Bất động sản Biz

Thị trường bán lẻ dược phẩm: Sau Thế Giới Di Động, FPT Retail thêm loạt ông lớn gia nhập cuộc chơi 'đốt tiền' 

Thứ ba, 16/08/2022 | 18:10 Theo dõi BĐS Biz trên

Hai năm đại dịch có thể coi là thời điểm bùng nổ của ngánh bán lẻ dược phẩm, nhất là các mô hình hiện đại như chuỗi nhà thuốc. Ba chuỗi nhà thuốc lớn nhất hiện nay gồm Long Châu, An Khang, Pharmacity đang đua nhau tăng tốc mở cửa hàng ra cả nước.

Theo khảo sát từ IQVIA, tổng số cửa hàng thuốc của cả nước trong năm 2016 là 55.300 cửa hàng, với chỉ có 186 cửa hàng thuộc chuỗi nhà thuốc (xấp xỉ 1% thị phần).

Năm 2021, sau một thời gian dài thắt chặt quy định đối với thuốc không kê đơn và nâng cao tiêu chuẩn với mỗi nhà thuốc, tổng số cửa hàng thuốc đang hoạt động chỉ còn 44.600 đơn vị, nhưng hiện đã có tới 1.600 cửa hàng thuộc chuỗi nhà thuốc (khoảng 4% thị phần).

Mặc dù tỷ trọng chuỗi nhà thuốc vẫn còn khá nhỏ so với thị trường quy mô 7-8 tỷ USD, nhưng kế hoạch đầy tham vọng của ba chuỗi nhà thuốc hàng đầu sẽ đưa tổng số cửa hàng thuốc trong chuỗi nhà thuốc lên 7.300 cửa hàng trong năm 2025, tương đương 16% thị phần.

Những chuỗi nhà thuốc có lợi thế nguồn vốn, quy trình quản lý và cách tối ưu chi phí tốt đang được xem là “gà đẻ trứng vàng” của các ông lớn trong ngành.

Mức độ hiện diện, danh mục sản phẩm đa dạng, năng lực tư vấn của nhân viên bán thuốc, chương trình khách hàng thân thiết, chuyển đổi số hóa đang được coi là điểm mạnh giúp các chuỗi nhà thuốc cạnh tranh với nhà thuốc truyền thống.

Các chuỗi nhà thuốc đang chạy đua mở rộng mạng lưới/nhận diện thương hiệu, hướng đến các sản phẩm người tiêu dùng mong muốn (thuốc trị COVID-19, thực phẩm, sản phẩm làm đẹp,..) và ưu tiên chuyển đổi số hóa để giành thị phần.

Cuộc chơi đốt tiền của các ông lớn

Số liệu chuỗi của Pharmacity là ước tính tại thời điểm cuối năm 2020

Được thành lập vào tháng 11/2011, sau 11 năm, Pharmacity đang là chuỗi nhà thuốc lớn nhất thị trường với 1.098 cửa hàng. Trong năm 2021 cũng là năm COVID-19 thứ hai, Pharmacity ghi nhận tốc độ mở mới tới 50% và ghi nhận doanh thu tăng gấp đôi so với năm 2020. Năm 2021 cũng đánh dấu mốc chuỗi này cũng bắt đầu có lãi theo chỉ số EBITDA vào tháng 7 cùng năm.

Pharmacity đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt mốc 5.000 nhà thuốc trên toàn quốc.

Để hiện thực hoá tham vọng doanh thu tỷ USD, Pharmacity liên tục huy động vốn để mở rộng. Năm 2020, chuỗi này đã gọi vốn thành công 730 tỷ đồng (tương đương 31,8 triệu USD) từ vòng Series C đồng thời cũng huy động hàng nghìn tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong năm 2021 thông qua CTCP Maroon Bells (MRB).

Cuối năm 2021, trích nguồn tin từ DealStreetAsia cho hay, Pharmacity đang chuẩn bị nhận vốn từ SK Group với giá trị khoảng đầu tư dự kiến lên tới 100 triệu USD.

Đứng thứ hai về số lượng nhà thuốc sau Pharmacity là chuỗi Long Châu của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail - Mã: FRT).

Cuối năm 2021, bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT FPT Retail kiêm Tổng Giám Đốc FPT Long Châu chia sẻ với truyền thông: "Mục tiêu của chúng tôi là trở thành chuỗi nhà thuốc số 1 Việt Nam, dự kiến mở rộng thêm vài nghìn nhà thuốc trong ba năm tới”.

Dù đứng nhất về số cửa hàng thuốc song năm 2021, doanh thu của chuỗi Long Châu lại vượt Pharmacity với 3.977 tỷ trong khi Pharmacity đạt 3.618 tỷ.

Trong năm 2021, Long Châu cũng ghi nhận tốc độ mở mới lên tới 50%, đem về cho FPT Retail 3.977 tỷ đồng doanh thu, tăng 3,3 lần so với năm 2020, giúp chuỗi này có lãi nhẹ trong năm 2021. Trong khi đó, Pharmacity ghi nhận lỗ sau thuế tới hơn 360 tỷ đồng năm ngoái, nâng lỗ lũy kế lên 1.374 tỷ đồng hết năm 2021.

