Bất động sản Biz

HoREA: Nên quy định ban hành bảng giá đất định kỳ 2-3 năm một lần

Thứ sáu, 19/05/2023 | 11:41 Theo dõi BĐS Biz trên

Góp ý về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đề nghị, không quy định ban hành “bảng giá đất hàng năm” mà nên quy định ban hành “bảng giá đất định kỳ 2-3 năm một lần.

Nghị quyết 18-NQ/TW đã chỉ đạo “Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất: Bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất. Trung ương xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra, giám sát các địa phương trong việc xây dựng bảng giá đất. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện giá đất. Có cơ chế hữu hiệu để nâng cao chất lượng công tác định giá đất, bảo đảm tính độc lập của hội đồng thẩm định giá đất, năng lực của tổ chức tư vấn xác định giá đất, năng lực và đạo đức của các định giá viên. Bổ sung, hoàn thiện các quy định bảo đảm công khai, minh bạch như: Công khai giá đất, bắt buộc giao dịch qua các sàn giao dịch, thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặt; xử lý nghiêm các vi phạm (…); Chính sách tài chính về đất đai phải bảo đảm hài hoà về lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; nghiên cứu có chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch. Rà soát chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, xây dựng chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất theo thông lệ quốc tế, phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện cụ thể và lộ trình thích hợp. Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang (…) Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất (…) Đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai; có chính sách khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất, nhất là thị trường cho thuê đất nông nghiệp. Hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản. Có cơ chế bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững; kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai…”.

Để “luật hóa” chủ trương của Nghị quyết 18-NQ/TW nhằm xây dựng hoàn thiện “chính sách tài chính về đất đai, giá đất” của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Hiệp hội kiến nghị không ban hành “bảng giá đất hàng năm” mà nên ban hành “bảng giá đất định kỳ 2-3 năm một lần”, nhưng để đảm bảo cho giá đất trong bảng giá đất luôn tiệm cận với giá đất trên thị trường thì phải đi đôi với việc tiếp tục quy định các “hệ số điều chỉnh giá đất”, trong đó có “hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm (hệ số k1)” (áp dụng từ ngày 01/01 hàng năm) để điều chỉnh “bảng giá đất”, hoặc “hệ số điều chỉnh giá đất khi thị trường giá đất có biến động (hệ số k2)”, hoặc “hệ số điều chỉnh giá đất khi Nhà nước quyết định thu hồi đất (hệ số k3)”, hoặc áp dụng “phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số k4) để định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các dự án bất động sản, nhà ở thương mại không phân biệt giá trị khu đất dưới hay trên 30 tỷ đồng theo Bảng giá đất, thay vì thuê đơn vị tư vấn thẩm định giá đất”. 

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, việc quy định ban hành “bảng giá đất định kỳ 2-3 năm một lần” là phù hợp với thực tiễn trình độ, năng lực của bộ máy hành chính, nhân lực, trang thiết bị công nghệ, phần mềm quản lý hiện nay, đi đôi với “định lượng, công thức hoá” việc “định giá đất cụ thể” để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất các dự án bất động sản, nhà ở, đô thị sẽ bảo đảm tính minh bạch, dễ hiểu dễ làm và không gây “rủi ro pháp lý” cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và người liên quan trong thực thi công vụ. 

Hiện nay, để xây dựng “bảng giá đất định kỳ 5 năm một lần” thì cấp tỉnh phải thực hiện trình tự, thủ tục với nhiều công đoạn và công việc rất chi tiết, phức tạp mất rất nhiều thời gian không dưới 06 tháng, nên việc xây dựng “bảng giá đất hàng năm” là không khả thi gây quá tải cho chính quyền các địa phương. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
 

"Hiệp hội nhận thấy, việc xây dựng “bảng giá đất hàng năm” sẽ gây quá tải cho chính quyền các địa phương, nhất là Sở (Phòng) Tài nguyên Môi trường và Sở (Phòng) Tài chính, Hội đồng thẩm định giá đất địa phương phải “loay hoay” xây dựng, thẩm định “bảng giá đất hàng năm” và cả Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Nếu quy định xây dựng “bảng giá đất hàng năm” thì vẫn phải thực hiện trình tự, thủ tục với nhiều công đoạn và các công việc cụ thể rất chi tiết, mất rất nhiều thời gian tương tự như thực hiện quy định xây dựng “bảng giá đất định kỳ 5 năm một lần” hiện nay. Quy định xây dựng “bảng giá đất theo khu vực, vị trí” là đúng và hợp lý, nhưng quy định “xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn” đối với nơi “có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất” là chưa khả thi và chưa phù hợp với thực tế vì hiện nay “chưa có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất” đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, được cập nhật theo thời gian thực", ông Lê Hoàng Châu cho biết.

Bên cạnh đó, giá đất trong Bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 gần như là quy định “mức giá trung bình của giá đất được xác định bằng bình quân của các mức giá giao dịch thực tế của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng trên thị trường thông qua thống kê tại một khu vực và trong một khoảng thời gian nhất định” và chỉ bằng 20-30% giá đất thị trường.

