Bất động sản Biz

Tập đoàn Hòa Phát: Hiệu quả kinh doanh năm 2022 thấp nhất trong 5 năm, tham vọng phát triển 10 khu công nghiệp

Thứ năm, 23/03/2023 | 07:33 Theo dõi BĐS Biz trên

Chỉ số ROE và ROA tại Tập đoàn Hòa Phát thấp kỷ lục

CTCP Tập đoàn Hoà Phát (mã CK: HPG) đã công bố báo cáo thường niên năm 2022. Trong đó, ông Trần Đình Long – Chủ tịch tập đoàn đã có thư gửi tới các cổ đông của tập đoàn.

Ông Trần Đình Long cho biết, năm 2021 là năm Tập đoàn Hòa Phát đạt được doanh thu và lợi nhuận rực rỡ nhất trong lịch sử 30 năm phát triển. Tuy nhiên, những biến động lớn về kinh tế, chính trị thế giới diễn ra trong năm 2022 đã ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch sản xuất kinh doanh của Hòa Phát.

Mặc dù dịch Covid 19 đã được đẩy lùi nhưng xung đột địa chính trị, lãi suất, lạm phát, tỷ giá đã tạo thành lốc xoáy cuốn bay thành quả tích lũy của nhiều nền kinh tế và Hòa Phát lần đầu tiên ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ sâu liên tiếp trong 2 quý cuối năm 2022.

Doanh thu năm 2022 của Hoà Phát chỉ đạt 89% kế hoạch đề ra, giảm 5% so với năm 2021. Lợi nhuận cả năm 2022 chỉ 8.444 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 34% kế hoạch. Doanh thu của toàn Tập đoàn sụt giảm chủ yếu do ngành thép giảm 76% lợi nhuận và nông nghiệp giảm 92% lợi nhuận so với cùng kỳ. Hiện nay, 95% doanh thu lợi nhuận của Hòa Phát đến từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép.

hieu-qua-kinh-doanh-tai-hoa-phat-2
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2022.

Chính vì doanh thu và lợi nhuận lao dốc mạnh khiến hiệu quả kinh doanh năm 2022 tại Tập đoàn Hòa Phát thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh tại một doanh nghiệp, chỉ số quan trọng cần quan tâm đó là ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) và ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản).

Trong năm 2022, chỉ số ROE của Hòa Phát đạt 8,8%, giảm so với mức 38% của năm 2021. Chỉ số ROE giảm phản ánh một năm kinh doanh khó khăn của Tập đoàn khi thị trường tiêu thụ giảm sút, giá nguyên nhiên liệu đầu vào diễn biến phức tạp; đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế thắt chặt do chính sách tiền tệ của Chính phủ.

Cùng với đó, chỉ số ROA của Hòa Phát cũng giảm còn 5% trong khi hệ số này ở cùng kỳ năm 2021 là 19,4%. Trong khi tổng tài sản giảm 4,4% mà chỉ số ROA giảm so với cùng kỳ năm 2021, càng cho thấy sự suy giảm mạnh của lợi nhuận sau thuế.

hieu-qua-kinh-doanh-tai-hoa-phat

Bên cạnh đó, trong năm 2022, cơ cấu tài chính của Tập đoàn được duy trì ở mức ổn định. Vốn chủ sở hữu tăng 6%, từ 90.781 tỷ đồng lên 96.113 tỷ đồng đến từ dòng lợi nhuận làm ra trong năm. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu giảm dưới mức 1, hệ số nợ vay ngân hàng trên vốn chủ sở hữu giảm còn 0,6 lần, hệ số nợ vay ròng trên vốn chủ sở hữu là 0,24 lần. Hệ số nợ ở mức an toàn cho thấy khả năng tự chủ tài chính, ổn định về tài chính của Tập đoàn.

