Bất động sản Biz

Thanh Hóa: Cảnh báo rủi ro khi đặt cọc Dự án Khu dân cư Nam Cổ Đam

Thứ năm, 02/12/2021 | 16:48 Theo dõi BĐS Biz trên

Mặc dù, Dự án Khu dân cư Nam Cổ Đam ở thị xã Bỉm Sơn đang đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa đủ điều kiện bán, nhưng chủ đầu tư đã “lách luật” bằng hợp đồng “đặt chỗ”, lãnh đạo thị xã cảnh báo rủi ro, người dân nên thận trọng khi giao dịch.

Mới đây, ông Trần Xuân Việt, Trưởng phòng Quản lý đô thị thị xã Bỉm Sơn thông tin, Dự án Khu dân cư Nam Cổ Đam nằm trên địa bàn phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn được UBND tỉnh Thanh Hóa bàn giao đất tại các quyết định 729/QĐ-UBND ngày 4/3/2021 và số 2302/QĐ-UBND ngày 2/7/2021. Dự án đang triển khai thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được thẩm định phê duyệt.

Cảnh báo rủi ro khi đặt cọc Dự án Khu dân cư Nam Cổ Đam

“Đến thời điểm hiện tại dự án chưa được phê duyệt giá nộp tiền sử dụng đất, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính. Do đó, hiện nay dự án chưa đủ điều kiện để thực hiện các giao dịch và chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật”, ông Việt cho biết thêm.

Tuy nhiên, gần đây trên địa bàn thị xã cũng như trên các trang mạng xã hội, các sàn giao dịch bất động sản (BĐS) đã có thông tin chào bán sản phẩm.

Trước sự việc trên, UBND thị xã đã kiểm tra theo quy định. Thời điểm kiểm tra chưa phát hiện có hợp đồng nào về việc chuyển nhượng đất hay nhà. Tuy nhiên, nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng trên, UBND thị xã đã ban hành công văn thông tin về dự án để cánh báo người dân biết khi tham gia bất cứ một giao dịch nào.

Đồng thời yêu cầu chủ đầu tư là Công ty Cổ phần May - Diêm Sài Gòn cung cấp thông tin kèm theo năng lực, chứng chỉ hoạt động của các sàn giao dịch, các văn phòng giao dịch BĐS trực thuộc nhà đầu tư hoặc được nhà đầu tư ký kết để thực hiện giao dịch BĐS tại dự án trên.

“Chủ đầu tư đã có báo cáo chỉ định và ủy quyền cho Công ty CP Đầu tư và phát triển bất động sản TNR Holdings Việt Nam là đơn vị độc quyền quản lý, phát triển và phân phối dự án Khu dân cư Nam Cổ Đam”, Đến thời điểm hiện tại dự án chưa đủ điều kiện bán sản phẩm và chưa có một hợp đồng nào về việc chuyển nhượng đất hay nhà, tuy nhiên lại có hợp đồng “đặt chỗ”.

“Hợp đồng đặt chỗ là thỏa thuận dân sự giữa hai bên, luật không cấm. Tuy nhiên các điều khoản hợp đồng đặt chỗ này tôi thấy rất bất lợi cho người dân và rủi ro cao”, ông Việt thông tin.

Ngoài ra, Trưởng phòng Quản lý đô thị thị xã Bỉm Sơn cho hay , trong các điều khoản hợp đồng không hề có câu nào gọi là chuyển nhượng mua bán, mà chỉ là đặt chỗ vị trí lô khách hàng cần mua. Dự án chưa có giá cụ thể, nhưng trong điều khoản đặt cọc lại nêu rõ trong mấy tháng sau khi đặt cọc, khách hàng phải nộp tiếp bao nhiêu phần trăm, trong vòng bao nhiêu lần. Không những thế, các sàn giao dịch BĐS còn chào mời với giá rất cao… tất cả cái đó rất bất lợi cho dân.

Về pháp lý rất mơ hồ, nếu mà xảy ra tranh chấp thì người ký hợp đồng đấy hoàn toàn thua. Kể cả sau này bỏ cuộc, không mua nữa thì người mua vẫn là người thiệt, mất tiền.

Huy Tùng/Theo Petrotimes

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/thanh-hoa-canh-bao-rui-ro-khi-dat-coc-du-an-khu-dan-cu-nam-co-dam-634533.html?fbclid=IwAR0RSqfZJXlCCJurjf2DuvQENfSb9yEaDbNQovc4bIJ4na0vX6WOKD8tDw0

Hà Nội thông tin về tiến độ xây dựng 6 dự án trọng điểm

Hà Nội thông tin về tiến độ xây dựng 6 dự án trọng điểm

Cục Thống kê Hà Nội vừa có báo cáo thông tin về tiến độ triển khai 4 công trình hạ tầng giao thông và 2 công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Đến nay, các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng.
Dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

Dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

Lượng kiều hối gửi về Việt Nam mỗi năm tương đương giá trị 10.000 căn hộ. Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở, dòng tiền này có thể sẽ chảy nhiều hơn nữa vào lĩnh vực bất động sản trong thời gian tới.
Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Quý I/2024, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long lãi lớn gần 3.000 tỷ cao gấp 7,5 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn so với quý liền trước. Nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi giảm, song doanh nghiệp lại không thuyết minh cụ thể tình hình nợ vay tài chính.
Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.600 tỷ đồng khoản phải trả ngắn hạn khác, chiếm 65% tổng nợ phải trả...
Bất động sản Biz