Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp bất động sản là cổ đông ngân hàng

Việc công khai cổ đông nắm từ 1% vốn điều lệ tại ngân hàng đã “phát lộ” nhiều doanh nghiệp bất động sản là cổ đông nắm giữ lượng cổ phần lớn tại nhiều ngân hàng.

Lộ diện thêm nhiều doanh nghiệp bất động sản là cổ đông ngân hàng

Đăng lúc: Bất động sản Biz

Việc công khai cổ đông nắm từ 1% vốn điều lệ tại ngân hàng đã “phát lộ” nhiều doanh nghiệp bất động sản là cổ đông nắm giữ lượng cổ phần lớn tại nhiều ngân hàng.

Theo quy định trước đây, các ngân hàng chỉ phải công khai thông tin của cổ đông lớn nắm giữ từ 5% vốn, hoặc sở hữu của lãnh đạo cùng người có liên quan. Tuy nhiên, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 đã yêu cầu phải công khai thông tin cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ. Đồng thời, danh sách người có liên quan cũng được mở rộng nhiều so với trước. Vì vậy hé lộ dần về cơ cấu sở hữu của các ông chủ phía sau các ngân hàng.

Đặc biệt, trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của các ngân hàng đã hé lộ nhiều đại gia trong ngành bất động sản.

Điển hình tại Ngân hàng Phương Đông (OCB), trong danh sách 20 cổ đông đang sở hữu gần 81% vốn của OCB có một loạt "ông lớn" bất động sản. Trong đó, Tổng Công ty Bến Thành nắm 4,98% vốn của OCB. Công ty Đầu tư Bình An House nắm 4,74%; Công ty CP Greenwave Capital sở hữu 4,46%; Công ty CP Đầu tư HVR nắm giữ 3,87%; Công ty CP Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Tây Ninh nắm 3,26% vốn OCB; Công ty Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận nắm 3,28%.

Một nhà băng khác là Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB) có Công ty CP Tập đoàn Gelex là cổ đông lớn nhất, đang sở hữu 174,7 triệu cổ phiếu EIB, tương đương 10% vốn ngân hàng.

Tập đoàn Gelex là một trong những tập đoàn đa ngành quy mô lớn tại thị trường trong nước. Ngoài các ngành kinh doanh cốt lõi như điện, vật liệu xây dựng, Gelex cũng là tên tuổi lớn trên thị trường bất động sản khu công nghiệp sau thương vụ thâu tóm Viglacera. Hiện Gelex có hơn 50 công ty thành viên.

Tại Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) cũng có một số doanh nghiệp bất động sản đang nắm vốn ngân hàng. Cụ thể, Công ty TNHH Hoàn Cầu nắm giữ 2,65% vốn Nam A Bank; Công ty CP Thương mại sản xuất Độc Lập nắm giữ 4,1%.

Danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn tại Nam A Bank. (Ảnh: Nam A Bank)
 

Còn tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã: TPB), Công ty CP Phát triển Bất động sản Dragon cũng đang nắm giữ 1,59% vốn ngân hàng.

Hay tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (mã: VIB) cũng có loạt doanh nghiệp bất động sản nắm giữ vốn như Công ty CP Beston nắm giữ 4,68% vốn; Công ty CP Uniben sở hữu 3,9% vốn và Công ty CP Cơ điện lạnh (REE) nắm giữ 1,99% vốn ngân hàng. Hiện tại, mảng bất động sản của REE được chia thành 2 phân khúc nhỏ là cho thuê văn phòng và phát triển bất động sản.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp bất động sản khác cũng đang nắm giữ vốn điều lệ ngân hàng như ABBank, MSB...

Mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản trong quá khứ để lại nhiều bài học lớn khi xuất hiện tình trạng “sân sau”. Vì vậy, việc công khai thông tin cổ đông từ 1% vốn tại ngân hàng đã “phát lộ” nhiều doanh nghiệp bất động sản sở hữu lượng cổ phần lớn cả trực tiếp và gián tiếp tại các nhà băng.

Giới chuyên gia nhận định việc công khai thông tin cổ đông là cần thiết để phòng ngừa chuyện đứng tên hộ, đầu tư "núp bóng", hạn chế tình trạng sở hữu chéo, thậm chí là thao túng ngân hàng. Đây có thể được xem là giải pháp hỗ trợ các cơ quan liên quan giám sát, thanh kiểm tra để đánh giá mức độ rủi ro của các tổ chức tín dụng.

Các chuyên gia của Chứng khoán VPBanks cho rằng, quy định công bố thông tin cổ đông từ 1% trở lên sẽ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn về cơ cấu sở hữu, từ đó đánh giá chính xác hơn rủi ro và tiềm năng của ngân hàng.

Mới đây nhất, vụ án Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và bà Trương Mỹ Lan gây rúng động khi Hội đồng xét xử xác định bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ đến 91,5% cổ phần SCB thông qua các cá nhân, pháp nhân đứng tên hộ. Bà Lan đã chỉ đạo lãnh đạo chủ chốt tại SCB và Vạn Thịnh Phát lập các hồ sơ khống, rút tiền từ SCB.

Sự liên quan mật thiết giữa Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và SCB gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế - một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại vốn đã nhức nhối nhưng không được giải quyết triệt để trong hơn một thập kỷ qua.​

Từ khóa: Bất động sản doanh nghiệp bất động sản cổ đông ngân hàng vốn điều lệ ngân hàng Luật các tổ chức tín dụng ngân hàng VIB cổ đông VIB TPBank Eximbank Ngân hàng Phương Đông Tập đoàn Gelex Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Batdongsanbiz

Trang Thông tin điện tử tổng hợp BatdongsanBiz.vn

Chịu trách nhiệm nội dung: Bùi Thị Thu Phúc

Địa chỉ VP: Tòa nhà Tuấn Hạnh Building, số 82 ngõ 116 Phố Nhân Hòa, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Phụ trách nội dung: Nguyễn Trọng Tuyến

Điện thoại: 091 368 1886
Email: Biz.batdongsan@gmail.com


Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0916 8888 58
Email: ngoisaomoimedia@gmail.com

Trang TTĐTTH của Công ty cổ phần Phát triển truyền thông Ngôi Sao Mới

Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên internet số 2808/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 28 tháng 7 năm 2021


Tòa nhà Tuấn Hạnh Building, số 82 ngõ 116 Phố Nhân Hòa, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Copyright © 2024 by Bất động sản Biz

Trang Thông tin điện tử tổng hợp BatdongsanBiz.vn

Chịu trách nhiệm nội dung: Bùi Thị Thu Phúc

Địa chỉ VP: Tòa nhà Tuấn Hạnh Building, số 82 ngõ 116 Phố Nhân Hòa, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Phụ trách nội dung: Nguyễn Trọng Tuyến

Điện thoại: 091 368 1886
Email: Biz.batdongsan@gmail.com


Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0916 8888 58
Email: ngoisaomoimedia@gmail.com

Trang TTĐTTH của Công ty cổ phần Phát triển truyền thông Ngôi Sao Mới

Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên internet số 2808/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 28 tháng 7 năm 2021


Tòa nhà Tuấn Hạnh Building, số 82 ngõ 116 Phố Nhân Hòa, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội