Bất động sản Biz

"Soi" tiềm lực hai nhà đầu tư muốn làm khu dân cư 250 tỷ tại Bắc Giang

Thứ tư, 20/03/2024 | 12:11 Theo dõi BĐS Biz trên

Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên (Hưng Yên Group) và Công ty cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh (HCMCC - mã: HMS) là hai nhà đầu tư đăng ký tham gia thực hiện khu dân cư phía Tây Nam thị trấn Nếnh thuộc tỉnh Bắc Giang.

Vừa qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang công bố biên bản mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu dân cư phía Tây Nam thị trấn Nếnh (thuộc quy hoạch chi tiết khu đô thị mới thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên). CTCP Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên (Công ty con của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã: KBC) và CTCP Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh (mã: HMS) là hai nhà đầu tư đăng ký tham gia thực hiện dự án.

Khu vực thị trấn Nếnh/ Nguồn: bacgiang.gov.vn
 

Dự án khu dân cư phía Tây Nam thị trấn Nếnh có diện tích khoảng gần 3ha. Thời gian sử dụng lên tới 50 năm kể từ ngày chấp thuận nhà đầu tư. Ước tính chi phí thực hiện sơ bộ khoảng 244 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 6 tỷ đồng.

Dự án sẽ đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật trên phần diện tích khoảng 2ha; gồm công trình giao thông, san nền, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước, chiếu sáng công cộng, thoát nước mưa, thoát nước thải, hệ thống xử lý nước thải...; đầu tư xây dựng đường giao thông rộng 41m, dài 220m.

Về nhà ở, khu dân cư sẽ xây thô 108 căn nhà trên tổng diện tích khoảng hơn 1 ha, chiều cao 5 tầng với mật độ xây dựng 80 - 100%, gồm tại các ô đất LK.1 (47 căn trên diện tích 0.43 ha), LK.2 (35 căn trên 0.34 ha), LK.3 (26 căn trên 0.28 ha).

Dự án sẽ được thực hiện trong vòng 36 tháng (kể từ ngày nhà đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp thuận) để hoàn thành các thủ tục về đất đai, xây dựng công trình, hoàn công và nghiệm thu. Trong đó, thời gian hoàn thành thủ tục đất đai 12 tháng, 24 tháng còn lại dùng để hoàn thành thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, thi công xây thô công trình nhà ở liền kề.

Thông tin về CTCP Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh (mã: HMS)

CTCP Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh (HCMCC - mã: HMS) được biết đến với vai trò là nhà đầu tư dự án Cụm công nghiệp Phạm Ngũ Lão - Nghĩa Dân, tỉnh Hưng Yên và mới đây là Khu Dịch vụ công cộng văn phòng làm việc và nhà ở 249A, Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Hình ảnh khởi công dự án CCN Phạm Ngũ Lão - Nghĩa Dân
 

Tiền thân của HMS là Công trường xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với tên gọi ban đầu là Công trường xây dựng 75808, được thành lập năm 1975. Năm 1977, Công ty được đổi tên thành Công ty Xây dựng số 3 trực thuộc Bộ Xây dựng. Năm 1985, Công ty được đổi tên thành Công ty Xây dựng Viện bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội và năm 1993 đổi tên thành Công ty Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Sau một thời gian dài trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, năm 2005 công ty được thực hiện cổ phần hóa. Tính đến cuối năm 2021, Công ty có vốn điều lệ 80 tỷ đồng, có 3 cổ đông lớn là Phạm Minh Đức (21,34%), Nguyễn Văn Hiền (7,07%) và Nguyễn Minh Hải (5,05%).

Một số công trình, dự án được HMS thực hiện trước đây có thể kể đến Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội trường Ba Đình, Nhà Quốc hội (Hội trường Ba Đình mới), trụ sở EVN tại phố Cửa Bắc, khu công nghiệp của Samsung tại Thái Nguyên,…

Về tình hình kinh doanh, mỗi năm doanh thu tại HMS mang về hàng trăm tỷ đến nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận mang về chỉ vỏn vẹn vài chục tỷ đồng. Đáng chú ý, giai đoạn 2019-2022, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tại HMS liên tục ở trạng thái âm, lần lượt âm 35 tỷ đồng, âm 67 tỷ đồng và âm gần 330 tỷ đồng.

