Bất động sản Biz

Nhóm doanh nghiệp bán lẻ công nghệ: PSD, FRT, MWG dò đáy lợi nhuận

Thứ năm, 24/08/2023 | 09:53 Theo dõi BĐS Biz trên

Năm 2023 là năm có nhiều khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ công nghệ, khi có ông lớn lỗ trăm tỷ, nơi thì lợi nhuận lao dốc đến 99%...

Thời điểm đầu năm báo cáo của nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường đều dự báo 2023 là năm có nhiều khó khăn, thách thức với ngành hàng công nghệ. Đặc biệt, giai đoạn đại dịch, người dân tích cực mua sắm điện thoại, laptop để làm việc, học tập online và giờ đây vẫn chưa có nhu cầu thay mới.

Cuối tháng 3/2023, Chứng khoán SSI đã có nhận định thị trường bán lẻ sẽ nối dài khó khăn ít nhất cho đến hết tháng 6/2023 trước khi được phục hồi vào nửa cuối năm.

Chứng khoán SSI cho rằng, với giả định lạm phát sẽ đạt đỉnh trong sáu tháng đầu năm 2023 và sau đó sẽ giảm tốc trong nửa cuối năm, ước tính chi tiêu cho điện thoại và điện máy sẽ giảm 10% so với năm 2022.

Tuy đã có dự báo trừ trước song tình hình thực tế diễn ra tại các doanh nghiệp bán lẻ công nghệ đã niêm yết lại hoàn toàn khác nhau.

FPT Retail lỗ kỷ lục hơn 200 tỷ đồng

Trong bối cảnh sức mua của người tiêu dùng liên tục giảm, Công ty cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã FRT) cũng đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2023 khá thận trọng với mục tiêu doanh thu 34.000 tỷ đồng, tăng 13% nhưng lợi nhuận trước thuế dự kiến giảm tới 51% so với thực hiện năm ngoái, xuống còn 240 tỷ đồng.

Dù vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp bán lẻ công nghệ này bất ngờ báo lỗ kỷ lục.

loi-nhuan-tai-FRT-vnf

Cụ thể, quý 2/2023 FPT Retail ghi nhận doanh thu thuần 7.200 tỷ đồng và lãi gộp gần 1.100tỷ đồng, đều tăng 15% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận vẫn ổn định ở mức 15%.

Xét riêng từng chuỗi, Long Châu rõ ràng đang bứt phá với doanh thu gần gấp đôi cùng kỳ, lên 3.615 tỷ đồng. Trong khi đó, FPT Shop đang lao đao trong cuộc chiến giá gay gắt và sự suy giảm tiêu dùng với các thiết bị ICT, với doanh thu sụt 18% xuống 3.605 tỷ đồng.

Các khoản phí tăng mạnh trong quý 2/2023 đã góp phần làm xấu đi bức tranh kinh doanh của FPT Retai gồm chi phí lãi vay tăng 49% lên 73 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng 24% lên 963 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 167% lên 256 tỷ đồng.

Chi phí là nguyên nhân chính khiến FPT Retail lỗ ròng 219 tỷ đồng trong quý 2/2023, đánh dấu quý lỗ thứ hai liên tiếp và là quý lỗ nặng nhất từ trước đến nay.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, FPT Retail ghi nhận doanh thu thuần gần 14.924 tỷ đồng, tăng trưởng 7% so với cùng kỳ nhưng vẫn lỗ sau thuế hơn 212 tỷ đồng (cùng kỳ 2022 lãi hơn 216 tỷ đồng). Trong đó, doanh thu của FPT Shop sụt giảm về 8.000 tỷ đồng.

Tính tới cuối quý 2/2023, ông lớn bán lẻ thuộc FPT sở hữu 800 cửa hàng FPT Shop.

