Bất động sản Biz

Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thứ tư, 20/04/2022 | 15:02 Theo dõi BĐS Biz trên
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Phía Bắc, Đông Bắc và phía Tây, Tây Nam giáp vùng trung du và miền núi phía Bắc.

- Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch về mặt không gian được mở rộng đến các khu vực có ảnh hưởng và tác động đến vùng đồng bằng sông Hồng về các mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường, quốc phòng - an ninh, liên kết vùng và hợp tác quốc tế.

Các phương pháp tiếp cận

Việc lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng được thực hiện dựa trên các phương pháp tiếp cận: Cách tiếp cận tổng thể, hệ thống, trong đó xem vùng đồng bằng sông Hồng là một bộ phận quan trọng của tổng thể phát triển quốc gia; các tiểu vùng, địa phương trong vùng là một bộ phận của tổng thể phát triển vùng; các yếu tố, điều kiện về kinh tế, xã hội và môi trường trên lãnh thổ vùng phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Cách tiếp cận chiến lược trong quy hoạch vùng cần tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm, mang tính chiến lược đối với sự phát triển dài hạn thông qua lựa chọn các bước đi và định hướng ưu tiên phát triển của vùng trong từng giai đoạn phù hợp với khả năng huy động nguồn lực.

Cách tiếp cận từ tiềm năng, lợi thế (bao gồm cả lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh) phải được phân tích, đánh giá trên cơ sở phát huy các thế mạnh, đặc điểm riêng của vùng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, trình độ ứng dụng khoa học - công nghệ, bản sắc văn hóa... để xác định mục tiêu, phương hướng phát triển vùng; kết hợp giữa các tiềm năng, lợi thế của quốc gia, vùng với điều kiện của các địa phương trong vùng, qua đó, huy động hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Cách tiếp cận dựa trên không gian phải được xem xét, đánh giá toàn diện các tác động của các phương án phát triển để đưa ra các giải pháp phù hợp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và cân bằng của toàn vùng, giữa các tiểu vùng và các địa phương trong vùng.

Cách tiếp cận tích hợp đa ngành nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa các ngành, lĩnh vực, hạn chế sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các ngành; nâng cao hiệu quả tổng thể dựa trên sự phát triển tương hỗ giữa các ngành, lĩnh vực;...

Đánh giá tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

Nội dung chính của Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ.

Theo đó, phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực đặc thù của vùng; đánh giá tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức; các vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong quy hoạch vùng.

Dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển vùng các mặt kinh tế, xã hội và môi trường và tổ chức không gian lãnh thổ; xây dựng và lựa chọn kịch bản phát triển.

Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển vùng; xây dựng phương hướng phát triển ngành có lợi thế của vùng; xây dựng phương án phát triển, sắp xếp, lựa chọn và phân bổ nguồn lực phát triển trên lãnh thổ vùng; phương hướng xây dựng, tổ chức không gian.

Xây dựng phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng vùng; xây dựng phương hướng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên lãnh thổ vùng.

Xây dựng phương hướng khai thác, bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông trên lãnh thổ vùng; xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư; luận chứng danh mục dự án quan trọng của vùng, thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án; xác định các giải pháp và dự kiến nguồn lực thực hiện quy hoạch.

Theo P.V/Petrotimes

Link nguồn: https://petrotimes.vn/phe-duyet-nhiem-vu-lap-quy-hoach-vung-dong-bang-song-hong-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam-2050-648472.html

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tuyến đường Vành đai 1 vào năm 2025

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tuyến đường Vành đai 1 vào năm 2025

Dự án tuyến đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục) – tuyến đường được xem là "đắt nhất hành tinh" – đang bước vào giai đoạn nước rút. Theo kế hoạch mới nhất, dự án sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2025, sau khi công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các quận Đống Đa và Ba Đình hoàn tất.
Hình ảnh gần 1km hầm chui phía Đông TP HCM 8 năm chưa hoàn thành

Hình ảnh gần 1km hầm chui phía Đông TP HCM 8 năm chưa hoàn thành

Hầm chui nút giao Trạm 2 trên Xa lộ Hà Nội, hướng từ TP HCM đi tỉnh Đồng Nai, được khởi công năm 2016, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thành do vướng mặt bằng.
[Chùm ảnh] Dự án Metro số 2 sau 7 tháng di dời hạ tầng kỹ thuật

[Chùm ảnh] Dự án Metro số 2 sau 7 tháng di dời hạ tầng kỹ thuật

Đến nay, các quận có tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương, TP HCM) đi qua đã cơ bản hoàn tất thủ tục ban hành quyết định thu hồi đất, tỷ lệ bàn giao mặt bằng đạt 98,46%.
[Chùm ảnh] Tiến độ các dự án trên đường Tân Kỳ Tân Quý

[Chùm ảnh] Tiến độ các dự án trên đường Tân Kỳ Tân Quý

Đường Tân Kỳ Tân Quý dài khoảng 4,5 km, là đường trục chính kết nối phía Tây Nam với trung tâm TP HCM. Do đó công tác thi công các dự án trên tuyến đường này đang được TP HCM gấp rút thực hiện.
[Chùm ảnh] Toàn cảnh tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

[Chùm ảnh] Toàn cảnh tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

Sau hơn 10 năm kể từ khi khởi công, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã chính thức bước vào giai đoạn vận hành thử, đánh dấu bước ngoặc quan trọng của dự án, tiến tới vận hành thương mại vào cuối năm 2024.
6 dự án trọng điểm của Hà Nội bao giờ 'về đích'?

6 dự án trọng điểm của Hà Nội bao giờ "về đích"?

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng tám và 8 tháng năm 2024 của Hà Nội đã thông tin về tình hình giải ngân của 6 công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố.
Chung cư cao cấp, quảng cáo tiện ích sống đẳng cấp nhưng thiếu sân chơi cho trẻ em

Chung cư cao cấp, quảng cáo tiện ích sống đẳng cấp nhưng thiếu sân chơi cho trẻ em

Chung cư cao cấp, quảng cáo tiện ích sống đẳng cấp.... tuy nhiên thiếu sân chơi cho trẻ em đây đang là tình trạng phổ biến của Hà Nội.
Xuất hiện Công viên 'siêu đẹp' tại quận Nam Từ Liêm

Xuất hiện Công viên "siêu đẹp" tại quận Nam Từ Liêm

Sau hơn bốn năm thi công, dự án công viên Mễ Trì đã chính thức đi vào hoạt động tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Với quy mô lên tới hơn 14ha, trong đó có hồ điều hòa rộng 2,5ha.
Bất động sản Biz