Bất động sản Biz

Tiếp bước Đông Anh, Gia Lâm trình đề án thành lập quận

Thứ ba, 11/07/2023 | 07:03 Theo dõi BĐS Biz trên

Sau khi sáp nhập, quận Gia Lâm còn 16 phường gồm: Trâu Quỳ, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Dương Quang, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng, Thiên Đức, Phú Sơn, Bát Tràng, Kim Đức.

UBND huyện Gia Lâm vừa có tờ trình gửi UBND TP.Hà Nội về đề án thành lập quận Gia Lâm.

Trong tờ trình gửi UBND TP Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm cho biết, đã đạt các tiêu chí để thành lập quận và phường. Huyện Gia Lâm có diện tích 116 km2, dân số 310.000 người. Huyện đề xuất giữ nguyên trụ sở làm việc của các cơ quan, đoàn thể hiện có.

Trên cơ sở 22 đơn vị hành chính (2 thị trấn và 20 xã) hiện nay, quận Gia Lâm sau khi thành lập sẽ có 16 phường. Một số xã bị sáp nhập do không đạt tiêu chí diện tích tự nhiên (5,5km2 trở lên) và dân số (15.000 người trở lên) để thành lập phường theo quy định.

Huyện Gia Lâm đề xuất nhập thị trấn Yên Viên với xã Yên Viên, lấy tên phường Yên Viên. Xã Kim Lan nhập với Văn Đức, ghép âm tiết tên hai xã thành tên phường mới Kim Đức.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
 

Xã Đình Xuyên nhập với Dương Hà, lấy tên phường Thiên Đức theo tên dòng sông chảy qua hai xã. Xã Phù Đổng nhập với Trung Màu, lấy tên phường Phù Đổng vì gắn với truyền thuyết Thánh Gióng. Lễ hội Gióng xã Phù Đổng đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.

Xã Kim Sơn nhập với Phú Thị, ghép âm tiết tên hai xã thành tên phường mới Phú Sơn. Xã Đông Dư nhập với Bát Tràng, lấy tên phường Bát Tràng vì tên gọi đã có trong sử sách và thương hiệu gốm nổi tiếng.

Sau khi sáp nhập, quận Gia Lâm còn 16 phường gồm: Trâu Quỳ, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Dương Quang, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng, Thiên Đức, Phú Sơn, Bát Tràng, Kim Đức.

UBND huyện Gia Lâm cho rằng, việc thành lập quận và các phường sẽ giúp hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ, nhất là các công trình hạ tầng đô thị, giao thông, y tế, giáo dục và các thiết chế văn hóa.

Trước đó, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua đề án thành lập quận Đông Anh với 24 phường.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, Hà Nội xây dựng kế hoạch thành lập các quận Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì.

Hiện tại Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Trong đó, 12 quận gồm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ và Thanh Xuân.

M.Quân

Theo vnmedia.vn Copy
Thị trường bất động sản cuối năm: Chủ đầu tư “sôi sục”, khách mua vẫn chỉ… thăm dò

Thị trường bất động sản cuối năm: Chủ đầu tư “sôi sục”, khách mua vẫn chỉ… thăm dò

Càng gần về những tháng cuối năm, nhiều chủ đầu tư liên tục tung ra những đợt mở bán dự án mới kèm chính sách ưu đãi “bom tấn” để thu hút khách mua. Tuy nhiên, khác hẳn với không khí “sôi sục” của các chủ đầu tư, ở phía người mua, đa số khách hàng chưa quyết định xuống tiền và đang trong tâm thế thăm dò dự án tốt.
Tin bất động sản ngày 5/12: Thanh Hóa sắp đấu giá khu đất vàng hơn 10ha

Tin bất động sản ngày 5/12: Thanh Hóa sắp đấu giá khu đất vàng hơn 10ha

Đến năm 2030, Cần Thơ có 14 khu công nghiệp;Công an TP HCM điều tra vụ vẽ dự án “ma” lừa đảo thu lợi hơn 50 tỷ đồng; Đắk Nông chấp thuận dự án khu dân cư gần 900 tỷ đồng tại thành phố Gia Nghĩa… là những tin tức bất động sản đáng chú ý
Tin bất động sản ngày 4/12: Lập quy hoạch Khu du lịch Măng Đen hơn 90.000ha

Tin bất động sản ngày 4/12: Lập quy hoạch Khu du lịch Măng Đen hơn 90.000ha

Liên danh nhà đầu tư đề xuất 2 dự án nghìn tỷ tại Quảng Trị; Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án dân cư mới; Lào Cai đấu giá 175 thửa đất, khởi điểm từ 1 triệu đồng/m2…là những tin tức bất động sản đáng chú ý
Tin bất động sản tuần qua: Không quy định thời hạn sở hữu chung cư

Tin bất động sản tuần qua: Không quy định thời hạn sở hữu chung cư

Thanh Hóa xử phạt doanh nghiệp xây dựng nhà điều trị chất lượng cao không phép; Hà Nội rà soát hơn 700 dự án chậm triển khai; Nghệ An sắp có dự án khu nhà ở hơn 510 tỷ tại thị xã Cửa Lò; Hà Nội bổ sung 3 dự án nhà ở xã hội…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật tuần qua.
Tăng mạnh số tiền đặt cọc đấu giá tài sản để hạn chế “cò” tham gia trục lợi

Tăng mạnh số tiền đặt cọc đấu giá tài sản để hạn chế “cò” tham gia trục lợi

Nhiều ĐBQH cho rằng, để hoạt động đấu giá tài sản đạt hiệu quả tốt nhất, việc tăng số tiền đặt cọc lên con số lớn sẽ tránh tình trạng đối tượng “cò” tham gia đấu giá để trục lợi, nhất là đấu giá đất.
Tin bất động sản ngày 30/11: Bình Định tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội

Tin bất động sản ngày 30/11: Bình Định tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội

Long An đấu giá hơn 200 lô đất với mức giá lên đến hơn 4,6 tỷ/lô;Hải Phòng quy hoạch khu công nghiệp 687ha; Hòa Bình tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản…là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Bất động sản chỉ thu hút được hơn 2,87 tỷ USD vốn ngoại suốt 11 tháng

Bất động sản chỉ thu hút được hơn 2,87 tỷ USD vốn ngoại suốt 11 tháng

Theo báo cáo, tính đến ngày 20/11, ngành kinh doanh bất động sản thu hút hơn 2,87 tỷ USD nguồn vốn FDI, giảm 31,4% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bắt buộc phải giao dịch qua ngân hàng

Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bắt buộc phải giao dịch qua ngân hàng

Ngày 28/11, Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với hơn 94% đại biểu tán thành. Luật này có hiệu lực từ 1/1/2025. Theo quy định mới, chủ đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản buộc phải thanh toán qua ngân hàng nhằm bảo đảm kiểm soát dòng tiền giao dịch bất động sản của chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Bất động sản Biz