Thế giới di động lãi thấp kỷ lục, giảm đến 99% sau chiến dịch 'giá rẻ quá'

Nối gót FPT Retail, gã khổng lồ ngành bán lẻ công nghệ là CTCP Đầu tư Thế giới Di Động (mã: MWG) cũng tỏ ra thận trọng khi lên kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2023 lần lượt là 135.000 tỷ đồng và 4.200 tỷ đồng, tăng nhẹ 1-2% so với cùng kỳ.

loi-nhuan-the-gioi-di-dong

Quý 2/2023, Thế giới Di động ghi nhận doanh thu đạt hơn 29.464 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận hơn 17 tỷ đồng, giảm đến 98,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là quý lãi thấp nhất từ trước đến nay của MWG. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 21,4%, về còn 18,5% và biên lợi nhuận ròng giảm từ 3,29%, xuống chỉ còn 0,06%.

Được biết, nếu tính theo quý, biên lợi nhuận ròng đạt 0,06% là mức thấp nhất kể từ khi niêm yết năm 2014 tới nay. Trong đó, giai đoạn bình thường biên lợi nhuận ròng từ khoảng 3% đến 4%.

Lợi nhuận tại MWG giảm mạnh là kết quả của chiến dịch “giá rẻ quá” được tung ra từ đầu tháng 4/2023. Trong đó, MWG hạ giá sản phẩm điện thoại, laptop, điện máy để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành trong bối cảnh sức cầu yếu ớt.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, MWG ghi nhận doanh thu thuần 56.600 tỷ đồng và lãi sau thuế 38,6 tỷ đồng, giảm tương ứng 21% và 99% so với cùng kỳ. Với kết quả này, ông lớn bán lẻ công nghệ này chỉ mới thực hiện 42% kế hoạch doanh thu và chưa tới 1% kế hoạch lãi sau thuế.

Nếu xét theo chuỗi, trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu của hai chuỗi Thế giới Di động và Điện Máy Xanh là 41.500 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, MWG đã giảm đi 10 cửa hàng Thế giới di động trên cả nước; số cửa hàng Điện máy xanh giảm đi 5 và giảm 16 cửa hàng Bách Hóa Xanh, tăng 37 nhà thuốc An Khang. Thế giới di động cũng đã phải cắt giảm đi gần 6.000 nhân viên trong nửa đầu năm 2023. Tuy vậy chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn tăng mạnh.

loi-nhuan-the-gioi-di-dong-vnf

Nhìn về những tháng cuối năm, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài cho rằng sức mua trong nửa cuối năm có thể sẽ không cải thiện đáng kể. “Sức mua nếu tăng thì chỉ đến từ tính mùa vụ do có nhiều ngày lễ lớn như Noel, Tết và iPhone ra mắt mẫu mới nhưng cũng không quá đáng kể so với tình trạng hiện nay”, ông Tài cho biết.

Theo ông, kinh tế vĩ mô vẫn đang chưa có nhiều biến chuyển nên khó có thể kỳ vọng ngành bán lẻ trở lại. "Việc đặt kỳ vọng thị trường bán lẻ sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2023 và đầu năm 2024 là lạc quan quá mức", ông Tài nói.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em - người phụ trách mảng điện thoại điện máy của MWG - cũng nhận định đây là giai đoạn khó khăn và người tiêu dùng cũng đẩy mạnh xu hướng tiết kiệm. Do đó, MWG đã chuyển sang chiến lược giá tốt để phục vụ người tiêu dùng và dự định sẽ tiếp tục áp dụng chiến lược này cho 6 tháng cuối năm.

PSD - Nhà phân phối Macbook, iPad báo lãi giảm 59%

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (mã: PSD) - công ty con của Petrosetco (PET) chuyên phân phối các sản phẩm ICT như điện thoại thông minh và laptop. Hiện, doanh nghiệp phân phối điện thoại thông minh từ Samsung, máy tính từ Apple, Dell, Aus, Lenovo.

loi-nhuan-tai-PSD-vnf

Trong quý 2/2023, PSD ghi nhận doanh thu thuần 1.519 tỷ đồng và lãi sau thuế 10 tỷ đồng, giảm tương ứng 9% và 67% so với cùng kỳ.

Kết quả giảm mạnh của PSD được đặt trong bối cảnh người tiêu dùng siết chặt “hầu bao” và thiết bị ICT không còn được ưu tiên chi tiêu giữa lúc kinh tế ảm đạm. Khi người dân siết chi tiêu, các công ty trong ngành phải đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, giảm giá bán để “xả” bớt hàng tồn kho. Điều này khiến biên lợi nhuận của các bên giảm mạnh.

