Tại những nơi đông dân như Ấn Độ, Trung Quốc, chen chúc trên các phương tiện giao thông công cộng không phải là chuyện lạ. Những hình ảnh dưới đây sẽ khiến bạn choáng váng vì mật độ người khủng khiếp trong giờ cao điểm tại một số quốc gia trên thế giới khi dịch Covid-19 chưa bùng phát.
Tại quốc gia đông dân nhất thế giới như Trung Quốc, cảnh tượng kẹt xe tại các đô thị lớn là điều thường thấy.
Con đường đông đúc ở Dhaka, Bangladesh vào giờ cao điểm.
Ai cũng tưởng Venice yên bình cho tới khi nhìn thấy cảnh tắc tàu thuyền trên sông. Không cẩn thận là một cú ngược dòng cũng làm tàu thuyền đụng nhau "chan chát".
Gia súc chạy trên đường cao tốc thường xuyên gây ùn tắc giao thông ở Chattisgadh, Ấn Độ vào giờ cao điểm.
Xe đạp, xe máy nối đuôi nhau xếp hang dài vào giờ cao điểm ở Angkor Wat, Siem Reap, Campuchia.
Một góc Anh Quốc vào giờ cao điểm cũng không hề thông thoáng như nhiều người vẫn tưởng tượng.
Ở các nhà ga đông đúc ở Tokyo, Nhật Bản các nhân viên còn có thêm nhiệm vụ ‘nhồi nhét’ hành khách lên tàu vào giờ cao điểm.
Moscow, Nga, cũng trong danh sách những đô thị ách tắc nghiêm trọng.
Ga tầu điện ngầm Se nằm tại thành phố São Paulo của Brazil mỗi ngày phải đón tiếp hơn 1,5 triệu lượt hành khách.
Hình ảnh bãi đỗ taxi ở Kampala, Uganda.
Hàng dài xe ô tô chờ đợi trong cảnh tắc đường ở thành phố Palermo, Italia. Thậm chí, một tài xế phải ra khỏi xe và chơi bóng cho đỡ mỏi mệt.
Hàng trăm người đu bám trên toa tàu ở Bangladesh. Họ là những người dân lao động thường vào và ra thành phố Dhaka mỗi ngày.
Theo Thu Hường/dulich.petrotimes.vn
Link nguồn: https://dulich.petrotimes.vn/nghet-tho-voi-canh-tac-duong-gio-cao-diem-o-cac-quoc-gia-tren-the-gioi-621674.html
UBND TP Hà Nội mới phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên, với kinh phí dự kiến trên 15.000 tỷ đồng. Dự án này sẽ góp phần giảm tải cho các tuyến đường hiện hữu và thúc đẩy phát triển đô thị bền vững cho Thủ đô.
Dự án tuyến đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục) – tuyến đường được xem là "đắt nhất hành tinh" – đang bước vào giai đoạn nước rút. Theo kế hoạch mới nhất, dự án sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2025, sau khi công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các quận Đống Đa và Ba Đình hoàn tất.
Hầm chui nút giao Trạm 2 trên Xa lộ Hà Nội, hướng từ TP HCM đi tỉnh Đồng Nai, được khởi công năm 2016, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thành do vướng mặt bằng.
Đến nay, các quận có tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương, TP HCM) đi qua đã cơ bản hoàn tất thủ tục ban hành quyết định thu hồi đất, tỷ lệ bàn giao mặt bằng đạt 98,46%.
Đường Tân Kỳ Tân Quý dài khoảng 4,5 km, là đường trục chính kết nối phía Tây Nam với trung tâm TP HCM. Do đó công tác thi công các dự án trên tuyến đường này đang được TP HCM gấp rút thực hiện.
Sau hơn 10 năm kể từ khi khởi công, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã chính thức bước vào giai đoạn vận hành thử, đánh dấu bước ngoặc quan trọng của dự án, tiến tới vận hành thương mại vào cuối năm 2024.
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng tám và 8 tháng năm 2024 của Hà Nội đã thông tin về tình hình giải ngân của 6 công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố.