Gần đây, giá đất ở các địa phương đồng loạt nhảy múa, tăng vọt, gây nên nhiều hệ lụy. Các chuyên gia bất động sản (BĐS) cho rằng, “sóng giả” trên thị trường BĐS chính là do môi giới tạo ra, làm nhiễu loạn thị trường, vì lợi ích cá nhân.
Ông Phạm Lâm - Nhà sáng lập DKRA Vietnam: Môi giới làm nhiễu thị trường
Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 người môi giới BĐS, thậm chí có thể cao hơn rất nhiều. Khảo sát thực tế cho thấy, thị trường sơ cấp và thứ cấp từng ghi nhận hơn 100.000 giao dịch/năm. Đáng chú ý, có nhiều địa phương trong một tháng thực hiện vài nghìn giao dịch. Điều này cho thấy rõ một thực tế: Môi giới có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường BĐS.
Qua theo dõi, tôi cho rằng, thời gian qua, môi giới BĐS đã phát triển với những bước tiến tốt về kỹ năng tư vấn, bán hàng được các tổ chức thế giới công nhận. Tuy nhiên, ở góc độ khác cũng phải thừa nhận, có nhiều môi giới BĐS chỉ tham lợi trước mắt, làm nhiễu loạn thị trường BĐS.
Chính vì vậy, môi giới trên thị trường BĐS khiến nhiều chủ đầu tư đau đầu. Thiết nghĩ, nghề môi giới BĐS không đơn thuần là giới thiệu BĐS, mua bán BĐS, mà cần là một lĩnh vực kinh doanh trong hệ sinh thái BĐS với nhiều yêu cầu khắt khe về kiến thức, kinh nghiệm, đạo đức…
Bà Nguyễn Hương - Tổng giám đốc Công ty Đại Phúc Land: Cần có quy chuẩn môi giới BĐS
Nhìn chung, ngày nay năng lực của đội ngũ môi giới BĐS tốt hơn. Nhưng thị trường BĐS vẫn có tình trạng môi giới làm mất lòng tin khách hàng, thị trường sụt giảm.
Hiện chưa có sự đánh giá đủ bao quát, chuyên sâu về người hành nghề môi giới BĐS. Số lượng, quy mô môi giới BĐS tăng nhanh theo thời gian nhưng chất lượng còn bị bỏ ngỏ. Lĩnh vực môi giới BĐS bị thả nổi trong thời gian dài dẫn đến nhiều hệ lụy cho nhà đầu tư, khách hàng.
Để xảy ra những câu chuyện “cò” đất bất lương, lũng loạn thị trường, một phần do chưa có sự đánh giá, xây dựng tiêu chí chuẩn để xác định điều kiện hành nghề môi giới BĐS. Khung pháp lý đã có nhưng lĩnh vực môi giới BĐS vẫn bị thả nổi, những quy định về xử lý, xử phạt trong hoạt động môi giới BĐS chưa đủ mạnh, trong khi số lượng cá nhân, tổ chức môi giới BĐS ngày càng tăng nhanh dẫn đến nhiều hệ lụy.
Đã đến lúc chúng ta nên có những quy chuẩn về nghề môi giới BĐS cho cá nhân và tổ chức. Có quy chuẩn sẽ dễ nhận diện rõ điều kiện cần và đủ cho cá nhân và tổ chức hành nghề môi giới BĐS, qua đó có cách quản lý, giám sát và có những chế tài xử lý phù hợp để hoạt động môi giới BĐS chuyên nghiệp hơn.
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam: Hướng thị trường đi đúng quỹ đạo
Giai đoạn 2020-2021, kinh tế gặp khó khăn do dịch Covid-19, tuy nhiên thị trường BĐS vẫn “nóng”, giá cả liên tục biến động. Gần đây, giá nhà đất nhảy múa, tăng vọt, đây chính là hậu quả của những nhà môi giới BĐS không chuyên để lại, thậm chí do cả môi giới chuyên nghiệp “bắt tay” tạo “sóng giả”, vì lợi ích cá nhân, tổ chức, khiến thị trường BĐS không lành mạnh. Nếu thị trường BĐS bị thao túng bởi đầu cơ hay môi giới thì phải siết chặt, định hướng đi đúng quỹ đạo.
