Theo BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2023, VietABank ghi nhận hơn 195.646 tỷ đồng bất động sản thế chấp, chiếm tới 90% tổng tài sản thế chấp. Nhà băng này cũng đang ôm gần 1.660 tỷ đồng nợ xấu và gần 1.000 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn.
Theo BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2023, VietABank ghi nhận hơn 195.646 tỷ đồng bất động sản thế chấp, chiếm tới 90% tổng tài sản thế chấp. Nhà băng này cũng đang ôm gần 1.660 tỷ đồng nợ xấu và gần 1.000 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn.
Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay đem đến nguồn lợi nhuận lớn nhất, Nhưng Không chỉ vậy cũng luôn tiềm ẩn rủi ro vì khách hàng vay vốn có thể vì nhiều lý do mà không trả được nợ. Chính vì vậy, tài sản cam kết cho các khoản vay hết sức quan trọng với các nhà băng, là phương pháp cứu vớt cho các khoản nợ xấu.
Tài sản bảo đảm tại các ngân hàng bấy giờ khá đa dạng từ bất động sản, động sản, tiền gửi, vàng, đá quý, giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, phương tiện vận chuyển, máy móc dụng cụ, hàng tồn kho, khoản phải thu… Nhưng, tài sản chủ yếu và phổ biến nhất vẫn chính là bất động sản.
Bất động sản được các nhà băng ưu tiên nhận cầm cố, thế chấp hơn cả bởi đây là những tài sản có giấy tờ, chứng minh quyền sở hữu rõ ràng. Hơn nữa, giá trị bất động sản ít khi bị hao hụt như máy móc, xe cộ... mà thậm chí còn tăng giá trong tương lai. Khi phát sinh nợ xấu, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng cũng sẽ cao hơn.
Nhưng thực tế lại không như vậy. Nắm giữ khối bất động sản thế chấp lên đến hàng nghìn tỷ đồng, các ngân hàng tích cực rao bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Dù vẫn được coi là loại tài sản đảm bảo có giá trị khó giảm, tính thanh khoản cao nhưng không phải cứ rao là bán được.
Theo BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2023 vừa công bố tại Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB), tính đến cuối quý 2/2023, tài sản thế chấp tại VietABank tăng 4% so với đầu năm, lên mức 217.375 tỷ đồng. Trong đó, số tài sản thế chấp bằng bất động sản ở nhà băng này đã đạt hơn 195.646 tỷ đồng, chiếm tới 90% tổng tài sản thế chấp của khách hàng, cao hơn khá nhiều so với những ngân hàng cùng quy mô.
Bất động sản thế chấp tại VietABank cao gấp 2,93 lần so với dư nợ cho vay khách hàng (66.669 tỷ đồng).
6 tháng đầu năm 2023, VietABank báo lãi hơn 522 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước do ngân hàng trích 38 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 2,7 lần cùng kỳ. Riêng quý II, dù đã giảm 49% dự phòng rủi ro, chỉ còn trích gần 8 tỷ đồng, VietABank vẫn giảm 1% lợi nhuận trước thuế, còn gần 278 tỷ đồng.
Chi phí lãi tiền gửi tăng mạnh cũng là nguyên do khiên lợi nhuận tại VietABank bị "bào mòn". Theo đó, 6 tháng đầu năm, chi phí trả lãi tiền gửi tăng tới 79% so với cùng kỳ, lên mức 3.435 tỷ đồng, chiếm tới 98% tổng chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự. Bên cạnh đó, chi phí trả lãi tiền vay cũng tăng gấp 3,8 lần so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 67 tỷ đồng.
Tại ngày 30/06/2023, VietABank ghi nhận 4.243 tỷ đồng nợ khó đòi đã xử lý. Đồng thời, Ngân hàng không còn ghi nhận trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành.
