Bất động sản Biz

Một công ty con của Tập đoàn Masan phát hành trái phiếu để đảo nợ

Thứ ba, 14/06/2022 | 06:50 Theo dõi BĐS Biz trên

Kinh doanh thua lỗ liên tiếp, Công ty TNHH Khai thác và Chế biến khoáng sản Núi Pháo (Công ty Núi Pháo - NPM) công ty con sở hữu gián tiếp của Tập đoàn Masan đã phát hành thành công lô trái phiếu 500 tỷ đồng với mục đích đảo nợ.

Theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, ngày 25/5 vừa qua, Công ty Núi Pháo đã phát hành 1 lô trái phiếu với giá trị 500 tỷ đồng kỳ hạn 60 tháng. Đến ngày 31/5 đã hoàn tất việc chào bán. Lãi suất cho 2 kỳ tính lãi đầu tiên là 9,3%. Lãi suất áp dụng cho các kỳ tính lãi tiếp theo bằng lãi suất tham chiếu tương ứng với mỗi kỳ tính lãi có liên quan cộng với biên độ là 4,24%, nhưng trong mọi trường hợp không thấp hơn 9,9%…

Dự án mỏ Núi Pháo tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có đảm bảo bằng tài sản. Lô trái phiếu được Tập đoàn Masan bảo lãnh thanh toán không huỷ ngang.

Về tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu, Công ty Núi Pháo thế chấp cổ phiếu do Công ty cổ phần Masan high - Tech Materials phát hành (mã cổ phiếu: MSR). Ngoài ra, Công ty cũng thế chấp cho tổ chức quản lý tài sản đảm bảo một phần tài sản dự án Núi Pháo để bảo đảm cho các nghĩa vụ.

Công ty cổ phần chứng khoán ASC là đại lý đăng lý và lưu ký. Đồng thời cũng là đại lý phát hành. Ngân hàng VPBank là đại lý quản lý tài sản bảo đảm là cổ phần thế chấp MSR và Ngân hàng Techcombank là đại lý quản lý tài sản đảm bảo dự án Núi Pháo.

Công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Ủy Ban chứng khoán nhà nước và SGDCK Hà Nội.

Mục đích phát hành trái phiếu là nhằm đảo nợ. Cụ thể, thanh toán toàn bộ nợ gốc của trái phiếu có tổng mệnh giá 300 tỷ đồng phát hành ngày 29/5/2019, đáo hạn ngày 29/5/2022. Đồng thời, thanh toán toàn bộ nợ gốc của trái phiếu có tổng mệnh giá 200 tỷ đồng phát hành ngày 3/6/2019, đáo hạn ngày 3/6/2022.

Công ty Núi Pháo là công ty thành viên của Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) , hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tại dự án Núi Pháo (tỉnh Thái Nguyên). Công ty được thành lập tháng 7/2010 là chủ dự án Núi Pháo - dự án khai khoáng lớn nhất Việt Nam tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên,

Mục đích phát hành trái phiếu của Công ty Núi Pháo.

Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của CTCP Tập đoàn Masan cho biết, tại ngày 31/12/2021, Công ty Núi Pháo đang là công ty con sở hữu gián tiếp của MSN. Hiện vốn góp của Công ty Núi Pháo đạt 10.792 tỷ đồng, bao gồm Công ty TNHH MTV thương Mại và Đầu tư Thái Nguyên góp 20%, 80% còn lại thuộc về Công ty TNHH MTV Tài Nguyên Masan Thái Nguyên (MRTN). Trong khi MRTN là công ty con của Công ty cổ phẩn Masan High-Tech Materials (trước đây gọi là CTCP Tài nguyên Masan). Qua đó, Masan High-Tech Materials gián tiếp nắm quyền kiểm soát Công ty Núi Pháo.

Xét về kết quả kinh doanh tại Công ty Núi Pháo, năm 2021 doanh thu thuần đạt 3.840 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2020, doanh nghiệp báo lỗ ròng hơn 242 triệu đồng, trong khi năm 2020 Công ty lỗ gần 740 triệu đồng.

Theo báo cáo tài chính năm 2021, tại thời điểm cuối năm, tổng tài sản Công ty Núi Pháo đạt hơn 24.859 tỷ đồng, thay đổi không đáng kể so với đầu năm. Đáng chú ý, lượng tiền mặt của Công ty Núi Pháo chỉ còn hơn 197.000 đồng, trong khi tiền gửi ngân hàng ngắn hạn vỏn vẹn 33 triệu đồng, tiền gửi có kỳ hạn 7,4 triệu đồng.

Trong khi đó, khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng đến 224%, lên 1.488 tỷ đồng. Đây chủ yếu là khoản thu đến từ các công ty liên quan.

Hàng tồn kho tại Công ty Núi Pháo cũng tăng mạnh từ 1.702 tỷ đồng lên 2.246 tỷ đồng, phần lớn là thành phẩm.

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của Công ty Núi Pháo còn hơn 14.169 tỷ đồng. Đáng nói, khoản vay nợ và phát hành trái phiếu đã lên đến 9.675 tỷ đồng, chiếm đến 68% tổng nợ phải trả. Do đó, chi phí tài chính bao gồm cả chi phí lãi vay tại Núi Pháo 'phình to' lên hơn 1.000 tỷ đồng là một trong những nguyên nhân ‘ngốn’ hết lợi nhuận của doanh nghiệp.

Có thể thấy, việc kinh doanh thua lỗ liên tiếp, tài chính biến động khiến Công ty Núi Pháo phải phát hành trái phiếu nhằm mục đích đảo nợ.

Theo Hà Phương/Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/mot-cong-ty-con-cua-tap-doan-masan-phat-hanh-trai-phieu-de-dao-no-d143904.html

Từ khóa: Tập đoàn Masan
Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
Bất động sản Biz