Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động và áp lực nợ lớn, việc mạnh tay chi nghìn tỷ đầu tư của NVL khiến giới kinh doanh không khỏi đặt câu hỏi: Đây là sự chuẩn bị cho một bước ngoặt chiến lược đầy tham vọng, hay chỉ là phép thử mạo hiểm giữa cơn sóng lớn?
CTCP Tập đoàn đầu tư Địa ốc No Va (Novaland – mã chứng khoán NVL) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025, với nhiều điểm khiến nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Cụ thể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của NVL đạt 1.778 tỷ đồng, tăng 155% so với 698 tỷ đồng của quý 1/2024.
Tổng quan kết quả kinh doanh quý 1/2025 của NVL (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 NVL)
Doanh thu tài chính giảm còn 516 tỷ đồng, thấp hơn đáng kể so với 640 tỷ đồng quý 1/2024. Nguyên nhân có thể do sụt giảm các khoản đầu tư hoặc lãi suất. Tuy nhiên, chi phí tài chính đã giảm từ 773 tỷ đồng xuống còn 633 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay giảm gần một nửa, từ 75 tỷ đồng xuống 40 tỷ đồng, cho thấy NVL đã tối ưu hóa nguồn vốn vay hoặc tái cơ cấu nợ hiệu quả.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chuyển từ lỗ 321 tỷ đồng ở quý 1/2024 sang lãi 140 tỷ đồng ở quý 1/2025, đánh dấu bước tiến đáng kể trong quản trị chi phí và tối ưu vận hành.
Tuy nhiên trong kỳ, NVL đã phát sinh khoản lỗ khác gần 262 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của NVL trong quý 1/2025 vẫn âm 476 tỷ đồng, giảm lỗ so với 601 tỷ đồng của quý 1/2024.
Hình minh hoạ
Tổng nợ phải trả của NVL tại ngày 31/03/2025 là 185.951 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 190.487 tỷ đồng vào cuối năm 2024. Nợ ngắn hạn chiếm 100.873 tỷ đồng, giảm so với 107.222 tỷ đồng cuối năm 2024. Tuy nhiên, nợ dài hạn đạt 85.078 tỷ đồng, tăng nhẹ so với 83.264 tỷ đồng, chủ yếu là do tăng các khoản vay dài hạn và thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Bảng cân đối kế toán hợp nhất quý 1/2025 của NVL (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2025 NVL)
Vốn chủ sở hữu tại ngày 31/03/2025 đạt 48.855 tỷ đồng, tăng đáng kể so với 47.291 tỷ đồng cuối năm 2024. Đặc biệt, lợi ích cổ đông không kiểm soát tăng lên 11.023 tỷ đồng so với 9.457 tỷ đồng cuối năm trước, phản ánh sự gia tăng đóng góp từ các cổ đông nhỏ lẻ hoặc công ty liên kết.
Tổng nguồn vốn của NVL tại ngày 31/03/2025 đạt 234.806 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 237.777 tỷ đồng cuối năm 2024. Điều này cho thấy NVL đã có những điều chỉnh nhỏ về cấu trúc tài sản và nợ phải trả, hướng đến cân đối tài chính bền vững hơn.
Rót hơn 1.400 tỷ đồng vào Vũng Tàu Investment
Một trong những dấu ấn nổi bật trong quý vừa qua là việc Novaland mạnh tay chi hơn 1.400 tỷ đồng để đầu tư góp vốn vào một doanh nghiệp khác.
Động thái mới của NVL trong lĩnh đức rót vốn đầu tư (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 NVL)
Cụ thể, NVL đã đầu tư hơn 1.406 tỷ đồng vào Công ty TNHH Vũng Tàu Investment – một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Về mối quan hệ của Vũng Tàu Investment với Novaland, vào 2022, Hội đồng quản trị Novalandđã thông qua việc nhận chuyển nhượng gần như toàn bộ vốn góp tại Vũng Tàu Investment. Tuy nhiên, đến tháng 7/2023, Novaland quyết định chấm dứt kế hoạch này. Đến quý 1/2025, Novaland đã đầu tư trở lại bằng cách góp hơn 1.406 tỷ đồng vào Vũng Tàu Investment.
Nghị quyết hội đồng quản trị thông qua việc nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty TNHH Vũng Tàu Investment (Nguồn: NVL)
Động thái mạnh tay chi hơn nghìn tỷ đồng để đầu tư vào Công ty TNHH Vũng Tàu Investment là minh chứng cho chiến lược mở rộng tầm ảnh hưởng của NVL trong lĩnh vực bất động sản.
Tuy nhiên, bức tranh tài chính của NVL vẫn đối diện với những thách thức không nhỏ. Tổng nợ phải trả lên đến 185.951 tỷ đồng với nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, đồng nghĩa với áp lực thanh toán trong ngắn hạn vẫn là rủi ro cần được kiểm soát chặt chẽ.
Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động và áp lực nợ lớn, việc mạnh tay chi nghìn tỷ đầu tư của NVL khiến giới kinh doanh không khỏi đặt câu hỏi: Đây là sự chuẩn bị cho một bước ngoặt chiến lược đầy tham vọng, hay chỉ là phép thử mạo hiểm giữa cơn sóng lớn?
Vinpearl – thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam – sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với định giá gần 130.000 tỷ đồng vào ngày 13/5 tới đây. Mức vốn hóa này lớn hơn hàng loạt tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán.
Văn Phú – Invest khởi đầu năm 2025 với kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng, đồng thời hé lộ chiến lược phát triển tập trung vào ba dự án trọng điểm tại Hà Nội, Hải Phòng và Thanh Hóa.
Cảng Quảng Ninh – một trong những cảng biển chiến lược của miền Bắc – đã khép lại năm 2024 với kết quả kinh doanh vượt xa kỳ vọng, củng cố vững chắc vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong ngành logistics.
Quý II/2025 đánh dấu sự phục hồi rõ nét của First Real khi công ty báo lãi sau thuế gần 19 tỷ đồng, trái ngược hoàn toàn với mức lỗ cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, dư nợ được thu hẹp mạnh, giảm áp lực chi phí tài chính đáng kể.