Bất động sản Biz

Sau kiểm toán, lợi nhuận loạt doanh nghiệp 'bốc hơi' mạnh

Thứ hai, 12/09/2022 | 07:37 Theo dõi BĐS Biz trên

Sau kiểm toán, lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp nhanh chóng giảm sâu 50 - 90% so với BCTC tự lập, thậm chí đảo chiều từ lãi sang lỗ đậm

Lợi nhuận sau kiểm toán tại HBC, KBC,… “bốc hơi”

Kiểm toán là khâu để đảm bảo báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp được phản ánh một cách trung thực, hợp lý dưới sự xác nhận của đơn vị có chức năng thứ ba, mà cụ thể là đơn vị kiểm toán độc lập.

Đáng chú ý, sau mùa báo cáo soát xét bán niên 2022, nhiều doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận giảm sút, tăng lỗ so với báo cáo tự lập, thậm chí chuyển từ có lãi sang lỗ.

Điển hình tại Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (mã: KBC) của Chủ tịch Đặng Thành Tâm bất ngờ lãi 6 tháng đầu năm 2022 "bốc hơi" 92% từ mức 2.457 tỷ đồng về còn 200 tỷ đồng.

Cụ thể, tại BCTC tự lập trước đó, KBC gây bất ngờ khi ghi nhận con số lợi nhuận lên tới hơn 2.450 tỷ đồng dù doanh thu chỉ gần 1.100 tỷ đồng.

Nguyên nhân khiến lãi ròng của KBC giảm sốc là bởi trên BCTC tự lập, KBC ghi nhận thu nhập từ chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần của bên bị mua và giá phí hợp nhất kinh doanh từ giao dịch tăng tỷ lệ sở hữu lên 48% với CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng. KBC cho biết, theo báo cáo tư vấn thẩm định giá độc lập, giá trị hợp lý tài sản thuần của Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng ước tính là khoảng 4.805 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo ý kiến của đơn vị kiểm toán, việc hoàn tất kế toán tạm thời hay đánh giá lại tài sản của Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng sẽ được ghi nhận sau khi đơn vị kiểm toán hoàn thành việc soát xét định giá và ghi nhận vào BTCT hợp nhất năm 2022.

Do đó, trên BCTC bán niên, KBC sẽ chưa ghi nhận thu nhập từ giao dịch định giá tài sản này. Công ty cho rằng việc hoàn tất kế toán tạm thời hay đánh giá lại tài sản của Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng sẽ được ghi nhận sau khi đơn vị kiểm toán hoàn thành việc soát xét định giá và ghi nhận vào BTCT hợp nhất năm 2022.

loi-nhuan-sau-kiem-toan
Kinh Bắc giải trình chênh lệch tài chính sau xét soát

Tương tự, sau kiểm toán BCTC bán niên năm 2022, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) cũng ghi nhận lợi nhuận giảm 8,4% so với báo cáo tự lập, tương ứng giảm 5,12 tỷ đồng về 55,77 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Xây dựng Hòa Bình ghi nhận doanh thu đạt 7.126 tỷ đồng, tăng 30,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 55,77 tỷ đồng, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 7,2% về còn 5,6%.

Giải trình về sự chênh lệch trên, Xây dựng Hoà Bình cho biết, trong kỳ tài chính bán niên 2022, Hoà Bình ghi nhận doanh thu tài chính tăng lên mức 237 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ do tăng lãi chậm thanh toán, lãi do thanh lý công ty con, lãi tiền gửi và cho vay đều đồng loạt tăng và các khoản tăng khác.

Trường hợp tương tự cũng xảy ra với CTCP Thaiholdings (mã: THD). Cụ thể, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế ở mức 217 tỷ đồng trên báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022, giảm hơn 180 tỷ đồng so với báo cáo tự lập, tương ứng giảm 45%.

Thaiholdings cho biết công ty có CTCP Tôn Đản Hà Nội được sở hữu chéo bởi Tập đoàn Thaigroup và CTCP Thaiholdings dẫn đến quan điểm giữa kế toán Thaiholdings và đơn vị kiểm toán có sự khác nhau về việc điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu theo tỉ lệ tương ứng cho những thay đổi trong vốn chủ sở hữu của công ty liên kết từ ngày đầu tư (ngày kiểm soát công ty con) đến ngày báo cáo, khi Công ty cổ phần - Tập đoàn Thaigroup thực hiện thoái vốn tại Tôn Đản Hà Nội.

loi-nhuan-sau-kiem-toan-tai-THD

Một doanh nghiệp bất động sản khác là Bamboo Capital (mã: BCG) cũng “bốc hơi” hơn 31 tỷ đồng sau kiểm toán.

Cụ thể, BCG vừa công bố BCTC hợp nhất giữa niên độ 6 tháng đầu năm 2022 soát xét với lợi nhuận sau thuế gần 846 tỷ đồng, giảm hơn 31,2 tỷ đồng so với BCTC của doanh nghiệp tự lập trước đó. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chênh lệch nói trên là do BCG báo lãi hoạt động kinh doanh tại công ty liên doanh, liên kết 22,3 tỷ đồng trong BCTC tự lập. Tuy nhiên sau kiểm toán, hoạt động này lại báo lỗ 7,3 tỷ đồng. Các chỉ số còn lại gần như không thay đổi so với BCTC tự lập của Bamboo Capital trước đó.

 

bamboo-capital-1662622610

CTCP Hàng không Vietjet (mã: VJC) cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2022 sau soát xét bằng khoảng 1/3 con số trong báo tự lập, còn 145 tỷ đồng.

Bên cạnh nguyên nhân là doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt gần 15.935 tỷ đồng, giảm 177 tỷ so với báo cáo tự lập.

Khoản mục biến động lớn nhất trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là doanh thu tài chính với giá trị 344 tỷ đồng sau soát xét, giảm hơn 1.000 tỷ đồng so với báo cáo mà Vietjet tự lập trước đó.

Hãng hàng không của CEO Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết một giao dịch thương mại tài chính được hoãn ghi nhận sang kỳ sau, dẫn tới doanh thu tài chính kỳ này bị điều chỉnh giảm sâu.

Trái lại, phần thu nhập khác tăng đột biến từ gần 9 tỷ đồng trong báo cáo tự lập lên 456 tỷ đồng sau khi soát xét. Vietjet không giải trình cụ thể giao dịch tài chính nào được hoãn ghi nhận sang kỳ sau và vì sao thu nhập khác đột nhiên tăng mạnh.

Do những điều chỉnh trên, lợi nhuận sau thuế 6 tháng của Vietjet sau soát xét giảm 66% so với báo cáo tự lập, còn gần 145 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận nửa đầu năm 2022 sau soát xét vẫn tăng trưởng 19%. 

Doanh nghiệp từ trạng thái có lãi sang thua lỗ đậm sau kiểm toán

loi-nhuan-sau-kiem-toan-1

Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (mã: SHS) ghi nhận đảo chiều sau soát xét, từ lãi hơn 27 tỷ đồng theo số liệu công ty tự lập trên BCTC quý 2/2022 trước đó xuống thành lỗ hơn 68 tỷ đồng, tương ứng điều chỉnh giảm lãi hơn 95 tỷ đồng.

Theo giải trình, Công ty phải giữ nguyên phân loại cổ phiếu TCB và GEX ở mục tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) thay vì mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) như trong BCTC quý 2 tự lập.

Do đó, chênh lệch tăng đánh giá lại tài sản FVTPL sau soát xét tăng gần 13 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Song song đó, chênh lệch giảm đánh giá lại tài sản tài chính FVTPL tăng 138.4 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính kéo lợi nhuận của Công ty giảm mạnh so với BCTC tự lập.

Bên cạnh đó, do phải trích lập thêm dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi giá sắt thép liên tục giảm khiến Thép Pomina (mã: POM) chuyển từ có lãi 8 tỷ sang lỗ 23 tỷ trong 6 tháng đầu năm 2022.

Cụ thể, doanh thu thuần 6 tháng đầu năm của Thép Pomina đạt 8.105 tỷ đồng, giảm 48 tỷ so với báo cáo tự lập trước đó. Lợi nhuận gộp thu về là 348 tỷ, biên lãi gộp đạt 4,2%. Trừ đi các chi phí, Thép Pomina lỗ 23 tỷ đồng, trong khi theo báo cáo tự lập là lãi sau thuế 8 tỷ đồng.

Đáng chú ý, sau kiểm toán công ty con trong nhóm phải lập thêm dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi giá sắt thép liên tục giảm. Vấn đề này cũng xảy ra với nhiều doanh nghiệp thép trong ngành nói chung, khi nhiều công ty báo lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ do tình hình giá thép trên thị trường đi xuống nhanh, trong khi giá nguyên vật liệu đầu vào không giảm tương ứng khiến giá vốn cao.