Chú thích: năm 2020 nợ vay tại HMS ghi nhận 890 triệu đồng (nguồn: Lê Thanh tổng hợp từ báo cáo tài chính của HMS)
 

Về tình hình tài chính, tổng tài sản tại HMS thu hẹp dần qua các năm. Cụ thể, trong vòng 5 năm từ 2018 đến 2022, tổng tài sản giảm từ 1.528 tỷ đồng xuống còn 1.327 tỷ đồng. Trong khi đó, từ năm 2018 đến 2022, nợ vay tại HMS liên tục tăng, tăng từ 19,4 tỷ đồng lên mức 242,6 tỷ đồng, tương đương cao gấp gần 13 lần sau 5 năm.

Thông tin về CTCP Tập đoàn Đầu tư và phát triển Hưng Yên (Hưng Yên Group)

CTCP Tập đoàn Đầu tư và phát triển Hưng Yên (Hưng Yên Group) là thành viên của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (mã: KBC) do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch HĐQT.

Hưng Yên Group chuyên đầu tư, xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được thành lập vào tháng 2/2021, có trụ sở đặt tại 537 đường Nguyễn Văn Linh, phường Lê Lợi, TP. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Vốn điều lệ của công ty là 1.800 tỷ đồng. Trong đó, 60% vốn góp là của KBC, tương ứng 1.080 tỷ; công ty con của KBC là Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn Hải Phòng (SHP) góp 10% vốn, tương ứng với 180 tỷ đồng; 30% vốn từ CTCP Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn (SaigonTel, mã: SGT).

Đến cuối năm 2022, KBC nhận chuyển nhượng 25% cổ phần Hưng Yên Group từ SGT, nâng tỷ lệ biểu quyết và tỷ lệ lợi ích lên 95% và 93,65% còn SGT sau đó giữ lại 5%. Hiện Chủ tịch HĐQT KBC Đặng Thành Tâm đang làm Giám đốc tại Hưng Yên Group và Chủ tịch HĐQT SGT.

Phối cảnh Tổ hợp Khu công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Kim Động - Ân Thi
 

Hưng Yên Group hiện đang phát triển một số dự án trên địa bàn tỉnh Hưng Yên như: Cụm công nghiệp Đặng Lễ; Cụm công nghiệp Kim Động; Cụm công nghiệp Chính Nghĩa...

Hai dự án cụm công nghiệp Đặng Lễ và Kim Động nằm trong tổng thể quy hoạch tổ hợp khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Kim Động - Ân Thi quy mô 825ha. Tổ hợp gồm có 5 cụm công nghiệp với tổng diện tích 375ha liền kề nhau, 1 khu công nghiệp 400ha và 1 khu đô thị 50 ha nằm tại hai huyện Kim Động và Ân Thi.

Huy Tùng - Lê Thanh

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long. Với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, dự án hứa hẹn sẽ là điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch và dịch vụ của Quảng Ninh.
MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam

MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam

Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so với cùng kỳ, đồng thời đặt mục tiêu duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, hướng tới vị thế dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam vào năm 2030.
Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Mặc dù ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh trong quý I/2025, CenLand vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng bứt phá trong năm 2025.
CIENCO4 bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam

CIENCO4 bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam

CIENCO4 – “ông lớn” ngành xây dựng từng tham gia nhiều dự án hạ tầng trọng điểm – vừa bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam vì làm giả hồ sơ dự thầu.
Lãi đột biến trong quý I/2025, Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm bơm thêm 6.800 tỷ đồng vào siêu dự án Tràng Cát

Lãi đột biến trong quý I/2025, Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm bơm thêm 6.800 tỷ đồng vào siêu dự án Tràng Cát

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC, sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nam cấm Tập đoàn Cienco4 tham gia đấu thầu trong 4 năm

Hà Nam cấm Tập đoàn Cienco4 tham gia đấu thầu trong 4 năm

Mới đây, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 853/QĐ-UBND, cấm Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 (mã chứng khoán: C4G) tham gia hoạt động đấu thầu trong thời hạn 4 năm.
Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản

Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản

Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động và áp lực nợ lớn, việc mạnh tay chi nghìn tỷ đầu tư của NVL khiến giới kinh doanh không khỏi đặt câu hỏi: Đây là sự chuẩn bị cho một bước ngoặt chiến lược đầy tham vọng, hay chỉ là phép thử mạo hiểm giữa cơn sóng lớn? 
Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl – thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam – sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với định giá gần 130.000 tỷ đồng vào ngày 13/5 tới đây. Mức vốn hóa này lớn hơn hàng loạt tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán.
Bất động sản Biz