Bất động sản Biz

Mối liên hệ thân thiết giữa VietABank và "hệ sinh thái" Việt Phương Group

Thứ sáu, 25/10/2024 | 15:39 Theo dõi BĐS Biz trên

8 cổ đông nắm gần 30% vốn điều lệ tại VietABank đang thuộc về ai?

Ngày 19/10 vừa qua, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, mã: VAB) công bố danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ với 8 cổ đông (4 cá nhân, 4 tổ chức) sở hữu 29,06% vốn điều lệ Ngân hàng.

Mối liên hệ thân thiết giữa VietABank và
Nguồn: VietABank
 

Theo danh sách VietABank công bố có 4 cổ đông tổ chức, CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (VPG) là cổ đông lớn nhất đang sở hữu gần 66 triệu cổ phiếu VAB, tương đương 12,21% vốn điều lệ Ngân hàng. Nhóm cổ đông có liên quan sở hữu gần 41,2 triệu cổ phiếu, tương ứng 7,63%.

Cổ đông tổ chức khác là CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - Thương mại Củ Chi sở hữu hơn 6,4 triệu cổ phiếu VAB, chiếm tỷ lệ 1,2%. Được biết, ông Phan Văn Tới - Phó Chủ tịch HĐQT VietABank đồng thời là Chủ tịch HĐQT của Công ty này.

Hai cổ đông tổ chức Nhà nước là Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC sở hữu gần 15 triệu cổ phiếu VAB, tương đương nắm giữ 2,77% vốn. Văn phòng Thành uỷ TPHCM sở hữu gần 27 triệu cổ phiếu, tương đương 4,97% vốn.

Về 4 cổ đông cá nhân sở hữu từ 1% vốn điều lệ tại VietABank gồm có ông Phương Hữu Việt sở hữu gần 24,6 triệu cổ phiếu VAB, tương đương 4,55% vốn của ngân hàng. Tổng nhóm có liên quan đến ông Việt đang sở hữu 75,9 triệu cổ phiếu VAB, tương ứng 14,05% vốn Ngân hàng.

Bà Lê Thị Lan sở hữu 7,1 triệu cổ phiếu VAB, tương đương nắm giữ 1,32% vốn. Bà Đỗ Thị Ngọc Hà nắm giữ gần 5,5 triệu cổ phiếu VAB, tương đương sở hữu 1,02% vốn. Người có liên quan của bà Hà sở hữu hơn 72,7 triệu cổ phiếu VAB, tương đương 13,47%.

Ông Trần Tiến Dũng - Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc cũng đang nắm giữ hơn 5,4 triệu cổ phiếu, tương đương 1,02% vốn ngân hàng. Tuy nhiên, người có liên quan của ông Dũng không sở hữu cổ phiếu VAB.

Người có liên quan của ông Phương Hữu Việt nắm 14,05% vốn VietABank

Hiện cổ đông tổ chức nắm giữ số lượng cổ phiếu lớn nhất tại VietABank là CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (mã: VPG - Việt Phương Group). Đây là nơi ông Phương Hữu Việt giữ vai trò người sáng lập và là chủ sở hữu. Doanh nghiệp tư nhân này hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực tài chính, bất động sản, năng lượng, khoáng sản, dược phẩm...

Đồng thời, ông Việt cũng đang là cổ đông cá nhân sở hữu vốn lớn nhất tại VietABank với 24,5 triệu cổ phiếu VAB, tương ứng 4,55% vốn điều lệ ngân hàng.

Mối liên hệ thân thiết giữa VietABank và hệ sinh thái Việt Phương Group?

Được biết, ông Việt từng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT VietABank từ tháng 8/2011 - đến tháng 9/2021. Tại thời điểm ông Việt được bổ nhiệm Chủ tịch VietABank, ông cũng đồng thời là Chủ tịch của Việt Phương Group. Sau đó, VietABank đã bầu ông Phương Thành Long giữ chức danh Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023 sau khi ông Việt từ nhiệm. Tại báo cáo quản trị bán niên 2024, ông Phương Thành Long không nắm giữ cổ phiếu nào tại VietABank.