Đồng thời, kiểm toán còn nhấn mạnh vấn đề nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn là 1.008 tỷ đồng. Trong 10.727 tỷ đồng nợ ngắn hạn, hầu hết là công ty đi vay nợ với số tiền hơn 7.728 tỷ đồng. Cộng với phát sinh khoản lỗ thuần là 23 tỷ tại ngày 30/6 nên kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Thép Pomina.

Cùng hoàn cảnh, do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp 3,2 lần (do trích lập thêm dự phòng nợ phải thu khó đòi và tổn thất đầu tư công ty con) nên CTCP Louis Capital (mã: TGG) thua lỗ 30 tỷ đồng sau thuế, trong khi trước đó có lãi 5,6 tỷ đồng.

Hoàng Long (t/h)

Theo vnfinance.vn Copy
Lợi nhuận giảm hơn 2.200 tỷ đồng sau kiểm toán, Kinh Bắc nói gì?

Lợi nhuận giảm hơn 2.200 tỷ đồng sau kiểm toán, Kinh Bắc nói gì?

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC) vừa công bố báo cáo tài chính bán niên đã kiểm toán với lợi nhuận sau thuế đạt 200 tỷ đồng, giảm 91,8%, tương đương giảm hơn 2.256 tỷ đồng so với giá trị trên báo cáo tự lập.
Sau kiểm toán, lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp có biến động lớn

Sau kiểm toán, lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp có biến động lớn

Sự chênh lệch con số giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán dường như đang trở thành vấn đề "thường niên" của nhiều doanh nghiệp.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?

Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?

Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền. Đồng thời, doanh nghiệp cho biết đang thương thảo với nhà đầu tư về việc thanh toán dư nợ của lô trái phiếu này, thời gian dự kiến thanh toán vào tháng 7.
Vincom Retail (VRE) chính thức bước chân vào đại dự án hơn 2.800ha của Vingroup bằng một thỏa thuận đặt cọc chiến lược

Vincom Retail (VRE) chính thức bước chân vào đại dự án hơn 2.800ha của Vingroup bằng một thỏa thuận đặt cọc chiến lược

Được quy hoạch thành 4 khu chức năng gồm khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm, dịch vụ giải trí và khu biệt thự căn hộ cao cấp, đại dự án tại Cần Giờ dự kiến phục vụ khoảng 31.000 cư dân và khách du lịch. 
Vòng quay may mắn hơn 2,2 tỷ đồng chờ đón người dùng Sacombank Pay trong mùa hè 2025

Vòng quay may mắn hơn 2,2 tỷ đồng chờ đón người dùng Sacombank Pay trong mùa hè 2025

Hòa vào không khí sôi động của mùa hè, Sacombank triển khai chương trình khuyến mại “Đi giữa hè rực rỡ” dành riêng cho khách hàng sử dụng ứng dụng Sacombank Pay kéo dài đến hết ngày 14/9/2025....
Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên

Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên

Tổng công ty Viglacera tiếp tục mở rộng hiện diện tại Hưng Yên với kế hoạch thành lập công ty con vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó nắm giữ 51% cổ phần.
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng

Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng

Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Tân Tạo (ITA) đề xuất phục hồi giao dịch cổ phiếu, khẳng định lý do bất khả kháng

Tân Tạo (ITA) đề xuất phục hồi giao dịch cổ phiếu, khẳng định lý do bất khả kháng

Trong quý I/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) tiếp tục cập nhật tình hình tài chính và gửi các văn bản giải trình đến cơ quan chức năng. Doanh nghiệp cho biết vẫn đang tập trung tìm giải pháp phù hợp nhằm ổn định hoạt động và bảo đảm quyền lợi cổ đông.
Con trai chủ tịch Phát Đạt bán hết cổ phiếu trước thềm đại hội cổ đông

Con trai chủ tịch Phát Đạt bán hết cổ phiếu trước thềm đại hội cổ đông

Ông Nguyễn Tấn Danh – Phó Chủ tịch HĐQT, đồng thời là con trai Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt – vừa đăng ký bán ra toàn bộ 3.397.652 (gần 3,4 triệu) cổ phiếu PDR đang nắm giữ.
SHB cấp gói tín dụng cho doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng đầu vào cho Kim Long Motor, hỗ trợ đến 90% nhu cầu vốn

SHB cấp gói tín dụng cho doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng đầu vào cho Kim Long Motor, hỗ trợ đến 90% nhu cầu vốn

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai giải pháp tài chính linh hoạt dành cho doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện, thiết bị và dịch vụ đầu vào cho Kim Long Motor nhằm tối ưu dòng tiền và kế hoạch sản xuất của các đơn vị trong ngành công nghiệp ô tô.
Bất động sản Biz