Bất động sản Biz

Các doanh nghiệp bảo hiểm vừa bị công bố sai phạm đang kinh doanh ra sao?

Thứ tư, 05/07/2023 | 07:16 Theo dõi BĐS Biz trên

Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ vừa bị Bộ Tài chính công bố sai phạm như SunLife Việt Nam, Prudential... đều ghi nhận bức tranh kinh doanh trái chiều khi có nơi mang về hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận nhưng có những kẻ lỗ luỹ kế kéo dài.

Bộ Tài chính sẽ thanh tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm

Ngày 30/6, Bộ Tài chính công bố kết luận thanh tra các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã thanh tra hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng tại 4 doanh nghiệp: Prudential, MB Ageas, Sun Life Việt Nam và BIDV Metlife.

Các doanh nghiệp bảo hiểm vừa bị công bố sai phạm đang kinh doanh ra sao?

Theo kết luận thanh tra, thời gian qua thị trường bảo hiểm nói chung và kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng nói riêng có sự tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, xuất hiện tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm liên kết đầu tư khi tới gửi tiền hoặc vay vốn tín dụng.

Năm 2022, Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng.

Kết quả công tác thanh tra cho thấy, việc bán bảo hiểm qua ngân hàng còn nhiều sai phạm. Trong đó, khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới sai phạm nhiều nhất.

Các hành vi vi phạm điển hình như: Không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp. Ngân hàng không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm. Cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng máy tính bảng, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin và không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn…

Căn cứ kết quả thanh tra, Bộ Tài chính yêu cầu 4 doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các biện pháp như: Tăng cường công tác quản lý, giám sát, chấn chỉnh toàn diện đối với hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Năm 2023, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên đề bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với 10 doanh nghiệp bảo hiểm.

Prudential, MB Ageas và Sun Life đang làm ăn ra sao?

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam được thành lập năm 2013 với hoạt động chính kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, quản lý quỹ, đầu tư vốn. Đến cuối năm 2022, công ty có 537 nhân viên, có 1 trụ sở chính, 2 chi nhánh, 39 địa điểm kinh doanh và 40 văn phòng tổng đại lý.

Năm 2022, Sunlife Việt Nam tiếp tục báo lỗ năm thứ 9 liên tiếp và khoản lỗ lũy kế gần 4.575 tỷ đồng.

Đáng chú ý, từ thời điểm đặt chân vào thị trường bảo hiểm Việt Nam đến nay (năm 2013), chỉ riêng năm đầu tiên Sun Life Việt Nam có lãi 36 tỷ đồng, 9 năm tài chính còn lại Sun Life Việt Nam đều báo lợi nhuận âm. Việc thua lỗ liên tiếp khiến Sun Life Việt Nam gánh khoản lỗ lũy kế xấp xỉ 4.575 tỷ đồng tính đến cuối năm 2022.

Năm 2022, Sun Life Việt Nam ghi nhận doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 5.173 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kì. Doanh thu hoạt động tài chính đạt 510 tỷ đồng, tăng 4%. Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 2.761 tỷ đồng, tăng thêm 41% so với năm 2021.

Dù doanh thu và lãi gộp đều tăng nhưng Sun Life vẫn phải báo lỗ sau thuế 1.469 tỷ đồng (năm 2021 lỗ gần 1.445 tỷ đồng). Nguyên nhân do chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp đồng loạt tăng mạnh. Ngoài ra, một số khoản chi phí tăng cao so với năm 2021 như tổng chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm năm 2022 của Sun Life lên mức hơn 1.553 tỷ đồng, tăng tới 38% so với năm 2021. Đặc biệt, khoản chi hoa hồng bảo hiểm của doanh nghiệp này cũng tăng tới 45% so với năm 2021, lên mức gần 1.194 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp bảo hiểm vừa bị công bố sai phạm đang kinh doanh ra sao?

Đáng nói, dù cho kết quả kinh doanh thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm song trong những năm qua, chưa tính danh mục tiền và các khoản tương đương tiền, chỉ riêng lượng tiền dùng để đầu tư tài chính tại Sun Life Việt Nam luôn lớn hơn nợ phải trả của doanh nghiệp.

Cụ thể, tính đến 31/12/2022, nợ phải trả tại Sun Life Việt Nam ghi nhận gần 7.123 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm. Tuy nhiên, chưa tính danh mục tiền và các khoản tương đương tiền, chỉ riêng lượng tiền dùng để đầu tư tài chính tại Sun Life Việt Nam (bao gồm ngắn hạn và dài hạn) đã lên đến hơn 7.723 tỷ đồng.

Đối với Prudential, năm 2022, tổng doanh thu của Prudential đạt 34.610 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu thuần từ hoạt động bảo hiểm 30.557 tỷ đồng; doanh thu hoạt động tài chính hơn 4.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của Prudential đạt 3.636 tỷ đồng, gấp khoảng 7,7 lần so với lợi nhuận năm 2021.