Tra cứu trên Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp, hiện VietABank đang là ngân hàng nhận thế chấp hàng loạt tài sản, quyền tài sản liên quan đến việc triển khai dự án Sơn Trà Resort & Spa của Công ty Cổ phần Sơn Trà - doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của Việt Phương Group.

Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Sơn Trà được Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (Việt Phương Group) giới thiệu trên website chính thức của mình (vpg.vn) là đơn vị triển khai dự án Sơn Trà Resort & Spa tọa lạc tại vị trí đắc địa trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Đây là một trong những dự án đầu tư sớm nhất của Việt Phương Group có quy mô 14ha đất và 20ha mặt biển, trải dài 1,3km bờ biển Sơn Trà, từ đầu những năm 2000 đã được Chủ đầu tư xúc tiến xây dựng.

Cụ thể, ngày 29/2/2024, Công ty Cổ phần Sơn Trà đã thế chấp cho VietABank - CN Đà Nẵng “toàn bộ các quyền tài sản phát sinh từ giai đoạn II Dự án ‘Tổ hợp du lịch quốc tế 5 sao Sơn Trà Resort & spa’ địa chỉ tại Bãi Nam – Bãi Con, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng”, làm tài sản bảo đảm cho khoản vay/nghĩa vụ tài chính lên đến 700 tỷ đồng.

Mối liên hệ thân thiết giữa VietABank và
Mối liên hệ thân thiết giữa VietABank và
Nguồn: Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp.
 

Đến ngày 19/3/2024, Công ty Cổ phần Sơn Trà tiếp tục thế chấp cho VietABank - CN Phan Thiết “toàn bộ các quyền tài sản phát sinh từ Dự án ‘Giai đoạn II - Tổ hợp du lịch quốc tế 5 sao Sơn Trà resort & spa’ Bãi Nam – Bãi Con, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng” làm tài sản bảo đảm cho khoản vay/nghĩa vụ tài chính lên đến 750 tỷ đồng.

Mối liên hệ thân thiết giữa VietABank và
Mối liên hệ thân thiết giữa VietABank và
Nguồn: Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp.
 

Trước đó, vào ngày 12/4/2019 Công ty Sơn Trà này đã từng phát sinh 02 hợp đồng thế chấp tài sản và quyền tài sản liên quan đến dự án Sơn Trà Resort & spa cho VietABank - CN Đà Nẵng.

Bên cạnh Công ty Sơn Trà, một số doanh nghiệp khác có liên quan mật thiết với hệ sinh thái Việt Phương Group như Capella Group, Infinity Group, LEC Group,… cũng đã phát sinh các giao dịch thế chấp tài sản tại VietABank.

Mối liên hệ thân thiết giữa VietABank và
Mối liên hệ thân thiết giữa VietABank và
Nguồn: Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp.
 
Ba năm VietABank chưa có Tổng Giám đốc

Ngày 7/10 vừa qua, VietABank đã bổ nhiệm ông Bùi Xuân Dũng giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc với thời hạn 12 tháng. Theo đó, Ban Tổng Giám đốc của ngân hàng gồm: Ông Bùi Xuân Dũng, ông Trần Tiến Dũng và ông Phạm Linh. Quyền Tổng Giám đốc vẫn được đảm nhiệm bởi ông Nguyễn Văn Trọng, người đã được tái bổ nhiệm hồi tháng 6/2024.

Tháng 7/2020, ông Trọng được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành của VietABank sau khi từng đảm nhận chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Tài chính của ngân hàng. Từ tháng 9/2021 đến nay, ông Trọng đảm nhiệm vị trí Quyền Tổng Giám đốc VietABank.

Như vậy, chiếc ghế điều hành cao nhất tại Ban Tổng Giám đốc VietABank vẫn chỉ "tạm quyền", chưa có nhân sự chính thức hơn ba năm kể từ khi ông Nguyễn Văn Hảo, người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, rời đi.

Ông Hảo được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Thường trực VietABank năm 2015. Đến tháng 3/2017, ông được giao nhiệm vụ Quyền Tổng Giám đốc và chính thức đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc chỉ 4 tháng sau đó.