Tuy nhiên, nợ xấu tại VietABank tính đến cuối quý II/2023 tăng tới 73% so với đầu năm, lên mức gần 1.660 tỷ đồng. Trong cơ cấu nợ xấu, tăng mạnh nhất là nợ nghi ngờ từ 30 tỷ đồng hồi đầu năm lên gần 729 tỷ đồng. Do đó đẩy tỷ lệ nợ xấy trên dư nợ cho vay tăng vọt từ 1,53% hồi đầu năm lên 2,49%.
Đáng nói, bên cạnh tỷ lệ nợ xấu đã tăng mạnh, đồng thời chất lượng các khoản lãi và phí phải thu (lãi dự thu) tại VietABank đang có xu hương tăng mạnh. Tính đến cuối quý II/2023 tăng tới 35% so với đầu năm, từ 5.874 tỷ đồng hồi đầu năm lên gần 7.920 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu cho thấy các khoản lãi dự thu này tiềm ẩn nhiều nguy cơ trở thành nợ khó đòi.
Lãi dự thu là khoản bắt buộc phải có trong báo cáo của các ngân hàng, tài khoản này ghi nhận những khoản lãi kế hoạch, dự kiến trong tương lai sẽ thu về. Tuy nhiên, nếu lãi dự thu không thể thu hồi trong thời gian dài có thể do nợ xấu hoặc bên phải trả mất khả năng thanh toán thì sẽ có những rủi ro nhất định.
Ngoài con số nợ xấu hiện rõ và được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán thì “nghĩa vụ nợ tiềm ẩn” không được phản ánh trực tiếp trong bảng cân đối kế toán mà chỉ được ghi nhận ngoại bảng cũng là con số đáng quan tâm tại VietABank.
Theo BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2023, tính đến cuối quý II/2023, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tại VietABank ghi nhận hơn 926,7 tỷ đồng, tăng tới 79% so với đầu năm.
Trong đó tăng mạnh nhất là cam kết trong nghiệp vụ L/C cao gấp 3,5 lần so với đầu năm, từ 60,9 tỷ đồng lên hơn 215 tỷ đồng và bảo lãnh khác cũng tăng tới 56%, từ 455,7 tỷ đồng lên 711,5 tỷ đồng.
Đối với các ngân hàng thương mại, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn chủ yếu bao gồm các khoản bảo lãnh vay vốn, cam kết trong nghiệp vụ L/C, các khoản bảo lãnh khác như thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu… Trong đó, cam kết trong nghiệp vụ L/C nhìn chung có tính an toàn cao hơn so với các khoản bảo lãnh vay vốn hay các khoản bảo lãnh khác.
Nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ nợ xấu được phản ánh trực tiếp trong bảng cân đối kế toán, thì rõ ràng chưa phản ánh đầy đủ bức tranh nợ xấu cũng như đánh giá được những rủi ro từ các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn. Thực tế, đã có rất nhiều vụ kiện liên quan đến các cam kết bảo lãnh ngân hàng.
Mới đây nhất là vụ Công ty Bất động sản Tân Á Đại Thành - Meyland có đơn gửi Thanh tra giám sát Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM phản ánh về việc bị một chi nhánh ngân hàng tại TP HCM trốn tránh trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, gây ảnh hưởng và thiệt hại lớn cho doanh nghiệp; đồng thời tiến hành các thủ tục khởi kiện chi nhánh TP HCM của ngân hàng này ra toà án.
Hay vào năm 2020, Công ty TNHH Sao Vàng có đơn gửi Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đề nghị làm rõ nghĩa vụ bảo lãnh 8 tỷ đồng của chi nhánh một ngân hàng lớn thuộc nhóm Big4 trong cam kết bảo lãnh thanh toán. Kết quả, TAND quận Cầu Giấy đã tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH Sao Vàng, buộc Ngân hàng kia phải trả số tiền cả gốc và lãi hơn 9,5 tỷ đồng.