Năm 2022 chứng kiến những khó khăn khi Hòa Phát phải cắt giảm công suất sản xuất thép để giảm lượng tồn kho thành phẩm giá cao, đồng thời phù hợp với sức tiêu thụ của thị trường. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 54% so với năm 2021, từ 26.721 tỷ đồng giảm còn 12.277 tỷ đồng.

Tham vọng phát triển 10 khu công nghiệp trong 10 năm tới

Báo cáo thường niên năm 2022 cho biết, Tập đoàn Hòa Phát đặt kế hoạch phát triển 10 khu công nghiệp (KCN) trong 10 năm tới, bao gồm cả 3 khu công nghiệp hiện có. Doanh nghiệp đẩy mạnh mảng bất động sản với công ty vận hành vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng.

hieu-qua-kinh-doanh-tai-hoa-phat-5

Hiện nay Hòa Phát sở hữu và vận hành 3 khu công nghiệp (KCN), bao gồm KCN Phố Nối A có quy mô hơn 688,94 ha (Hưng Yên), KCN Hòa Mạc -131 ha (Hà Nam), KCN Yên Mỹ II - 313,5ha (Hưng Yên). Tổng quỹ đất KCN được phê duyệt quy hoạch là 1133,44 ha.

Theo Hòa Phát, tại KCN Phố Nối A, tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 87% với 136 doanh nghiệp thuê đất. Nhiều doanh nghiệp FDI đến từ Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)…

Giai đoạn 1, khu công nghiệp Yên Mỹ II có tỷ lệ lấp đầy đạt 100%. KCN Yên Mỹ II được quy hoạch nhằm thu hút đầu tư trong các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất sạch, ít gây ảnh hưởng tới môi trường.

Năm 2022, Hòa Phát được chấp thuận chủ trương dự án KCN Yên Mỹ II mở rộng tại tỉnh Hưng Yên và được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng. Hòa Phát đang tiến hành giải phóng mặt bằng giai đoạn mở rộng với diện tích 216 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 2.682 tỷ đồng.

Về KCN Hòa Mạc (Hà Nam), Hòa Phát cho biết, từ năm 2010 đến nay đã có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến tìm hiểu thông tin tiến tới thuê đất và xây dựng nhà xưởng tại đặc biệt là các công ty của Hàn Quốc, Nhật Bản. Đến nay, KCN này đã thu hút được 30 doanh nghiệp cho 35 dự án đầu tư, tỷ lệ lấp đầy 100%.

Năm 2023, Hòa Phát cho biết sẽ đầu tư thêm hạ tầng kỹ thuật dự án Khu công nghiệp Yên Mỹ II mở rộng với diện tích quy hoạch 216 ha, đáp ứng nhu cầu cao về thuê đất khu công nghiệp hiện nay. Kế hoạch trong 10 năm tới, tập đoàn sẽ phát triển 10 khu công nghiệp, bao gồm cả các khu công nghiệp đang có.

Đối với mảng dự án nhà ở - khu đô thị, tập đoàn sẽ tập trung phát triển các đại đô thị diện tích từ 300-500 ha, đóng góp vào quá trình đô thị hóa các khu dân cư hiện hữu của địa phương. Các dự án bất động sản nhà ở - khu đô thị đang được nghiên cứu và nộp hồ sơ đăng ký thực hiện.

Tập đoàn Hòa Phát gia nhập thị trường bất động sản từ khá sớm bằng việc thành lập CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát vào cuối tháng 9/2001. Vì tập trung cho mảng thép và nội thất nên doanh nghiệp của tỷ phú Trần Đình Long chưa thực sự thành công trong lĩnh vực địa ốc.

Qua nhiều năm ‘bình chân tại chỗ’ mảng bất động sản, phải đến năm 2020 trở lại đây, Hòa Phát mới trở lại “đường đua” ở mảng này.

hieu-qua-kinh-doanh-tai-hoa-phat-3
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2022.

Đầu tiên là việc thành lập CTCP Phát triển Bất động sản Hoà Phát với mục tiêu hoạt động đầu tư, xây dựng, phát triển bất động sản và các hoạt động phụ trợ của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp liên tục tham gia vào các cuộc đua săn quỹ đất với loạt dự án từ khu đô thị đến khu công nghiệp.