Với PSD, kết quả ảm đạm còn đến từ gánh nặng lãi vay bởi chi phí lãi vay trong quý 2/2023 tăng vọt lên 39 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, PSD ghi nhận doanh thu thuần 3.369 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 27,4 2 tỷ đồng, giảm tương ứng 14% và 59% so với cùng kỳ. Với kết quả này, doanh nghiệp mới thực hiện được 32% kế hoạch doanh thu và 27% kế hoạch lãi.

CTCP Thế giới số lãi lớn nhất trong số doanh nghiệp bán lẻ công nghệ

CTCP Thế giới số (Digiworld – mã: DGW) là một trong 4 doanh nghiệp bán lẻ công nghệ đang có cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán. Cùng chung khó khăn của ngành bán lẻ công nghệ, Digiworld ghi nhận doanh thu quý 2 giảm nhẹ 6% so với cùng kỳ, đạt gần 4.600 tỷ đồng. Lợi nhuận đạt 83 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ.

Mảng điện thoại vẫn luôn đem lại doanh thu lớn nhất cho Digiworld với 2.190 tỷ đồng, chiếm 48% cơ cấu doanh thu của Digiworld, theo sau là mảng laptop và máy tính với doanh thu 1.342 tỷ đồng, chiếm 29% cơ cấu doanh thu; mảng thiết bị gia dụng ghi nhận tăng trưởng mạnh về doanh thu với mức tăng 54%, đạt 166 tỷ đồng nhờ việc thêm các nhãn hàng mới và các nhãn hàng hiện có được biết đến và tin dùng.

Nếu so với quý đầu năm 2023, tình hình kinh doanh của Digiworld trong quý 2 cho thấy doanh thu tăng 16% và lợi nhuận sau thuế cải thiện 5%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023 doanh thu Digiworld đạt 8.557 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 169 tỷ đồng, giảm 51% so với cùng kỳ.

So với các doanh nghiệp bán lẻ công nghệ phía trên, Digiworld đã giảm rất mạnh kế hoạch kinh doanh năm 2023. Trong đó chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế giảm 42% so với năm 2022. Trên thực tế, con số này giảm gần 50% so với kế hoạch lãi sau thuế 787 tỷ đồng đã thông qua hồi tháng 2/2023.

Theo chia sẻ của Digiworld, kế hoạch kinh doanh ban đầu được HĐQT xây dựng dựa trên kịch bản nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi vào 6 tháng cuối năm 2023. Tuy nhiên, sự kiện khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ đã làm thay đổi quan điểm của Digiworld.

Theo kế hoạch kinh doanh điều chỉnh, ban lãnh đạo doanh nghiệp dự báo sự sụt giảm đến từ mảng máy tính xách tay và điện thoại di động là chủ yếu.

Digiworld cho biết: “Dù vẫn chịu tác động của thị trường chung, Hội đồng quản trị vẫn sẽ nỗ lực duy trì tăng trưởng cho mảng Thiết bị văn phòng với 15%, mảng Thiết bị gia dụng 65% và mảng Hàng tiêu dùng 157%”.

Hà Phương - Huy Tùng

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.600 tỷ đồng khoản phải trả ngắn hạn khác, chiếm 65% tổng nợ phải trả...
CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Năm 2024, CEO đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.
Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Bà Lương Hoàng Lan, đại diện pháp luật của Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình bị tạm hoãn xuất cảnh do công ty nợ thuế 1.045 tỷ đồng.
Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Dù sở hữu loạt khu đất "vàng" nhưng CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) lại kinh doanh yếu kém, thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, số liệu công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội không đồng nhất.
Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Năm 2023, Capitaland Tower không chỉ làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vốn chủ sở hữu còn âm nặng, nợ phải trả tính đến cuối năm hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm hơn 12.000 tỷ đồng.
Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Năm 2023, Công ty cổ phần Eurowindow Holding mang về hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận, ROE đạt 1,352% và nợ phải trả gần 9.000 tỷ đồng...
Bất động sản Biz