Quy định áp dụng “bảng giá đất” để “tính thuế sử dụng đất” chưa tiên lượng các đối tượng chịu thuế theo dự kiến vào khoảng năm 2025 thì Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ, Quốc hội xem xét Dự án Luật thuế tài sản (thuế nhà đất)

Quy định áp dụng “bảng giá đất” để “tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân” cùng với quy định của pháp luật về thuế quy định “thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định là giá chuyển nhượng từng lần” và chịu thuế suất 2% giá chuyển nhượng là chưa chính xác, chưa công bằng, người chịu thuế bị “thiệt”,  chưa phù hợp với nguyên lý của pháp luật về thuế thu nhập là “chỉ đánh thuế thu nhập khi có thu nhập chịu thuế” và cách thu thuế này chỉ “tiện” cho cơ quan thuế, nên cần phải bổ sung “theo quy định của pháp luật về thuế” vào quy định áp dụng “bảng giá đất” để “tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân”, đồng thời phải sửa đổi quy định của pháp luật về thuế hiện hành

Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, trường hợp chấp thuận quy định “bảng giá đất định kỳ 2-3 năm một lần” thì cần phải được điều chỉnh bằng các “hệ số điều chỉnh giá đất”, tương tự như việc thực hiện quy định “bảng giá đất định kỳ 5 năm một lần” của Luật Đất đai 2013.

Đức Hoài

Theo vnmedia.vn Copy
Tin bất động sản ngày 24/4: Lâm Đồng báo cáo về việc xử lý loạt dự án sai phạm tại Đà Lạt

Tin bất động sản ngày 24/4: Lâm Đồng báo cáo về việc xử lý loạt dự án sai phạm tại Đà Lạt

Thanh Hóa duyệt đồ án quy hoạch Khu công nghiệp 353ha; Doanh nghiệp mới thành lập muốn làm dự án KĐT hơn 2.000 tỷ đồng tại Thái Nguyên; Bình Định chấm dứt dự án sản xuất ván gỗ hơn 4.300 tỷ tại thị xã Hoài Nhơn… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Hà Nội: Tình trạng mất cân bằng cung - cầu của phân khúc căn hộ vẫn tiếp tục tồn tại

Hà Nội: Tình trạng mất cân bằng cung - cầu của phân khúc căn hộ vẫn tiếp tục tồn tại

Trong Q1/2024, thị trường căn hộ tại Hà Nội tiếp tục ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu, khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế. Chuyển biến trong tâm lý người mua được ghi nhận, dòng sản phẩm căn hộ đối với các đô thị lớn...
Tin bất động sản tuần qua: Cưỡng chế thu hồi khu đất 152 Trần Phú (TP HCM)

Tin bất động sản tuần qua: Cưỡng chế thu hồi khu đất 152 Trần Phú (TP HCM)

Hà Nội duyệt quy hoạch khu đô thị Sóc Sơn gần 630 ha; Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, xử lý việc "thổi giá" chung cư; Thái Nguyên sắp có khu đô thị hơn 200 tỷ đồng tại huyện Đại Từ...
Đề xuất giảm 70% thuế thu nhập doanh nghiệp với căn hộ nhà ở xã hội để bán, thuê mua

Đề xuất giảm 70% thuế thu nhập doanh nghiệp với căn hộ nhà ở xã hội để bán, thuê mua

Tại tọa đàm "Gỡ vướng phát triển nhà xã hội", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HOREA) cho rằng, thế hệ gen Z đang lựa chọn thuê thay vì...
Tin bất động sản ngày 19/4: Vũng Tàu thu hồi dự án nhà ở 5ha chậm tiến độ 14 năm

Tin bất động sản ngày 19/4: Vũng Tàu thu hồi dự án nhà ở 5ha chậm tiến độ 14 năm

Hưng Yên đấu giá hơn trăm suất đất, khởi điểm từ 10,2 triệu đồng/m2; Lâm Đồng xử phạt Tập đoàn Hoa Sen 120 triệu đồng; Khởi công dự án nhà xưởng cho thuê trong KCN hơn 3.000 tỷ đồng tại Bắc Ninh…là những tin tức bất động sản đáng chú ý
Tin bất động sản ngày 16/4: Loạt dự án ở Đà Nẵng được huy động vốn

Tin bất động sản ngày 16/4: Loạt dự án ở Đà Nẵng được huy động vốn

Trà Vinh điều chỉnh chủ trương dự án nhà ở 510 tỷ đồng; Sunshine Homes lên kế hoạch ra mắt 5 dự án trong năm 2024; Vinhomes Bắc Giang được bán 169 căn hộ cho người nước ngoài… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
TS Lê Xuân Nghĩa: Cần sớm xử lý để tránh phân khúc chung cư “nổ bong bóng”

TS Lê Xuân Nghĩa: Cần sớm xử lý để tránh phân khúc chung cư “nổ bong bóng”

Chia sẻ tại tọa đàm “Cơ hội đầu tư bất động sản với Luật Đất đai sửa đổi” đang được Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance tổ chức, sáng nay, 12/4, TS Lê Xuân Nghĩa cho biết, cần sớm xử lý để tránh phân khúc chung cư “nổ bong bóng”
Tin bất động sản tuần qua: Tập đoàn D-Park muốn làm khu đô thị gần 1.300 tỷ tại Bắc Giang

Tin bất động sản tuần qua: Tập đoàn D-Park muốn làm khu đô thị gần 1.300 tỷ tại Bắc Giang

Thanh Hoá đầu tư khu dân cư 800 tỷ đồng ở thị trấn Rừng Thông;Lâm Đồng xem xét chuyển mục đích sử dụng rừng để xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn; Huyện Đông Anh ( Hà Nội)...
Bất động sản Biz