Cuộc cạnh tranh bán lẻ dược phẩm càng khốc liệt khi nửa đầu năm nay, Long Châu mới mới tới 278 cửa hàng, vượt con số mở mới của cả năm ngoái.

Việc mở rộng thần tốc đã giúp chuỗi này đem về cho FPT Retail 4.008 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái và đóng góp 29% vào tổng doanh thu của FPT Retail. Tính riêng quý II, doanh thu của Long Châu đạt 1.849 tỷ đồng.

Tuy nhiên việc mở rộng thần tốc cũng mang đến hệ luỵ cho FPT Retail.

Tính riêng quý II, biên lợi nhuận gộp được cải thiện song chi phí bán hàng ghi nhận tăng 69% so với cùng kỳ lên 775 tỷ đã nguyên nhân chính kéo lợi nhuận ròng giảm sâu so với hai quý trước đó.

Quý IV/2021, FPT Retail ghi nhận 335 tỷ lãi ròng còn quý I/2022 là 165 tỷ. Song nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì lãi ròng quý II vẫn tăng trưởng 57%.

Chi phí bán hàng nửa đầu năm của FPT Retail tăng gần 70% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.508 tỷ, chiếm gần 11% doanh thu.

Xem thêm: Lấn sân ngành dược phẩm, các ông lớn bán lẻ kinh doanh thế nào?

Còn chuỗi An Khang, thành lập từ năm 2006 song chuỗi này chỉ bùng nổ sau khi về chung nhà với ông lớn số 1 ngành bán lẻ Việt Nam là Thế Giới Di Động (Mã: MWG) năm 2017.

Với tiềm lực của Thế Giới Di Động, chuỗi An Khang có 365 cửa hàng tính tới cuối quý II, tăng gấp đôi so với thời điểm cuối năm ngoái. Dù không công bố chi tiết số liệu doanh thu song theo báo cáo của Thế Giới Di Động cho biết chuỗi nhà thuốc ghi nhận doanh thu nửa đầu năm gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Thời điểm kết thúc tháng 4, Thế Giới Di Động công bố doanh thu trung bình mỗi nhà thuốc đã hoạt động tròn tháng là 700-800 triệu/tháng đối với mô hình độc lập và 400-500 triệu/tháng đối với mô hình bên cạnh cửa hàng Bách Hoá Xanh.

Cuối năm ngoái, Thế Giới Di Động đã chính thức mua đứt chuỗi nhà thuốc An Khang và kết quả kinh doanh chính thức được hợp nhất vào từ quý IV/2021. Trước đó, doanh nghiệp này chỉ sở hữu 49% vốn của chuỗi An Khang.

Tại buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động đã thể hiện tham vọng khi chia sẻ với cổ đông rằng “sắp tới các bạn sẽ thấy chuỗi An Khang mở rộng vũ bão”. Ông cũng nói thêm “sau nhiều năm không tập trung, năm nay với sự lèo lái của ông Đoàn Văn Hiểu Em, sẽ đưa An Khang lên tầm cao mới, biến An Khang thành top 3 về quy mô cũng như hiệu quả”.

Thêm nhiều ông lớn ồ ạt nhập cuộc

Thị trường bán lẻ dược phẩm dược phẩm càng trở nên khốc liệt hơn với sự tham gia của loạt tập đoàn lớn với tiềm lực tài chính khủng trên thị trường.

Tháng 10/2021, chuỗi nhà thuốc Phano chính thức được tích hợp với Winmart+ nằm trong hệ sinh thái của Tập đoàn Masan (Mã: MSN).

Dù có mặt trên thị trường từ năm 2007 song tính tới tháng 3/2022, chuỗi này chỉ có 40 cửa hàng và chưa có nhiều tên tuổi trên thị trường.

Tính tới cuối quý II, Winmart+ có 2.873 điểm bán trên cả nước và 127 siêu thị Winmart. Dù chưa rõ chi tiết về màn hợp tác giữa Masan với Phano chỉ là hợp tác chiến lược hay phía Masan đã mua cổ phần nhưng việc trở thành một thành viên trong hệ sinh thái của Masan được dự đoán sẽ đem lại bước phát triển mới thậm chí là sự bùng nổ cho chuỗi này.

Trong động tháng mới nhất, cuối tháng 3, CTCP Thương mại dịch vụ Winphar đã được thành lập ở TP HCM với số vốn điều lệ 10 triệu đồng. Trong đó, CTCP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp WinCommerce (thuộc Tập đoàn Masan) chiếm 80% vốn, bà Đỗ Thị Hoàng Yến nắm 10% vốn và ông Trần Phương Bắc sở hữu 10%. Bà Đỗ Thị Hoàng Yến và ông Trần Phương Bắc đều đang nắm giữ những vị trí quan trọng ở Tập đoàn Masan.

Đến đầu tháng 7, Công ty Winphar đã đổi tên thành CTCP Dr. Win đồng thời, vốn điều lệ cũng được nâng lên gần 29 tỷ đồng.

