Bất động sản Biz

Nhiều doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản hiện chủ yếu dựa vào phát hành trái phiếu

Thứ hai, 20/02/2023 | 16:45 Theo dõi BĐS Biz trên

Đây là nhận định của ông Nguyễn Thanh Tùng Tổng Giám đốc Vietcombank (VCB) tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì mới đây.

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, trong năm 2022, tín dụng đối với bất động sản (BĐS) của toàn ngành ngân hàng là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ đối với nền kinh tế với dư nợ ở mức 2,58 triệu tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2022, tăng khoảng 24,3% so với thời điểm cuối năm 2021.

Về một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình cho vay BĐS, ông Nguyễn Thanh Tùng cho rằng, sự thay đổi về văn bản pháp lý, chính sách quy định liên quan qua các thời kỳ, cũng như thực tế phát sinh một số dự án đã được cấp phép (phê duyệt chủ trương đầu tư, cấp giấy phép xây dựng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...) nhưng vẫn bị thu hồi dẫn đến việc kéo dài thời gian thực hiện dự án, tăng chi phí tài chính cho doanh nghiệp.

Trong mối tương quan với các nước trong khu vực, giá nhà đất tại Việt Nam hiện đang ở mức cao so với thu nhập của phần đông người dân, chưa phù hợp với phần đông người mua cuối cùng để ở; việc lựa chọn phân khúc để đầu tư chưa hợp lý dẫn đến dư cung tại các phân khúc cao cấp nhưng thiếu đối với phân khúc bình dân; tồn tại hiện tượng đầu cơ lướt sóng BĐS... ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường BĐS nói chung và hoạt động cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS nói riêng.

Ngoài nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng và vốn huy động từ người mua, đối với nhu cầu vốn còn lại, các doanh nghiệp phát triển dự án BĐS hiện chủ yếu dựa vào phát hành trái phiếu – đây là nguồn huy động vốn thích hợp cho BĐS.

Trong khi đó, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua còn nhiều tồn tại dẫn đến rủi ro thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng như khả năng tiếp tục huy động vốn của các doanh nghiệp BĐS qua kênh này, tác động lớn tới khả năng phát triển và hoàn thiện các dự án BĐS.

Để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường BĐS phát triển ổn định và bền vững, ông Nguyễn Thanh Tùng kiến nghị Chính phủ có giải pháp nhanh chóng ổn định và phát triển lành mạnh thị trường trái phiếu nhằm góp phần tạo ra kênh dẫn vốn trung dài hạn, tạo nguồn vốn bền vững cho thị trường BĐS, đồng thời giảm áp lực cung ứng vốn từ kênh tín dụng.

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động cấp phép cho các dự án bất động sản, bảo đảm tính đồng bộ trong các văn bản, quy định nhằm hạn chế các rủi ro pháp lý tiềm ẩn trong hoạt động của thị trường BĐS nói chung và hoạt động cấp tín dụng lĩnh vực BĐS nói riêng.

Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, địa phương: Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý, đẩy nhanh tiến độ cấp phép cho các dự án, có các giải pháp hỗ trợ khơi thông các vướng mắc pháp lý, thủ tục hành chính và khuyến khích phát triển sản phẩm tiếp cận người mua thực có mức giá bán hợp lý. Từ đó góp phần ổn định thị trường BĐS, cải thiện niềm tin của các chủ thể tham gia (doanh nghiệp phát triển dự án, người mua nhà...) cũng như giảm thiểu các rủi ro, khó khăn vướng mắc trong hoạt động cấp tín dụng lĩnh vực BĐS.

Cần đưa mặt bằng giá về mức phù hợp với thị trường

Đối với các doanh nghiệp BĐS, ông Nguyễn Thanh Tùng cho rằng, tiết giảm chi phí, đưa mặt bằng giá về mức phù hợp với thị trường. Cần thực hiện tái cấu trúc, tái cơ cấu sản phẩm hướng đến nhu cầu thực, các phân khúc nhà ở thương mại bình dân, nhà ở thu nhập thấp để phát triển lành mạnh, bền vững hơn.

