Điểm đáng chú ý là hầu hết các mã ngân hàng cùng đồng loạt tăng điểm trong đó TPB chuyển sắc tím, STB, HDB, MBB, CTG, TCB … tăng trên 5%. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu họ FLC là tâm điểm của phiên giao dịch với hàng loạt mã tăng mạnh với FLC + 5,8%, ART + 5,3% và AMD, HAI, ROS, KLF cùng tăng trần và không có dư bên bán.
Thị trường giao dịch lình xình trong phần lớn thời gian của phiên giao dịch với sắc/xanh đỏ liên tục thay đổi trong sự thận trọng của các nhà đầu tư. Tuy nhiên sau thời điểm 14h15, nhóm cổ phiếu ngân hàng bất ngờ đồng loạt tăng mạnh giúp chỉ số quay đầu tăng điểm, thị trường phục hồi tích cực vào những phút cuối của phiên giao dịch.
Diễn biến phiên giao dịch
Phiên giao dịch đầu tiên của tháng 12 mở cửa trong trạng thái giằng co với sự phân hóa của nhóm cổ phiếu trụ. Tình trạng rung lắc vẫn diễn ra suốt cả phiên sáng, lúc cao nhất VN Index đạt 1.487 điểm và lúc thấp nhất còn 1.473 điểm.
Nhóm bất động sản, xây dựng vẫn là tâm điểm của thị trường. Dù không còn việc hàng loạt mã cùng tăng mạnh nhưng các mã vẫn thay nhau là điểm đến của dòng tiền. Trong đó, các mã lớn thay nhau hỗ trợ thị trường và hôm nay là NVL với mức tăng hơn 3%. Còn ở các mã vừa và nhỏ chứng kiến HUT, QCG, EVG… tăng trần. Trong khi đó, nhóm ngân hàng, chứng khoán, thép đều có sự phân hóa.
Thanh khoản sáng, dù khá tốt nhưng đã sụt giảm đáng kể. Trên cả 3 sàn, giá trị giải mua bán đạt 18,5 nghìn tỷ đồng, riêng HOSE đạt hơn 15,2 nghìn tỷ.
Tạm dừng phiên sáng, VN Index giảm 3,83 điểm (-0,26%) xuống 1.474,61 điểm với 137 mã tăng và 301 giảm. HNX Index giảm 3,29 điểm (-0,72%) xuống 454,76 điểm với 94 mã tăng và 123 mã giảm. UPCoM-Index 0,17 điểm (-0,15%) xuống 113,93 điểm.
Phiên giao dịch chiều vẫn diễn ra với sự rung lắc mạnh, tuy nhiên kịch bản thay đổi là sự tăng điểm đột biến vào cuối phiên. Sau khi giảm mạnh về vùng 1.470 điểm thì sau 14h15 chiều VN Index gần như tăng thẳng đứng đến gần vùng 1.490 điểm và kết phiên ở mốc 1.485 điểm.
Nguyên nhân của cú đảo chiều này đến từ sự bật tăng của nhóm ngân hàng. Nổi bật là TPB tăng trần, HDB +4,9%, STB +3,5%, MSB +3,9%, OCB +2%, VIB +1,9%, MBB +1,7%, CTG +1,3%, TCB +1,2%...
Ngoài nhóm ngân hàng, tâm điểm trong phiên chiều chính là cổ phiếu họ FLC với hàng loạt mã tăng mạnh. Nếu như FLC + 5,8%, ART + 5,3%, thì AMD, HAI, ROS, KLF cùng tăng trần và trắng bên bán.
Ngoài ra, nhóm bất động sản, xây dựng vẫn giữ được phong độ từ phiên sáng và nhóm dầu khí cũng khá tích cực. Trong khi đó, nhóm chứng khoán, thép vẫn gặp áp lực lớn khi nhiều mã bị sắc đỏ lấn át.
Có thể nhận thấy, hôm nay tâm lý của các nhà đầu tư đã thận trọng hơn, không có việc bán tháo nhưng cũng không xuất hiện việc mua đuổi. Có lẽ thị trường cần một nhịp nghỉ ngơi và quan sát diễn biến về tác động của dịch bệnh.
Theo đó, thanh khoản toàn thị trường, dù vẫn ở mức khá nhưng sụt giảm, chỉ còn hơn 32,3 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, khối ngoại bán ròng hơn 1,1 nghìn tỷ trên cả 3 sàn, tập trung vào VHM, VIC, MSN, GAS…
Trên HOSE, các mã NVL, VIC, TPB, HDB, CTG, TCB, MBB, STB… là động lực chính của VN Index. Trong khi đó, VHM, DIG, VJC, GVR, VGC, SSI, VCI, NVD… lại làm mất đi nhiều điểm số nhất.
Tại sàn Hà Nội, HUT, PVS, TNG, API, DL1, THD, TAR, KSF… lần lượt tác động tích cực nhất đến HNX Index. Chiều ngược lại, IDC, CEO, IPA, L14, SHS, MBS, PTI, VNR… tác động tiêu cực nhất đến chỉ số.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/12, VN Index tăng 6,75 điểm (0,46%) lên 1.485,19 điểm với 223 mã tăng và 236 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 876,7 triệu đơn vị, giá trị gần 26,6 nghìn tỷ đồng. HNX Index giảm 2,24 điểm (-0,49%) xuống 455,81 điểm với 124 mã tăng và 120 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 136,5 triệu đơn vị, giá trị hơn 3,4 nghìn tỷ đồng. UPCoM Index tăng 0,48 điểm (0,42%) lên 114,58 điểm với 185 mã tăng và 169 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 104,6 triệu đơn vị, giá trị hơn 2,3 nghìn tỷ đồng.
Nhận định phiên giao dịch ngày 2/12 :
Phiên giao dịch ngày 1/12 đã ghi nhận sự phục hồi tích cực của thị trường vào những phút cuối mà lực đỡ đến từ nhóm ngân hàng. VN Index từ mức giảm 7 điểm nhanh chóng được kéo tăng hơn 7 điểm đẩy những nhà đầu tư vừa chót bán cổ phiếu vào tâm trạng cảm xúc đặc biệt. Như vậy, phiên tăng điểm này đã kết thúc chuỗi 3 phiên giảm điểm liên tục trước đó.
Phiên giao dịch ngày 2/12 được nhận định thị trường sẽ tiếp đà phục hồi và sẽ sớm chinh phục lại mốc 1.500 điểm. Quan sát phiên giao dịch trước đó cho thấy tâm lý các nhà đầu tư đã ổn định trở lại trước các thông tin tiêu cực về biến chủng mới Omicron, tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục đứng ngoài thị trường để quan sát xu hướng chắc chắn của chỉ số trong ngắn hạn.
Theo Hoài Nam/ PetroTimes
Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/tin-nhanh-chung-khoan-ngay-112-co-phieu-ngan-hang-giup-thi-truong-phuc-hoi-vao-nhung-phut-cuoi-nhom-flc-la-tam-diem-cua-phien-giao-dich-634442.html
Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tính đến 30/9/2024, giá trị tổng tài sản tại BIDV cao nhất hệ thống nhưng không phải là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng tại loạt ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao.
9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế tại Nam A Bank tăng 62% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.640 tỷ đồng. Đồng thời, lãi dự thu cũng tăng tới 69% so với đầu năm, lên hơn 3.516 tỷ đồng.