Bất động sản Biz

MB đang đổ tiền vào ngành nào nhiều nhất?

Thứ sáu, 05/05/2023 | 11:58 Theo dõi BĐS Biz trên

Trong 3 tháng đầu năm, ngân hàng MB tập trung cho vay vào bán buôn, bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo... Đặc biệt, dù lãi khủng trong quý I/2023, song chất lượng tài sản đang có vấn đề khi nợ xấu và lãi dự thu đều tăng.

MB đang đổ tiền vào ngành nào nhiều nhất?
Quý I/2023, nợ xấu và lãi dự thu đều tăng tại MB/Ảnh minh họa
 

Lợi nhuận tại MB đứng top 3 toàn ngành

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã: MBB) công bố báo cáo tài chính quý I/2023 với lợi nhuận trước thuế đạt 6.512 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, lãi sau thuế đạt hơn 5.200 tỷ đồng - đứng vị trí thứ 3 toàn ngành.

Thu nhập lãi thuần, nguồn thu nhập chính của ngân hàng là mảng duy nhất ghi nhận tăng trưởng trong quý 1/2023 mang về hơn 10.200 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Các mảng kinh doanh khác đều ghi nhận lãi thuần giảm so với quý 1/2022.

Đáng chú ý, lãi dự thu tại MB tính đến cuối quý I/2023 tăng tới 22% so với đầu năm, từ 6.786 tỷ đồng lên gần 8.270 tỷ đồng.

Lãi dự thu (các khoản lãi và phí phải thu) là khoản lãi dự kiến sẽ thu được trong tương lai và là một phương thức hạch toán trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng, Tuy nhiên, nếu lãi dự thu không thể thu hồi trong thời gian dài có thể do nợ xấu hoặc bên phải trả mất khả năng thanh toán thì sẽ có những rủi ro nhất định. Con số lãi dự thu càng lớn, khả năng tác động đến lợi nhuận của ngân hàng càng cao.

Quy mô tổng tài sản tại ngân hàng MB tính đến cuối quý I/2023 đạt hơn 760.761 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Trong đó, tiền mặt giảm 21% ghi nhận còn 2.965 tỷ đồng); tiền gửi tại NHNN giảm 52% chỉ còn 19.077 tỷ đồng và cho vay khách hàng tăng 4,5% đạt 481.386 tỷ đồng;…

Về nguồn vốn, các khoản nợ Chính phủ và NHNN ghi nhận 2.547 tỷ đồng (đều là tiền gửi Kho bạc) trong khi đầu năm chỉ có gần 32 tỷ đồng. Vốn tài trợ ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro giảm 48% chỉ còn 1.038 tỷ đồng, đây đều là vốn nhận của tổ chức, cá nhân khác. Tiền gửi khách hàng tăng nhẹ 2% lên mức 452.414 tỷ đồng.

Ngân hàng MB rót tiền vào ngành nào nhiều nhất?

Trong 3 tháng đầu năm, cho vay khách hàng tại ngân hàng MB đạt 481.386 tỷ đồng, tăng 4,5%, đây là mức tăng trưởng cho vay khá cao so với mặt bằng chung các ngân hàng (toàn ngành tăng hơn 2% trong quý I).

Theo thuyết minh cho vay theo ngành nghề kinh doanh, tính đến 31/3/2023, ngân hàng MB rót hơn 152.842 tỷ đồng vào ngành "hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình", chiếm 31,77% dư nợ vay.

Ngân hàng MB còn tập trung cho vay vào bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác với hơn 125.647 tỷ đồng, (chiếm 26,1% dư nợ vay) tăng 10% so với đầu năm. Tiếp đến, MB rót hơn 75.526 tỷ đồng vào công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm 15,69% dư nợ vay.

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ cho vay hơn 23.000 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm, chiếm 4,79% dư nợ vay. Bên cạnh đó, MB còn rót hơn 26.025 tỷ đồng vào ngành xây dựng, chiếm 5,41% dư nợ vay.