Về phía các ngân hàng thương mại (NHTM), theo ông Tùng, trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các NHTM luôn tích cực thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời cho các ngành nghề, lĩnh vực gặp khó khăn do dịch bệnh, thiên tai... thông qua các giải pháp như cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn/giảm lãi suât cho vay, phí giao dịch...

Về phía VCB, ngay từ đầu năm 2023, VCB đã thực hiện giảm 0,5% lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu tại VCB (với quy mô hơn 2 tổng dư nợ tại VCB được giảm lãi suất cho vay). VCB tiếp tục giảm toàn bộ các phí giao dịch trực tuyến cho các khách hàng thể nhân trong năm 2023.

Đối với lĩnh vực BĐS, để giải quyết nhu cầu vay vốn để mua nhà để ở của người dân, trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, VCB cam kết sẽ tích cực đồng hành cùng 3 NHTM Nhà nước khác triển khai Gói cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi đối với phân khúc bình dân phù hợp với khả năng và nhu cầu của phần đông người dân.

Đ. Hoài 

Theo vnmedia.vn Copy
Thị trường bất động sản 'không ai giải cứu cho ai'

Thị trường bất động sản 'không ai giải cứu cho ai'

Phát biểu kết luận tại Hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn lành mạnh, bền vững , Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Các doanh nghiệp bất động sản phải có trách nhiệm với chính mình. Anh phải giải quyết khó khăn do chính anh đã gây ra... .
Thị trường bất động sản hiện nay có hiện tượng 'bất thường'

Thị trường bất động sản hiện nay có hiện tượng "bất thường"

Là chuyên gia đầu tiên phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, thị trường BĐS hiện nay có hiện tượng "bất thường", bởi kinh tế vĩ mô rất tốt nhưng thị trường BĐS lại gần như "đóng băng" và rõ ràng là có điểm nghẽn cần tháo gỡ.
Hội nghị toàn quốc tháo gỡ khó khăn thị trường Bất động sản

Hội nghị toàn quốc tháo gỡ khó khăn thị trường Bất động sản

Sáng nay, 17/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ khó và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”.
BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?

BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long. Với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, dự án hứa hẹn sẽ là điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch và dịch vụ của Quảng Ninh.
MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam

MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam

Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so với cùng kỳ, đồng thời đặt mục tiêu duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, hướng tới vị thế dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam vào năm 2030.
Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Mặc dù ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh trong quý I/2025, CenLand vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng bứt phá trong năm 2025.
CIENCO4 bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam

CIENCO4 bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam

CIENCO4 – “ông lớn” ngành xây dựng từng tham gia nhiều dự án hạ tầng trọng điểm – vừa bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam vì làm giả hồ sơ dự thầu.
Lãi đột biến trong quý I/2025, Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm bơm thêm 6.800 tỷ đồng vào siêu dự án Tràng Cát

Lãi đột biến trong quý I/2025, Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm bơm thêm 6.800 tỷ đồng vào siêu dự án Tràng Cát

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC, sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nam cấm Tập đoàn Cienco4 tham gia đấu thầu trong 4 năm

Hà Nam cấm Tập đoàn Cienco4 tham gia đấu thầu trong 4 năm

Mới đây, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 853/QĐ-UBND, cấm Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 (mã chứng khoán: C4G) tham gia hoạt động đấu thầu trong thời hạn 4 năm.
Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản

Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản

Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động và áp lực nợ lớn, việc mạnh tay chi nghìn tỷ đầu tư của NVL khiến giới kinh doanh không khỏi đặt câu hỏi: Đây là sự chuẩn bị cho một bước ngoặt chiến lược đầy tham vọng, hay chỉ là phép thử mạo hiểm giữa cơn sóng lớn? 
Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl – thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam – sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với định giá gần 130.000 tỷ đồng vào ngày 13/5 tới đây. Mức vốn hóa này lớn hơn hàng loạt tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán.
Bất động sản Biz