Trước ông Hảo, CEO của VietABank là bà Phương Thanh Nhung (sinh năm 1981), cháu gái của ông Phương Hữu Việt, cựu Chủ tịch HĐQT VietABank giai đoạn 2011-2021.

Lê Thanh

Theo tudonghoangaynay.vn Copy
Lãi hơn 4.300 tỷ trong 9 tháng, mảng kinh doanh vàng của TPBank hiện nay ra sao?

Lãi hơn 4.300 tỷ trong 9 tháng, mảng kinh doanh vàng của TPBank hiện nay ra sao?

Trong tổng giá trị chứng khoán đầu tư của TPBank có hơn 12.000 tỷ đồng là trái phiếu do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành. Theo dữ liệu từ HNX, tính từ đầu năm 2024 đến hết tháng 10, TPBank đã phát hành thành công 22 lô trái phiếu hút về hơn 16.000 tỷ đồng.
Xây dựng Hòa Bình thoát lỗ ngoạn mục, khoản phải thu vượt 10.800 tỷ đồng

Xây dựng Hòa Bình thoát lỗ ngoạn mục, khoản phải thu vượt 10.800 tỷ đồng

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình lãi sau thuế hơn 12 tỷ đồng trong quý III/2024, trong khi cùng kỳ năm 2023 lỗ hơn 170 tỷ đồng. Khoản phải thu và trích lập dự phòng hiện vẫn là thách thức lớn khi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
Ngân hàng VIB: Lợi nhuận quý 3/2024 giảm mạnh, tín dụng tăng 12%

Ngân hàng VIB: Lợi nhuận quý 3/2024 giảm mạnh, tín dụng tăng 12%

Trong khi các ngân hàng khác trong hệ thống liên tục báo lãi tăng thì ngân hàng VIB lại ngậm ngùi báo lãi sụt giảm 21%. Đặc biệt, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản tại nhà băng này tăng "dựng đứng".
Dư nợ tín dụng bất động sản tăng 29%, kênh trái phiếu sôi động trở lại

Dư nợ tín dụng bất động sản tăng 29%, kênh trái phiếu sôi động trở lại

Trong công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý III/2024, Bộ Xây dựng cho biết Dư nợ tín dụng bất động sản tăng 29%. Đồng thời, kênh trái phiếu sôi động trở lại với 24 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 22,333 tỷ đồng.
BIDV ghi dấu ấn trên hành trình hướng đến “Ngân hàng Xanh”

BIDV ghi dấu ấn trên hành trình hướng đến “Ngân hàng Xanh”

BIDV tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trên con đường định vị thương hiệu “Ngân hàng Xanh” và đóng góp ngày càng tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2050.
TPBank báo lãi hàng nghìn tỷ, nợ xấu vượt hơn 5.000 tỷ đồng

TPBank báo lãi hàng nghìn tỷ, nợ xấu vượt hơn 5.000 tỷ đồng

Khép lại 9 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã: TPB) đạt lợi nhuận hơn 4.300 tỷ đồng, nợ xấu vượt 5.000 tỷ đồng. Đặc biệt, ghi nhận khoản nghĩa vụ nợ tiềm ẩn hơn 55.000 tỷ đồng.
MSB tăng trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận quý III sụt giảm

MSB tăng trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận quý III sụt giảm

Mặc dù trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ kéo tụt lợi nhuận của ngân hàng MSB, nhưng đây là giải pháp quan trọng để ngân hàng tăng trưởng bền vững trong tương lai. Các khoản dự phòng này có thể được hoàn nhập khi ngân hàng thu hồi được nợ và chuyển thành lợi nhuận.
Nhiều ngân hàng kinh doanh tích cực trong 9 tháng đầu năm

Nhiều ngân hàng kinh doanh tích cực trong 9 tháng đầu năm

Loạt ngân hàng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý III và 9 tháng đầu năm 2024. Điều bất ngờ, một số ngân hàng tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro, nhưng lợi nhuận vẫn tăng kỷ lục.
Bất động sản Biz