Theo báo cáo của VietABank, tại thời điểm 31/12/2017, tổng dư nợ cho vay là 38.770 tỷ đồng, nợ xấu là 525,7 tỷ đồng, chiếm 1,36% tổng dư nợ. Đến thời điểm 30/06/2018, tổng dư nợ cho vay là 37.673 tỷ đồng, nợ xấu là 941 tỷ đồng (tăng 415,3 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2017), chiếm 2,5% tổng dư nợ, nếu tính cả nợ bán cho VAMC chưa xử lý thì tỷ lệ nợ xấu là 8,2%, tương ứng 3.504 tỷ đồng.
Kiểm tra 14 hồ sơ cấp tín dụng, với tổng dư nợ tại thời điểm 31/08/2018 là 6.510 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 17,28% tổng dư nợ cho vay của VAB, kết quả:
- Thẩm định, phê duyệt cho vay khi Dự án chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, chủ đầu tư không đủ điều kiện thực hiện dự án (CTCP Đầu tư xây dựng và Thương mại HSTC); thẩm định, xác định doanh thu, chi phí thực hiện dự án đầu tư không chính xác (gồm 02 khách hàng: CTCP Đầu tư Phát triển Hưng Thịnh Việt Nam, CTCP Đầu tư PHD); thu thập không đầy đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay (CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại HSTC).
- Phân loại nợ chưa đúng quy định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng quy định về nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro (gồm 02 khách hàng: CTCP Tập đoàn Xây dựng và Phát triển Nhà Vicoland, CTCP Điện Bình Thu Lâm Đồng); cơ cấu nợ không đúng quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN (CTCP Đầu tư Toàn Cầu). Theo quy định các khách hàng nêu trên phải chuyển từ nợ nhóm 1 sang nợ nhóm 4, nhóm 5.
- Kiểm tra 10 khách hàng, dư nợ 4.860 tỷ đồng, gồm:
+ Nhóm 06 khách hàng: Công ty TNHH Đầu tư đô thị An Phú; Công ty TNHH Thương mại xây dựng và Đầu tư Hà Thủy; CT CP Dịch vụ Đầu tư nhà đất Nhật Anh; Công ty TNHH Địa ốc Phú Gia Green; Công ty TNHH Đầu tư Đô thị Gia Phát; CTCP Đầu tư Bất động sản Vạn Phúc, vay góp vốn hợp tác đầu tư thực hiện các dự án đối ứng của Dự án Xây dựng tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên;
+ Nhóm 02 khách hàng: CTCP Đầu tư PHD và CTCP Đầu tư Phát triển Hưng Thịnh Việt Nam vay góp vốn hợp tác đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang;
+ Công ty TNHH Hợp tác Thương mại Nam Bình vay góp vốn hợp tác đầu tư xây dựng Dự án Khu nhà ở cao tầng, dịch vụ tại ô đất quy hoạch ký hiệu CT8 thuộc KĐT mới Mỹ Đình;
+ Công ty TNHH XD Thương mại và Dịch vụ LT vay góp vốn hợp tác đầu tư thực hiện Dự án Khu tái định cư phục vụ xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội.
VietABank cho khách hàng vay góp vốn theo các hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh ký với chủ đầu tư dự án, bản chất là giải ngân vốn cho chủ đầu tư để thực hiện dự án, trong khi các dự án chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, chưa đủ điều kiện huy động vốn; các hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh không có hiệu lực pháp lý theo quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ, vi phạm quy định về điều kiện vay vốn tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN.
Theo báo cáo của NHNN, đến thời điểm 10/10/2021 có 12/14 khách hàng đã tất toán; còn 02 khách hàng còn dư nợ: CTCP Tập đoàn Xây dựng và Phát triển Nhà Vicoland, dư nợ 500 tỷ đồng, nợ nhóm 5; CTCP Đầu tư PHD, dư nợ 483 tỷ đồng, nợ nhóm 1.
Hà Phương - Huy Tùng