Bất động sản Biz

MB Ageas Life - Công ty con của MB vừa bị thanh tra đang hoạt động ra sao?

Thứ tư, 05/07/2023 | 15:50 Theo dõi BĐS Biz trên

Bộ Tài chính hôm 30/6 công bố kết luận thanh tra các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, trong đó có MB Ageas Life do MB nắm giữ 61% cổ phần.

Một công ty con của ngân hàng MB bị Bộ Tài chính công bố sai phạm?

Hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận của nhiều ngân hàng. Chính vì vậy, mảng kinh doanh bảo hiểm vốn là “con gà đẻ trứng vàng” và mang về hàng nghìn tỷ đồng, đóng góp lớn vào cơ cấu doanh thu của các ngân hàng.

Với lợi thế vận hành hai công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life, những năm gần đây Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã: MBB) trở thành gương mặt nổi trội, có bước nhảy vọt về doanh thu bảo hiểm. Tính đến 31/3/2023, tỷ lệ sở hữu của ngân hàng MB tại MIC 68,37% và tại MB Ageas Life là 61%.

Năm 2021, ngân hàng MB thu về hơn 8.386 tỷ đồng từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm, tăng tới 43% so với năm 2020, chiếm 68% tổng doanh thu từ mảng hoạt động dịch vụ. Đến năm 2022, ngân hàng này ghi nhận doanh thu 10.185 tỷ đồng, chiếm tới 71,5% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ.

Kết thúc quý 1/2023, thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm tại ngân hàng MB giảm nhẹ 11% so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 2.086 tỷ đồng nhưng vẫn chiếm tới 73% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ.

Tuy nhiên mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành kết quả hoạt động thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) với 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, trong đó có MB Ageas Life.

MB Ageas Life - Công ty con của MB vừa bị thanh tra đang hoạt động ra sao?
MB Ageas Life là một trong 4 doanh nghiệp bảo hiểm vừa được Bộ Tài chính thanh tra
 

Kết quả công tác thanh tra cho thấy, việc bán bảo hiểm qua ngân hàng còn nhiều sai phạm. Trong đó, khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới sai phạm nhiều nhất.

Các hành vi vi phạm điển hình như: Không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp. Ngân hàng không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm. Cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng máy tính bảng, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin và không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn…

“Bộ Tài chính xem xét xử phạt hành chính hành vi sai phạm trên theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh và tạo sự răn đe đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Các quyết định xử phạt sau khi ban hành sẽ được công khai với các cơ quan báo chí và dư luận nhằm đảm bảo khách quan, minh bạch”, Bộ Tài chính khẳng định.

Lợi nhuận tại MB Ageas Life trồi sụt, nợ dài hạn vượt quá tài sản dài hạn

MB Ageas Life là công ty bảo hiểm nhân thọ thành lập năm 2016, được tạo nên từ 3 liên doanh gồm Ngân hàng MB; Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Muang Thai - Thái Lan và Tập đoàn Ageas - Bỉ.

Kể từ khi thành lập đến nay, tổng tài sản tại MB Ageas Life liên tục tăng qua các năm, từ hơn 1.116 tỷ đồng năm 2016 lên hơn 9.575 tỷ đồng tính đến cuối năm 2022, tương đương cao gấp 8,5 lần so với năm 2016.

Ngoài ra, nợ phải trả tại MB Ageas Life cũng tăng mạnh qua các năm, từ hơn 43 tỷ đồng năm 2016 lên hơn 7.803 tỷ đồng năm 2022, tương đương cao gấp 180 lần so với năm 2016.

Tính đến 31/12/2022, nợ phải trả chiếm tới 81% tổng tài sản của doanh nghiệp trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 19%.

Cụ thể, tính đến 31/12/2022, nợ phải trả của MB Ageas Life ghi nhận hơn 7.803 tỷ đồng, tăng 41% so với đầu năm. Trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ tăng 4%, lên hơn 1.771 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của MB Ageas Life cao gấp 4,40 lần. Tỷ lệ này trong năm 2021 chỉ ở mức 3,23 lần.

