăng mạnh giúp các chỉ số tăng khá tốt. Đà tăng tiếp tục được giữ cho đến khi tạm kết phiên sáng và trên cả 3 sàn đều tăng điểm.

Phiên sáng, thị trường chứng kiến số mã tăng áp đảo số mã giảm. Tất cả các nhóm ngành trên thị trường đều cùng nhau tăng điểm. Trong đó, rổ VN30 có tới 22 mã tăng, 6 mã giảm và 2 mã đứng giá. Còn nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng nổi sóng với hàng loạt mã khoe sắc xanh và tím.

Thị trường phục hồi tích cực, nhóm cổ phiếu FLC là tâm điểm của thị trường

Nếu như CII, NBB, IDI, SCR, SJF, TDC, TNI, HAR, HQC, VPH, QCG, HAG, SCR… cùng tăng trần khi kết thúc phiên sáng thì ROS, ITA, HNG, FLC, LDG, TTF, AMD… cũng đồng loạt tăng khá mạnh.

Tạm dừng phiên sáng, VN Index tăng 10,66 điểm (0,73%) lên 1.474,2 điểm với 283 mã tăng và 168 mã giảm. HNX Index tăng 2,35 điểm (0,52%) lên 453,1 điểm với 129 mã tăng và 92 mã giảm. UPCoM Index tăng 0,16 điểm (0,14%) lên 111,97 điểm.

Phiên giao dịch chiều tiếp tục diễn biến tích cực, có lúc VN Index đã vượt mốc 1.480 điểm, trước khi hạ nhiệt một chút vào cuối phiên. Sắc xanh và sắc tím vẫn ngự trị trên bảng điện tử. Cho đến kết thúc phiên, cả 3 sàn có tới 716 mã tăng và chỉ có 343 mã giảm. Trong đó, có tới 85 mã tăng trần và 14 mã giảm sàn. Từ FLC, ROS cho đến TVS, SJF, CSI hay MBG, PVL, PBC, LIC… đều kết phiên với sắc tím.

Hôm nay, tâm điểm của thị trường chính là nhóm bất động sản, xây dựng. Trong khi đó, nhóm ngân hàng có sự phân hóa nhẹ khiến đà tăng của thị trường bị chững lại vào cuối phiên.

Thanh khoản toàn thị trường tích cực hơn một chút so những phiên gần đây, với giá trị giải ngân đạt hơn 31,3 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, khối ngoại mua ròng nhẹ với hơn 10 tỷ đồng với các mã được mua nhiều là VIC, VNM, VRE, VHM, IDC… Chiều ngược lại, HPG, GEX, NLG, VPB, TCH, SSI… bị bán ròng mạnh nhất.

Trên HOSE, các mã VHM, GVR, BID, HVN, MSN, GAS, DIG, BCM… là động lực chính của VN Index. Trong khi đó, các mã ngân hàng VPB, TPB, VCB, HDB, SHB, TCB, MSB… làm mất đi nhiều điểm số nhất.

Tại sàn Hà Nội, IDC, CEO, L14, KSF, PTI, MBS, SHS, CSC… lần lượt tác động tích cực nhất đến HNX Index. Chiều ngược lại, APS, OCH, BCC, HTP, VIF, VIT, BAB, LDP… tác động tiêu cực nhất đến chỉ số.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/12, VN Index tăng 12,67 điểm (0,87%) lên 1.476,21 điểm với 312 mã tăng và 145 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 865,6 triệu đơn vị, giá trị hơn 25,9 nghìn tỷ đồng. HNX Index tăng 6,81 điểm (1,51%) lên 457,56 điểm với 169 mã tăng và 72 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 114 triệu đơn vị, giá trị 3,1 nghìn tỷ đồng.

Upcom Index tăng 0,49 điểm (0,44%) lên 112,3 điểm với 235 mã tăng và 126 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 99,6 triệu đơn vị, giá trị gần 2,4 nghìn tỷ đồng.

Nhận định phiên giao dịch ngày 14/12:

Phiên giao dịch đầu tuần mới ngày đã đạt được sự tích cực cả về mặt thanh khoản và điểm số. Qua đó giúp cải thiện rất nhiều tâm lý của các nhà đầu tư vốn còn do dự trước các phiên trồi sụt của tuần giao dịch trước đó.

Hiện tại, áp lực chốt lời ngắn hạn không lấn át được sức mua, cho thấy xung lực tăng của thị trường là rất lớn và nhiều khả năng VN Index sẽ sớm chinh phục lại mốc 1.500 điểm trước 31/12/2021.

Với xung lực hiện nay của thị trường và đặc biệt là sự trở lại của dòng tiền thì phiên giao dịch ngày 14/12 được nhận định sẽ tiếp tục là phiên tăng điểm và mốc kháng cự gần là 1.480 điểm.

Các nhà đầu tư có thể mở lại vị thế mua và tận dụng các nhịp rung lắc của thị trường để tái cơ cấu lại danh mục đầu tư hợp lý hơn trong giai đoạn hiện nay.

Theo Hoài Nam/PetroTimes 

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/tin-nhanh-chung-khoan-ngay-1312-thi-truong-phuc-hoi-tich-cuc-nhom-co-phieu-flc-la-tam-diem-cua-thi-truong-635778.html

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
Bất động sản Biz