Báo cáo tài chính năm 2022 của Prudential cho thấy, tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần đạt 11,91%, tăng mạnh so với mức 1,67% của năm 2021. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn sở hữu đạt 18,78%, gấp hơn 6 lần so với năm 2021.

Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Prudential năm 2022 giảm tới 10.400 tỷ đồng so với năm 2021. Việc giảm chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là một trong những yếu tố góp phần giúp Prudential đạt lợi nhuận lớn năm 2022.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm MB Ageas (MB Ageas Life), năm 2021, công ty đạt tốc độ tăng trưởng 68% so với năm 2020 với doanh thu khai thác mới là 2.119 tỷ đồng. Kênh Bancassurance đạt vị trí Top 5 thị trường bảo hiểm năm 2021, giúp MB Group giữ vững vị trí Top 1 về Bancassurance.

Thế nhưng, lợi nhuận sau thuế của MB Ageas Life liên tục giảm so với các năm. Cụ thể, năm 2020 đạt gần 260 tỷ đồng, sang năm 2021 ghi nhận hơn 220 tỷ đồng và cuối năm 2022 chỉ đạt hơn 64 tỷ đồng.

Hà Phương - Huy Tùng

Theo kinhtexaydung.petrotimes.vn Copy
Ngân hàng tích cực đảo nợ trái phiếu, vì sao?

Ngân hàng tích cực đảo nợ trái phiếu, vì sao?

Vài tháng trở lại đây, nhiều ngân hàng như: OCB, BIDV, ABBank,... đẩy mạnh mua lại trước hạn trái phiếu cũ, đồng thời phát hành lượng lớn trái phiếu mới.
Vốn đầu tư thực hiện của các dự án FDI cao kỷ lục

Vốn đầu tư thực hiện của các dự án FDI cao kỷ lục

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trong 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đã đạt mức cao kỷ lục hơn 15,9 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023 .
Ngân hàng ACB: Nợ xấu tăng cao, đảo nợ hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu?

Ngân hàng ACB: Nợ xấu tăng cao, đảo nợ hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu?

Ngân hàng TMCP Á Châu (ngân hàng ACB) vừa đẩy mạnh mua lại trước hạn trái phiếu cũ, đồng thời phát hành lượng lớn trái phiếu mới trong bối cảnh nợ xấu đang tăng mạnh, nhu cầu tín dụng thấp, lãi suất huy động và cho vay đều giảm.
Tập đoàn ngoại 'đổ tiền' vào trái phiếu doanh nghiệp Việt

Tập đoàn ngoại 'đổ tiền' vào trái phiếu doanh nghiệp Việt

Tập đoàn ngoại chi tiền khủng mua trái phiếu doanh nghiệp Việt, tuy nhiên tình hình tài chính của không ít doanh nghiệp phát hành trái phiếu còn hạn chế.
Ngân hàng Nhà nước phát hành thêm 20.000 tỷ đồng tín phiếu

Ngân hàng Nhà nước phát hành thêm 20.000 tỷ đồng tín phiếu

Trong 4 phiên giao dịch vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng tổng cộng gần 50.000 tỷ đồng ra khỏi hệ thống ngân hàng thông qua kênh tín phiếu.
Lãi suất cho vay đã giảm nhưng vẫn chưa đủ hấp dẫn phần đông người mua nhà

Lãi suất cho vay đã giảm nhưng vẫn chưa đủ hấp dẫn phần đông người mua nhà

Xu hướng hấp thụ tín dụng trái chiều trên thị trường thời gian gần đây cho thấy, mức lãi suất cho vay hiện tại đã trở nên dễ tiếp cận hơn với các chủ đầu tư trong khi vẫn chưa đủ hấp dẫn người mua nhà, theo chuyên gia.
Cổ phiếu Vingroup (VIC) chạm đáy 6 năm

Cổ phiếu Vingroup (VIC) chạm đáy 6 năm

Cổ phiếu VIC của tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) giảm sàn về mức 46.500 đồng cp. Quy mô vốn hóa của Tập đoàn Vingroup giảm còn hơn 177.348 tỷ đồng (gần 7,3 tỷ USD).
Novaland bất ngờ duyệt chi mua hơn 2.300 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Novaland bất ngờ duyệt chi mua hơn 2.300 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Theo phương án vừa được phê duyệt, Novaland sẽ mua lại 2.252 tỷ đồng trong số 5.543 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã NVLH2232001 và 94 tỷ đồng trong số 231 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã NVLH2232002 . Tổng giá trị trái phiếu mua lại theo mệnh giá là 2.346 tỷ đồng.
Bất động sản Biz
Bất động sản Biz