Như vậy, tuy có tăng quy mô nhưng nguồn vốn tại doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ này lại mất cân đối khi chủ yếu hình thành từ nợ phải trả.

MB Ageas Life - Công ty con của MB vừa bị thanh tra đang hoạt động ra sao?

Đáng nói, tình hình tài chính tại MB Ageas Life chưa thực sự ‘sáng sủa’ khi nợ dài hạn vượt quá tài sản dài hạn. Cụ thể, tính đến 31/12/2022, số dư nợ dài hạn vượt quá tài sản dài hạn gần 583 tỷ đồng. Trong khi các năm trước đó chưa xảy ra tình trạng này.

Về tình hình kinh doanh, lợi nhuận tại công ty bảo hiểm nhân thọ này mang về mỗi năm cũng bấp bênh. Theo đó, trong 3 năm đầu thành lập, MB Ageas Life liên tục báo lỗ.

Cụ thể, năm 2016 lỗ sau thuế hơn 26 tỷ đồng, năm 2017 con số lỗ lên tới hơn 222 tỷ đồng và năm 2018 lỗ sau thuế gần 307 tỷ đồng.

Lợi nhuận tại MB Ageas Life giai đoạn 2019 - 2022 tuy đã thoát lỗ song trồi sụt. Cụ thể, năm 2019 mang về gần 283 tỷ đồng lãi sau thuế, song đến năm 2020 chỉ còn 259 tỷ đồng, giảm 8% so với năm 2019. Đến năm 2021 lợi nhuận sau thuế giảm còn hơn 220 tỷ đồng.

Đặc biệt, năm 2022 MB Ageas Life chỉ mang về vỏn vẹn 64,4 tỷ đồng lãi sau thuế, giảm tới 71% so với năm trước. Nguyên nhân do các khoản chi phí tăng mạnh như chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 26% lên gần 4.399 tỷ đồng; chi phí hoạt động tài chính còn cao gấp 11,3 lần năm 2021 và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 30% lên hơn 622 tỷ đồng.

MB Ageas Life - Công ty con của MB vừa bị thanh tra đang hoạt động ra sao?

MB Ageas Life lên tiếng về kết luận thanh tra của Bộ Tài chính

Liên quan đến kết luận thanh tra, MB Ageas Life cho biết, đợt thanh tra chuyên đề tại 4 doanh nghiệp bảo hiểm trong Thông cáo báo chí nêu trên thuộc kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ doanh nghiệp bảo hiểm năm 2022 của Bộ Tài chính. Theo đó, đối với MB Ageas Life, kỳ thanh tra tập trung vào các hoạt động trong năm tài chính 2021, có xem xét thêm các kỳ liên quan.

Kết quả thanh tra ghi nhận, công ty đã ban hành đầy đủ các văn bản, quy định liên quan đến giải quyết khiếu nại khách hàng, hoạt động tuyển dụng, đào tạo, cấp quyền bán, giám sát chất lượng đại lý và các quy định xử lý kỷ luật đại lý bảo hiểm có vi phạm.

Một số nội dung liên quan đến chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của cấp quản lý đại lý đã được công ty chủ động nhận diện và hoàn thiện bằng việc ban hành các quy định mới vào cuối năm 2021.

Đặc biệt, tất cả trường hợp vi phạm của đại lý cá nhân ghi nhận trong kết luận thanh tra đều là vi phạm quy định nội bộ của công ty và do công ty chủ động phát hiện và được xử lý dứt điểm, trước khi có kết quả thanh ra của Bộ Tài chính.

MB Ageas Life cho biết, để đảm bảo chất lượng hoạt động của lực lượng đại lý bảo hiểm, trong đó có lực lượng bán bảo hiểm qua ngân hàng, ngoài việc ban hành các quy định nội bộ, công ty còn thực hiện các biện pháp trực tiếp và gián tiếp khác.

Lê Thanh - Huy Tùng

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
Bất động sản Biz