Bất động sản Biz

“Ông chủ” các công ty bất động sản nêu lý do ngân hàng thừa tiền nhưng doanh nghiệp không thể vay

Thứ năm, 14/12/2023 | 16:01 Theo dõi BĐS Biz trên

Việc vay vốn trong thực tế không giống như trên... ti vi. Trên ti vi nói rằng ngân hàng đang thừa tiền, rất muốn cho vay nhưng người dân và doanh nghiệp lại không muốn vay. Thế nhưng, bức tranh tiếp cận vốn ngân hàng của cá nhân và doanh nghiệp lại hoàn toàn khác…

Chia sẻ tại tọa đàm về khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản được tổ chức mới đây, ông Vũ Văn Thành, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn VNGroup, cho biết nhiều yếu tố cho thấy việc khơi dòng tài chính cho thị trường bất động sản đang rất khó. 

Theo vị CEO công ty bất động sản này, cái khó đầu tiên là mất niềm tin. Người dân hiện giờ không dám bỏ tiền ra mua một khu đất dù giá có rẻ.

Điểm khó thứ hai liên quan đến vấn đề tài chính. "Bên chúng tôi có sở hữu một công ty thẩm định giá nằm trong top 10 của Việt Nam. Câu chuyện định giá để cho vay cũng có vướng mắc. Các thẩm định viên đang rất sợ việc thẩm định giá. Giá lẽ ra được 10 đồng thì nay giảm xuống còn 7 - 8 đồng để an toàn. Đến lượt ngân hàng, cán bộ ngân hàng lại hạ thêm lần nữa. Thay vì giá trị ban đầu 10 đồng, sau các vòng định giá, giá trị doanh nghiệp chỉ còn lại 5 đồng và chỉ vay được từng ấy số tiền. Đó cũng là lý do khiến tắc nghẽn dòng tiền, ngân hàng có tiền nhưng khách hàng không thể vay", CEO VNGroup nêu thực tế.

Điểm khó tiếp theo là chứng minh thu nhập để trả nợ. Ở Việt Nam, có nhiều loại thu nhập khác nhau, thu nhập trên bảng lương, thu nhập khác không thể liệt kê và rất khó để chứng minh trên hồ sơ, giấy tờ. Chính vì thế, nhiều khách hàng không thể chứng minh được thu nhập để đi vay.

Do vậy, theo ông Vũ Văn Thành, để khơi thông dòng tài chính bất động sản cần thực hiện được 3 giải pháp.

Thứ nhất, việc ban hành luật cần khẩn trương và đi sớm vào đời sống.

Thứ hai, cần đảm bảo tính đồng nhất trong truyền thông và điều hành để người dân có niềm tin vào thị trường. "Tại Việt Nam, cứ khoảng 100 người mua bất động sản thì có 15% thực sự hiểu, còn lại mua theo thói quen, niềm tin và không đặt nặng các vấn đề phân tích. Do đó, việc khôi phục niềm tin của người dân là điều quan trọng", ông Vũ Văn Thành nhấn mạnh.

Thứ ba, khắc phục tình trạng nhiều chuyên viên nhà nước không có đủ năng lực, sợ trách nhiệm hoặc tình trạng các doanh nghiệp bất động sản phải “xếp lốp” mới được giải quyết hành chính.

Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6
Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6
 

Đồng quan điểm, Chủ tịch Tập đoàn G6, ông Nguyễn Anh Quê, cho biết các doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt với khó khăn về nguồn vốn.

Cụ thể, theo ông Quê, “việc vay vốn trong thực tế không giống như trên ti vi. Trên ti vi nói rằng ngân hàng đang thừa tiền, rất muốn cho vay nhưng người dân và doanh nghiệp lại không muốn vay. Thế nhưng, bức tranh tiếp cận vốn ngân hàng của cá nhân và doanh nghiệp lại hoàn toàn khác”.

Dẫn chứng cho nhận định này, ông Quê cho biết vấn đề mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng vẫn còn rất nặng nề. Cá nhân ông khi vay vốn tại một ngân hàng thuộc top 10 ngân hàng tư nhân đã dính bảo hiểm 1,5% với mức lãi suất thấp nhất là 9,5%. Nếu không phải mua bảo hiểm, lãi suất lại lên tới 12%.

“Tình hình kinh tế đang khó khăn, 12 tháng nữa chưa biết thế nào nhưng treo ngay trên đầu các doanh nghiệp là mức lãi suất một năm trên dưới 10% - 11% rồi”, ông Quê nói.

Theo ông Chủ tịch Tập đoàn G6, không chỉ lãi suất cao, các doanh nghiệp bất động sản còn phải đối mặt với một vấn đề nữa, đó là vướng mắc ở khâu hồ sơ vay. Các doanh nghiệp không có tài sản để vay là một chuyện nhưng có tài sản rồi mà doanh nghiệp vẫn không thể vay, hoặc chỉ vay 10 được 5 lại là một chuyện khác.