Năm 2022, Hòa Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng vào công ty bất động sản này thông qua góp vốn trực tiếp, qua đó, tăng vốn điều lệ công ty từ 2.700 tỷ lên 6.000 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của Hòa Phát cũng sẽ ghi nhận thay đổi từ 99,926% lên 99,967%.

Mới đây nhất, liên danh Tổng CTCP Đầu tư Hợp Nghĩa - CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát là doanh nghiệp duy nhất "rộng cửa" trúng Dự án khu dân cư nông thôn sinh thái Cao Xá (tỉnh Phú Thọ) khi là đơn vị duy nhất nộp hồ sơ và đạt yêu cầu sơ bộ năng lực, kinh nghiệm.

Tháng 5/2022, CTCP Phát triển Đô thị Hòa Phát Yên Mỹ được thành lập với vốn điều lệ 750 tỷ đồng. Trong đó Tập đoàn Hòa Phát sở hữu gián tiếp 99,9% vốn.

Ngoài bất động sản KCN, Hòa Phát còn phát triển mảng nhà ở với dự án đầu tiên là tòa nhà Hòa Phát 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội (gồm 5 tầng văn phòng và 133 căn hộ) thông qua hoạt động M&A vào năm 2010.

Sau đó, doanh nghiệp phát triển thêm nhiều dự án với các quy mô, phân khúc sản phẩm khác nhau như: Khu phức hợp Mandarin Garden (Cầu Giấy, Hà Nội); Tổ hợp dịch vụ thương mại văn hóa thể thao, nhà ở và văn phòng cho thuê - Mandarin Garden 2 (đường Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội); Tòa nhà chung cư (70 Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Mai, Hà Nội).

Hà Phương

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng thị phần khu công nghiệp tại Hải Dương

Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng thị phần khu công nghiệp tại Hải Dương

Trong vòng 6 tháng đầu năm Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm khởi sắc với doanh thu bật tăng đột biến.
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm rục rịch

‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm rục rịch

Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận tín hiệu tích cực.
Đại học Quốc gia Hà Nội ký kết hợp tác với Tập đoàn Sun Group trong đào tạo và xây dựng chiến lược

Đại học Quốc gia Hà Nội ký kết hợp tác với Tập đoàn Sun Group trong đào tạo và xây dựng chiến lược

Ngày 25/6/2025, lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Tập đoàn Sun Group diễn ra tại Hà Nội, với kỳ vọng chung tay hiện thực hoá sứ mệnh đầu tư, phát triển thế hệ trẻ trong thời kỳ mới.
Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên

Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên

Tổng công ty Viglacera tiếp tục mở rộng hiện diện tại Hưng Yên với kế hoạch thành lập công ty con vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó nắm giữ 51% cổ phần.
Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) nâng tỷ lệ sở hữu tại bất động sản CRV lên 51%

Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) nâng tỷ lệ sở hữu tại bất động sản CRV lên 51%

Thành công trong thương vụ thâu tóm HHS Capital giúp CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) chính thức nâng tỷ lệ sở hữu tại CRV lên 51,03%, nắm quyền chi phối một trong những tên tuổi bất động sản nổi bật tại Hải Phòng.
Vingroup thăng 8 bậc, thuộc top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025

Vingroup thăng 8 bậc, thuộc top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025

Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh sách năm 2024, và tiếp tục dẫn đầu khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng

Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng

Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Bamboo Capital báo lãi khủng trước khi cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn chứng khoán

Bamboo Capital báo lãi khủng trước khi cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn chứng khoán

Bamboo Capital từng có nửa đầu 2024 đáng kỳ vọng với doanh thu tăng, cơ cấu tài chính cải thiện. Tuy nhiên, đây là thời gian doanh nghiệp có nhiều biến động về cổ đông và nhân sự.
Bất động sản Biz