Ngoài ra, trên một số website tuyển dụng, Dr. Win đang tìm kiếm dược sĩ trưởng với mức thu nhập 10-12 triệu đồng và 6-8 triệu đồng cho dược sĩ bán hàng.

Nguồn: Website pharma360.vn

Đáng chú ý nhất, giữa tháng 7 năm nay đã rộ lên thông tin tập đoàn công nghệ số 1 Việt Nam là Tập đoàn Viettel cũng đã bắt đầu bước chân vào thị trường bán lẻ dược phẩm. Thời điểm đó, trên mạng xã hội xuất hiện “Thư mời chào giá” của Công ty TNHH Nhà nước MTV Thương mại và Xuất Nhập khẩu Viettel.

Theo như thông tin được đề cập trong văn bản, thì công ty này đang xây dựng “Danh mục thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, vật tư y tế để bán trong Hệ thống nhà thuốc Viettel”.

Dù phía Viettel vẫn chưa lên tiếng về thông tin trên song sự xuất hiện thêm của một đại gia công nghệ trong cuộc chơi này càng khẳng định sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ dược phẩm.

Theo Bạch Mỹ/Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/thi-truong-ban-le-duoc-pham-sau-the-gioi-di-dong-fpt-retail-them-loat-ong-lon-gia-nhap-cuoc-choi-dot-tien-d147640.html

Bất động sản quý I/2025: Giá căn hộ chung cư ổn định, giao dịch nhà đất tăng mạnh

Bất động sản quý I/2025: Giá căn hộ chung cư ổn định, giao dịch nhà đất tăng mạnh

Báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng gửi Chính phủ cho thấy những tín hiệu hồi phục tích cực của thị trường bất động sản trong quý I/2025. Nguồn cung và giao dịch tăng ở nhiều phân khúc, giá nhà ở giữ xu hướng ổn định, trong khi đầu cơ đã bắt đầu quay lại tại một số địa phương.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/5: Quảng Nam yêu cầu tổng rà soát dự án du lịch hồ Phú Ninh

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 15/5: Quảng Nam yêu cầu tổng rà soát dự án du lịch hồ Phú Ninh

Công ty Nam Long bị phạt nửa tỷ đồng vì chậm xây trường học tại dự án Ehome 3; Đà Nẵng đầu tư hơn 104 tỷ đồng nâng cấp “phố Tây” An Thượng giai đoạn 2; Thái Nguyên muốn làm Khu đô thị Thành Công 1.249 tỷ đồng; VinSpeed muốn đầu tư đường sắt cao tốc Bắc – Nam trị giá hơn 61 tỷ USD…là những tin tức xây dựng bất động sản đáng chú ý
BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long. Với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, dự án hứa hẹn sẽ là điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch và dịch vụ của Quảng Ninh.
MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam

MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam

Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so với cùng kỳ, đồng thời đặt mục tiêu duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, hướng tới vị thế dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam vào năm 2030.
Xanh Island Cát Bà: Dẫn đầu xu hướng “sống xanh” với 5 lợi thế “vô tiền khoáng hậu”

Xanh Island Cát Bà: Dẫn đầu xu hướng “sống xanh” với 5 lợi thế “vô tiền khoáng hậu”

Trong bối cảnh BĐS nghỉ dưỡng phục hồi và sôi động trở lại, Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại trung tâm đảo Cát Bà đã nhanh chóng thành cái tên “gây sốt” được giới đầu tư săn đón ráo riết nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vị trí đắc địa, phong thủy độc đáo, kiến trúc hài hòa thiên nhiên, hệ thống tiện ích đẳng cấp và giao thông nội khu xanh toàn diện.
VEFAC lãi đậm 15.000 tỷ đồng trong quý I/2025, cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt tỷ lệ 435%

VEFAC lãi đậm 15.000 tỷ đồng trong quý I/2025, cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt tỷ lệ 435%

VEFAC đề xuất chia cổ tức tiền mặt “khủng” hơn 7.200 tỷ đồng, sau quý kinh doanh đầu năm 2025 tăng trưởng bùng nổ với lợi nhuận gấp hơn 160 lần cùng kỳ.
Lãi suất ngân hàng tuần mới tháng 5/2025: Mua nhà nên chọn vay ở ngân hàng nào?

Lãi suất ngân hàng tuần mới tháng 5/2025: Mua nhà nên chọn vay ở ngân hàng nào?

LPBank là một trong những ngân hàng có chính sách vay mua nhà hấp dẫn hiện nay. Đến hết tháng 12/2025, ngân hàng này áp dụng mức lãi suất khởi điểm từ 3,88%/năm, với thời gian vay tối đa lên đến 35 năm.
[Chùm ảnh] Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây sắp mở rộng gấp đôi

[Chùm ảnh] Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây sắp mở rộng gấp đôi

Gần 22 km cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và hơn 3km đường dẫn sẽ được mở rộng từ 4 làn lên 8 - 10 làn xe. Dự án mở rộng đường dẫn cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được khởi công trong quý II/2025.
Bất động sản Biz