“Ví dụ, nhiều khi tôi có 200 tỷ đồng, muốn vay 30 tỷ đồng cũng không vay được vì phải chứng minh dòng tiền, chứng minh lợi nhuận kinh tế trong mấy năm qua. Thế nhưng thực tế nền kinh tế từ năm 2020 đến nay đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế, đại dịch Covid-19. Bây giờ mà cứ loanh quanh câu chuyện về chứng minh tài sản, quỹ đất và hàng loạt thứ khác thì đến bao giờ doanh nghiệp mới có thể vay vốn?”, ông Quê đặt câu hỏi.

Một vướng mắc nữa mà ông Quê chỉ ra đó là tình trạng sợ trách nhiệm, không chỉ ở bộ máy nhà nước mà còn ở các ngân hàng. Để giải quyết được những khó khăn nên trên, ông Quê cho rằng cần phải hành động ngay và luôn. 

“Ít nhất là đến năm 2027, thị trường bất động sản mới tháo gỡ được vấn đề về nguồn cung. Trong thời gian chờ đợi, nếu chúng ta làm tốt được phần văn bản, ban hành, sửa đổi Luật Đất đai; chỉ đạo đồng nhất từ trên xuống dưới thì đến giữa năm 2024 dòng tiền có thể chảy trong thị trường bất động sản”, ông nói.

Minh Quân

Theo vnmedia.vn Copy
Doanh nghiệp bất động sản phải trả nợ hơn 12.300 tỷ đồng trái phiếu trong tháng cuối năm

Doanh nghiệp bất động sản phải trả nợ hơn 12.300 tỷ đồng trái phiếu trong tháng cuối năm

Trong phần còn lại của năm 2023, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 26.761 tỷ đồng. 46% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với hơn 12.372 tỷ đồng, theo sau là nhóm ngân hàng với 4.030 tỷ đồng.
TP HCM: Loạt doanh nghiệp bất động sản bị “gọi tên” vì nợ thuế

TP HCM: Loạt doanh nghiệp bất động sản bị “gọi tên” vì nợ thuế

Cục Thuế TP HCM vừa công bố sách nợ thuế đợt 2/2023 trên địa bàn thành phố, có 198 doanh nghiệp nợ thuế, với tổng số tiền 8.080 tỷ đồng. Trong đó có sự xuất hiện của loạt doanh nghiệp bất động sản…
Áp lực đáo hạn trái phiếu tiếp tục bủa vây doanh nghiệp bất động sản

Áp lực đáo hạn trái phiếu tiếp tục bủa vây doanh nghiệp bất động sản

Theo nhóm chuyên gia CTCK Yuanta Việt Nam, áp lực đáo hạn trái phiếu trong năm 2024 đang đè nặng với tổng giá trị 297.006 tỷ đồng và chủ yếu đến từ nhóm bất động sản là 126.637 tỷ đồng chiếm 42% giá trị trái phiếu đến hạn.
Chỉ có hơn 4.300 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 11 tháng

Chỉ có hơn 4.300 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 11 tháng

11 tháng năm 2023, cả nước có 4.312 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 247.054 tỷ đồng, tương đương với 52,6% và 57,1% so với cùng kỳ.
Vars: Doanh nghiệp bất động sản nên bán bớt tài sản để trả nợ trái phiếu

Vars: Doanh nghiệp bất động sản nên bán bớt tài sản để trả nợ trái phiếu

Việc gia hạn thời gian trả nợ chỉ giúp doanh nghiệp có thời gian ổn định lại sản xuất, kinh doanh và tái cơ cấu lại nợ doanh nghiệp để phục hồi. Về cơ bản chỉ là chuyển từ nợ ở thời điểm này sang thời điểm khác.
Tập đoàn Hà Đô: Doanh thu từ bán điện vượt bán nhà, của để dành 'bốc hơi' hàng trăm tỷ

Tập đoàn Hà Đô: Doanh thu từ bán điện vượt bán nhà, của để dành "bốc hơi" hàng trăm tỷ

Quý I/2024, doanh thu tại Tập đoàn Hà Đô sụt giảm, trong đó nguồn thu từ mảng năng lượng vượt trội hơn cả bán nhà. Đặc biệt, trong bối cảnh giá trị hàng tồn kho bất động sản tại doanh nghiệp giảm nhẹ thì "của để dành" không những không tăng mà còn giảm mạnh.
Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Quý I/2024, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long lãi lớn gần 3.000 tỷ cao gấp 7,5 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn so với quý liền trước. Nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi giảm, song doanh nghiệp lại không thuyết minh cụ thể tình hình nợ vay tài chính.
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.600 tỷ đồng khoản phải trả ngắn hạn khác, chiếm 65% tổng nợ phải trả...
CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Năm 2024, CEO đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.
Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Bà Lương Hoàng Lan, đại diện pháp luật của Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình bị tạm hoãn xuất cảnh do công ty nợ thuế 1.045 tỷ đồng.
Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Dù sở hữu loạt khu đất "vàng" nhưng CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) lại kinh doanh yếu kém, thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, số liệu công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội không đồng nhất.
Bất động sản Biz