MB đang đổ tiền vào ngành nào nhiều nhất?
Phân loại dư nợ cho vay theo ngành nghề của ngân hàng MB (BCTC hợp nhất quý I/2023)/
 

Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2023 diễn ra ngày 25/4 vừa qua, lãnh đạo ngân hàng MB cho biết, cho vay bất động sản gồm cho vay kinh doanh BĐS và cho vay cá nhân mua nhà để ở. Tỷ trọng cho vay bất động sản chiếm 7,8% trên tổng quy mô cho vay, thuộc top các ngân hàng thấp nhất trên thị trường. Nếu cộng cả cho vay cá nhân mua nhà thì cao nhưng không thể hiện đúng bản chất.

Theo báo cáo tài chính quý I/2023, chất lượng nợ vay tại MB cũng kém khả quan khi tổng nợ xấu ghi nhận hơn 8.453 tỷ đồng tại ngày 31/03/2023, tăng 68% so với đầu năm.

Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất, từ 1.517 tỷ đồng hồi đầu năm lên hơn 3.455 tỷ đồng, tương đương tăng tới 128% so với đầu năm. Nợ nghi ngờ cũng tăng tới 33% lên hơn 1.622 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn tăng tới 47% lên hơn 3.375 tỷ đồng. Do đó, đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 1,09% đầu năm lên 1,76%.

Đáng nói, nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) tại ngân hàng MB tính đến cuối quý I/2023 tăng tới 114% so với đầu năm, từ 7.809 tỷ đồng leo lên 16.675 tỷ đồng. Tuy chưa được xếp vào nhóm nợ xấu nhưng việc nợ cần chú ý nhảy vọt cho thấy khả năng tiềm ẩn nợ xấu của ngân hàng đang ở mức khá cao.

MB đang đổ tiền vào ngành nào nhiều nhất?
Chi tiết các nhóm nợ tại ngân hàng MB (nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2023)
 

Có thể thấy, mặc dù lãi khủng trong 3 tháng đầu năm nay, song chất lượng tài sản của ngân hàng MB đang suy giảm khi nợ xấu và lãi dự thu đều tăng. Con số này thể hiện khá rõ nét trong báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 vừa được ngân hàng công bố.

Bên cạnh đó, tính đến cuối quý I/2023, MB nắm giữ hơn 45.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, giảm nhẹ 3% so với đầu năm.

Năm 2023, ngân hàng MB đặt mục tiêu lãi trước thuế hợp nhất năm 2023 đạt 26.100 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2022.

Tổng tài sản của MB ước tăng 14% lên 830.000 tỷ đồng, trong đó tổng dư nợ tín dụng dự kiến đạt 583.600 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2022 và phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Huy động vốn ước đạt 591.000 tỷ đồng.

Ban điều hành của MB cho biết, năm 2023 kinh tế thế giới được dự báo còn có nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo ở mức 2,9% thấp hơn đáng kể so với mức 3,4% năm 2022 và thấp hơn mức bình quân 3,3% của thập kỷ trước đại dịch.

Nhiều nền kinh tế lớn phải đối mặt với các rủi ro về tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu. Các NHTW trên toàn cầu tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nâng lãi suất để kìm lạm phát làm tăng nguy cơ đẩy các nền kinh tế rơi vào suy thoái nhanh hơn.

Huy Tùng - Hà Phương

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Taseco Land: 'Rộng cửa' làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Taseco Land: "Rộng cửa" làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tài sản và dư nợ cho vay tại loạt ngân hàng biến động ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

Tài sản và dư nợ cho vay tại loạt ngân hàng biến động ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

Tính đến 30/9/2024, giá trị tổng tài sản tại BIDV cao nhất hệ thống nhưng không phải là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng tại loạt ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao.
Nam A Bank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?

Nam A Bank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?

9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế tại Nam A Bank tăng 62% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.640 tỷ đồng. Đồng thời, lãi dự thu cũng tăng tới 69% so với đầu năm, lên hơn 3.516 tỷ đồng.
Bất động sản Biz