Sau cơn sốt đất ở Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang), chính quyền địa phương phải can thiệp bằng quy định cụ thể để tránh phân lô, tách thửa, hạn chế phát triển “nóng”. Ngoài ra, những dự án chưa được phép triển khai, không đăng ký hoạt động với địa phương, sàn kinh doanh BĐS không đúng quy định phải bị xử lý nghiêm. Mặc dù mức xử phạt chưa cao so với dự án đầu tư lớn những cũng đủ sức ngăn chặn.
Tôi kỳ vọng Việt Nam sẽ sớm có hành lang pháp lý cởi mở, phù hợp với đặc thù đầu tư, kinh doanh BĐS, để những tiêu cực trong lĩnh vực môi giới BĐS sớm chấm dứt, để mỗi nhà môi giới BĐS đều có thể tự hào với nghề nghiệp và đóng góp của mình vào thị trường BĐS.
Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng): Chấn chỉnh thị trường BĐS
Trong 300.000 môi giới trên cả nước có bao nhiêu người đã được cấp chứng chỉ hành nghề? Do đâu mà có tình trạng môi giới đẩy giá làm “nóng” thị trường? Thể chế hóa môi giới BĐS như thế nào, trách nhiệm của người môi giới ra sao? Theo tôi, quy định xử lý các trường hợp vi phạm chưa đủ mạnh, thiếu tính răn đe. Hơn nữa, do thiếu thông tin về BĐS nên các nhà môi giới tự làm việc này.
Hiện Bộ Xây dựng đang nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi một số điều trong Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS. Bộ Xây dựng ban hành văn bản dưới luật không phải với mục đích xử phạt và thu tiền cho ngân sách, mục đích là chấn chỉnh thị trường, giúp thị trường BĐS đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Nhà nước và Hội Môi giới BĐS Việt Nam nên có những quy chuẩn, quy định về chất lượng các đơn vị hoạt động môi giới BĐS rõ ràng. Để hành nghề môi giới BĐS, mỗi nhà môi giới đều phải có kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề và trách nhiệm xã hội. Hiện nay, tình hình hoạt động môi giới BĐS khá lộn xộn, chưa được quản lý chặt chẽ. Chỉ một phần nhỏ trong hơn 300.000 người môi giới BĐS có chứng chỉ.
Hiện nay, tình hình hoạt động môi giới BĐS khá lộn xộn, chưa được quản lý chặt chẽ. Chỉ một phần nhỏ trong hơn 300.000 người môi giới BĐS có chứng chỉ. Cần có những quy chuẩn, quy định về chất lượng các đơn vị hoạt động môi giới BĐS rõ ràng. Để hành nghề môi giới BĐS, mỗi nhà môi giới đều phải có kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề và trách nhiệm xã hội.
Theo Thanh Hồ/ Petrotimes
Link nguồn: https://petrotimes.vn/ngan-song-gia-tren-thi-truong-bat-dong-san-648965.html
Đà Nẵng tiếp tục cho phép 4 dự án nhà ở cho người nước ngoài sở hữu; Đề xuất TP HCM điều chỉnh phương pháp xác định dân số trong các tòa chung cư; Thạch Thất đấu giá 34 thửa đất, giá trúng cao nhất 59,3 triệu đồng/m2… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, phân khúc căn hộ chung cư bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) - nhà ở vừa túi tiền, đã “tuyệt chủng”, trong vài năm trở lại đây và rất khó...
SKV - UBND TP.HCM cho biết đã có 8/30 dự án bất động sản đã được giải quyết hoàn toàn, 22/30 dự án có vướng mắc đang được sở ngành, TP.Thủ Đức tiếp tục tham mưu xử lý theo quy định. Điều này đã giúp tăng nguồn cung cho thị trường.
Hai dự án tại Đà Nẵng đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn đang thế chấp; Thanh Oai (Hà Nội) đấu giá lô đất cao nhất 75,3 triệu đồng/m2; Hà Nam giao hơn 12,5 ha đất cho dự án Khu nhà ở tại thị xã Duy Tiên...
Trong khuôn khổ chương trình ký họp thứ 8, khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, vừa được Quốc hội thông qua chiều 23/11.
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng; Hà Tĩnh cung cấp thông tin vi phạm pháp luật đất đai và công khai dự án; Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp rộng hơn 254 ha ở Yên Bái… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An; Nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh... là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.